Sự thật hòa thượng thích quảng đức tự thiêu

     
l xmlns:mso="urn:schemas-microsoft-com:office:office" xmlns:msdt="uuid:C2F41010-65B3-11d1-A29F-00AA00C14882">Ngụy Tạo Và Xuyên Tạc Về Cuộc Tự Thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức

Ngụy Tạo Và Xuyên Tạc Về Cuộc Tự Thiêu

Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức - Tại Sao ?

Pháp Lạc và Nguyễn Kha


*

(... tiếp theo phần đầu)

*

3.4 - Thông tín viên Malcolm Browne (1933 - ), nhân chứng thứ tư, nguyên là Trưỏng nhiệm sở của Thông tấn xã Mỹ Associated Press tại Sài Gòn. Ông là một trong những nhà báo ngoại quốc được thông báo trước để quan sát cuộc Tự thiêu của Ngài Quảng Đức. Tấm hình chụp cuộc tự thiêu của ông được giải thưởng World Press Photo of the Year (1963).

Bạn đang xem: Sự thật hòa thượng thích quảng đức tự thiêu

Malcom Wilde Browne sinh năm 1933 tại New York City, bang New York. Mẹ ông theo đạo Tin Lành Quaker còn cha ông là một kiến trúc sư Công giáo. Ông theo học Hóa học tại một trường Tin Lành Quaker nhưng bị động viên trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, và làm cho tạp chí quân đội Stars and Stripes hai năm tại chiến trường Thái Bình Dương. Sau đó, ông làm cho tờ Times Herald Record rồi chuyển qua làm cho hảng thông tấn Associated Press (AP) tại Baltimore từ năm 1959 đến 1961. Sau đó, ông được thăng chức làm Trưởng thông tín viên (Chief Correspondent) tại Đông Dương. Sau khi được giải thưởng Putlizer nhờ những tấm hình chụp cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức, và nhờ đó nhận được nhiều lời mời cọng tác, ông rời AP năm 1965.

Sau đó, ông còn làm việc cho đài truyền hình ABC, cho Đại học Columbia (NY), nhật báo The New York Times, tạp chí Discover. Năm 1991, ông cũng đã tham dự cuộc chiến Vùng Vịnh. Hiện nay, 11/2011, ông vẫn còn sống ở thành phố New York.

Ông đã xuất bản một tác phẩm về cuộc chiến Việt Nam (The New Face of War, Bobbs-Merrill, Indianapolis, 1965) và nhận nhiều giải thưởng báo chí, trong đó có World Press Photo of the Year (1963), Pulitzer Prize for International Reporting (1964), và giải George Polk về can đảm trong nghiệp vụ báo chí.

*
*

Trình tự cuộc tự thiêu (theo thứ tự từ ảnh 1 đến 9) Ảnh số (2)

Dùng từ khóa “Malcolm Browne” để truy tìm trên GoogleWikipedia ta được nhiều hình ảnh về chiến tranh Việt Nam của ông, và dĩ nhiên trong đó có những ảnh về cuộc Tự thiêu. Chín tấm ảnh đen trắng của Malcolm Browne được Word Press bố cục sắp xếp và đánh dấu từ (1) đến (9) ghi lại trình tự từ lúc Đại đức Thích Chơn Ngữ bắt đầu đổ xăng đến lúc các vị sư tìm cách cuốn thân xác đã cháy đen của Ngài Quảng Đức trong lá cờ Phật giáo.

Đặc biệt trong ảnh số (2), Đại đức Chơn Ngữ đã bước rời xa Ngài Quảng Đức và đi nhanh về hướng các Tăng Ni, để lại HT Quảng Đức một mình tìm cách tự quẹt diêm giữa vũng xăng lênh láng>

3.5 – Và nhân chứng thứ năm, nhà văn kiêm nhà báo David Halberstam (1934-2007), chuyên gia về những vấn đề Việt Nam cho nhật báo The New York Times tại Việt Nam trong những năm đầu thập niên 1960’. Ông có mặt tại hiện trường trong cuộc tự thiêu của Ngài Quảng Đức. Sau đó, ông tường trình lại cuộc tự thiêu nầy trên The New York Times và nhờ vậy được Giải thường báo chí Putlizer năm 1964, năm ông mới 30 tuổi.

David Halberstam sinh năm 1934 tại thành phố New York, bang New York. Ông tốt nghiệp Đại học Harvard năm 1955 và đã từng là chủ bút tờ báo The Harvard Crimson nỗi tiếng của trường nầy.

Ông bắt đầu nghề báo với tờ Daily Times Leader ở Mississipi. Ông đến Việt Nam năm 1962 với tư cách là một chuyên gia toàn thời về Việt Nam (full time Vietnam specialist) cho nhật báo The New York Times. Cùng với những đồng nghiệp như Neil Sheehan, Peter Arnett, Stanley Karnow, … ông đã tường trình sâu sát về chiến tranh Việt Nam, nhất là cuộc khủng hoảng Phật giáo kéo theo sự sụp đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Ông cũng là người khám phá ra âm mưu của ông Ngô Đình Nhu cho Lực lượng Đặc biệt giả dạng Quân đội VNCH tấn công chùa chiền để vu khống các tướng lãnh quân đội (During the Buddhist crisis, he and Neil Sheehan debunked the claim by the regime of Ngo Dinh Diem that the Army of the Republic of Vietnam regular forces had perpetrated the Xa Loi Pagoda raids, which the American authorities initially believed, and that instead, the Special Forces loyal to Diem"s brother Ngo Dinh Nhu had done so to frame the army generals).

Năm 1964, ông rời Việt Nam và được Giải thưởng Pulitzer năm mới 30 tuổi nhờ những phóng sự của ông về chiến tranh Việt Nam. Trong thập niên 1960’s, ông vẫn làm cho The New York Times để phúc trình về Phong trào Dân quyền của người da đen.

Xem thêm: 76 Năm Quốc Khánh 2/9: Google "Thay Áo" Chào Mừng Ngày Lễ Lớn Của Việt Nam

Ông đã viết 21 cuốn sách trong khoảng thời gian từ 1961 đến 2007. Những cuốn nổi tiếng có liên hệ đến Việt Nam là: The Making of a Quagmire: America and Vietnam during the Kennedy Era. McGraw-Hill. 1965; Ho. McGraw-Hill. 1971; The Best and the Brightest. Ballantine Books. 1972; October 1964. Ballantine Books. 1994.

*
Trong cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức, ông cùng có mặt tại hiện trường với Malcolm Browne. Sau đó ông kể lại trong The Making of a Quagmire, trang 211, New York, Random House, 1965, như sau:

"Tôi không muốn nhìn thấy cảnh đó thêm một lần nữa, một lần đã là quá đủ. Những ngọn lữa tỏa ra từ một con người, thân xác của vị sư từ từ khô héo dần và co quắp lại, đầu vị sư trở nên đen dần và hóa thành than. Không khí đượm mùi thịt người cháy; (thì ra) con người cháy nhanh một cách đáng ngạc nhiên. Tôi có thể nghe từ sau lưng tôi tiếng khóc thổn thức của những người Việt Nam đang tụ họp tại đó. Tôi đã quá sốc nên không khóc được, quá rối rắm nên không ghi chép hay hỏi han gì được, quá hoang mang đến nỗi thậm chí không thể nghĩ gì được. Khi vị sư ấy tự thiêu, bắp thịt của vị sư không hề cử động, vị sư không thốt ra một âm thanh nào, cái vẻ ngoài điềm tĩnh của vị sư thì trái ngược hẳn với đám đông khóc than chung quanh.”

(I was to see that sight again, but once was enough. Flames were coming from a human being; his body was slowly withering and shriveling up, his head blackening and charring. In the air was the smell of burning human flesh; human beings burn surprisingly quickly. Behind me I could hear the sobbing of the Vietnamese who were now gathering. I was too shocked to cry, too confused to take notes or ask questions, too bewildered to even think... As he burned he never moved a muscle, never uttered a sound, his outward composure in sharp contrast to the wailing people around him.)

Là một nhà văn nhậy cảm và một phóng viên sắc sảo cho tờ nhật báo đứng đầu nước Mỹ về nghiệp vụ thông tin, lại đứng ngay tại hiện trường chắm chú theo dõi, không thấy ông Halberstam đề cập gì đến động thái bất thường (như “vô hốn” hay “bị chích thuốc mê”) của Ngài Quảng Đức trước khi tự thiêu cả.

4- THỬ TÁI DỰNG SỰ THẬT VỀ DIỄN TIẾN CUỘC TỰ THIÊU

Trong khi chờ đợi hồ sơ chính thức của Phật Giáo Việt Nam, căn cứ trên các tài liệu và chứng tích của 4 trong 5 nhân chứng nói trên, ta có thể giải quyết một điểm tuy không ăn khớp với nhau trong lời kể nhưng lại quan trọng về tình trạng tâm thần của HT Quảng Đức ngay trước phút tự thiêu:

Nhân Chứng

Vật liệu bật lửa

Động thái tưới xăng

Động thái bật lửa

ThT. Thích Đức Nghiệp

hộp quẹt bao diêm

ĐĐ. Thích Chơn Ngữ

bao diêm

ĐĐ Chơn Ngữ “đổ xăng lên đầu”

HT Quảng Đức “mở hộp diêm rút 5, 6 que rồi quẹt mạnh”

Ô. Nguyễn Văn Thông Ảnh+Bài)

hộp quẹt (đá lữa)

bao diêm

Ảnh T1: Sau khi được tưới xăng, Ngài Quảng Đức ngồi một mình

HT Quảng Đức “bật quẹt (đá lửa) do ướt xăng nên không cháy, nên ông nhận cái hộp quẹt khác rồi bật tiếp” và “chính tay mình châm lửa tự thiêu”

Ô. Malcolm Browne (Ảnh số N)>

Ảnh (2): không biết hộp quẹt (hay bao diêm)

Ảnh (1): một vị sư đổ xăng lên đầu

Ảnh (2): rồi vị sư bỏ đi

Ảnh (2) và ảnh (3): Ngay trước và ngay sau khi phực lửa, HT. Quảng Đức ngồi kiết già chỉ một mình

Nhận xét: Tuy ĐĐ Chơn Ngữ không nhắc đến hộp quẹt (lighter/briquet) trong lởi kể của mình, nhưng cả TT Đức Nghiệp lẫn ông Nguyễn Văn Thông đều có nhắc đến có hai nguồn bật lửa là hộp quẹt bao diêm. Hơn nữa, ông Thông còn kể lại một chi tiết đáng nhớ là hộp quẹt (đá lửa) do ướt xăng nên không cháy, vì vậy Ngài Quảng Đức phải xài hộp diêm (phù hợp với mô tả “mở hộp diêm rút 5, 6 que rồi quẹt mạnh” của ĐĐ Chơn Ngữ). Điều nầy chỉ để chứng tỏ rằng ngay cả vào những giây phút quyết liệt cuối cùng, HT Quảng Đức vẫn rất tỉnh táo, tự mình biết tìm giải pháp khi bị trở ngại để quyết tâm đạt được mục đích tự thiêu của mình.

Bây giờ thì ta có thể tạm thời thử tái hiện cuộc tự thiêu của Ngài Thích Quảng Đức một cách hợp lý và sát với sự thật nhất theo trình tự sau đây:

Trong khi cố gắng tái dựng lại diễn tiến cuộc tự thiêu, chúng tôi thấy có ba điểm nổi bật:

(a) Quyết định tự thiêu của Ngài Quảng Đức là một quyết định hoàn toàn cá nhân, xuất phát từ tâm nguyện riêng của Ngài muốn cúng dường đạo pháp để cứu nguy cho Phật giáo Việt Nam. Quyết định nầy được ấp ủ từ lâu, bắt nguồn từ chứng nghiệm tình hình Phật giáo đồ và chùa chiền bị đàn áp lúc bấy giờ, và đã được thể hiện thành văn từ trước, dù bị các vị lãnh đạo Phật giáo từ chối.

(b) Sau khi Ngài Quảng Đức ngồi kiết già, người tưới xăng lên mình Ngài là Đại đức Thích Chơn Ngữ, thế danh là Huỳnh Văn Hải. Sau khi tưới xăng xong thì Đại đức bỏ đi về hướng các Tăng Ni để Ngài ngồi lại một mình trên vũng xăng. Ngài Quảng Đức bèn bật hộp quẹt (lighter/briquet) do TT Đức Nghiệp trao cho nhưng vì hộp quẹt đẩm ướt xăng nên không bắt cháy. Do đó, Ngài vẫn đủ tỉnh táo để lấy nhiều que diêm trong hộp diêm (matchbox/boîte d’allumette)  do TT Đức Nghiệp dúi vào tay từ trước, chập lại vào nhau, bật lên, lửa mới bắt đầu bùng cháy phựt lên.

(c) Thật ra, để tái dựng một cách trung thực cuộc Tự thiêu, chúng ta cần một cuốn phim được quay tại hiện trường vào lúc đó. Truy tìm trên Google và các nguồn khác, chúng ta chỉ được những tấm hình tĩnh (still photos) của Browne và ông Nguyễn Văn Thông. Và dĩ nhiên có một số Video ngụy tạo mà chúng tôi sẽ phân tích ở phần sau. Tuy nhiên, có một Video ở trong nước, theo góc quay thì có vẽ là của một cơ quan nào đó của chính quyền VNCH cũ hơn là của Phật giáo, nay được phát hình lại như phim tài liệu ở trong nước. Theo chúng tôi thì có lẽ đây là phim động duy nhất của người Việt Nam còn được lưu trữ . Rất tiếc đây là loại phim đen trắng rất cũ, lại có vẻ đang “quay lén”, nên không rõ ràng. Và chẳng giúp cho chúng ta xác lập được những diễn biến chi tiết ngay trước khi lửa phựt cháy. Rồi đây, khi cuốn phim đó được bạch hóa, và được xem phiên bản gốc, hy vọng chúng ta sẽ có nhiều chi tiết hơn.

5- NHỮNG NGỤY TẠO VÀ XUYÊN TẠC – BÓC TRẦN HAI LỜI VU KHỐNG

Ngoài rất nhiều tài liệu ngụy tạo và xuyên tạc sự thật về tình hình Phật giáo dưới chế độ Diệm, những bài viết vu khống và phỉ báng cấp lãnh đạo cao cấp của Phật giáo Việt Nam (đã mất hay còn sống, cả ở trong lẫn ngoài nước), những bài gọi là “nghiên cứu lịch sử” hạ cấp phê phán Giáo pháp của Đức Phật, … đặc biệt có hai cuốn phim được phát tán trên YouTube để trực tiếp phủ nhận ý nghĩa cao cả của cuộc tự thiêu của Hoà thượng Thích Quảng Đức, cuộc tự thiêu dẫn đến sự sụp đổ của một chế độ giáo trị phản dân tộc và phản thời đại, chế độ Ngô Đình Diệm:

■ Thứ nhất là Video “A shot in ‘Mondo Cane 2’ ” với tựa đề “Saigon 1963 với vụ tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức”.

Đây là một video ngụy tạo rất vụng về, hiện trường và diễn viên có lẽ tại Thái lan hoặc Cambốt, nhưng tên tiếng Việt của Video (“Saigon 1963 với vụ tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức”) cũng như thông tin đi kèm (phát hành ngày 30 tháng 11 năm 1963 tại Ý) là chỉ cốt lạc dẫn người xem mà thôi.

Xin đọc bài phân tích “Clip HT Quảng Đức tự thiêu diễn lại: từ điểm nhìn chuyên môn”của tác giả Minh Thạnh, trong đó ông đã chỉ ra gần 30 điểm dàn dựng giả mạo của Video nầy ( http://www.phattuvietnam.net/diendan/16902.html ).

Không rõ phim có thật do hai người Ý làm không, làm năm nào, và không biết thuyết minh tiếng Ý mang nội dung gì, nhưng khi dàn dựng cho có vẻ Việt Nam (nhân vật, khung cảnh, trang phục, diễn tiến sự cố … lại đan chen thêm những clip thật như đoạn bà Ngô Đình Nhu để tạo hỏa mù) lại đặt tiêu đề là “Saigon 1963 với vụ tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức” thì rõ ràng những người chế tạo ra đoạn phim video này nhắm đối tượng là khán giả Việt Nam (nhất là người Việt Nam chỉ xem một lần rồi không quan tâm đến biến cố 1963 nầy nữa) với một ý đồ rõ rệt: Vụ tự thiêu của vị sư Thích Quảng Đức là cao điểm của một vụ bạo loạn chống chính quyền với sự đồng ý của lực lượng … cảnh sát ! (vì Cảnh sát đã không vào cứu vị sư mà ngược lại, còn giữ trật tự cho vị sư được tự thiêu).

Điều thắc mắc duy nhất là tại sao (những) người thực hiện đoạn phim video nầy lại phạm quá nhiều sơ hở như thế ? Ai xem cũng biết đó là phim dàn dựng, đó là phim ngụy tạo một sự thật lịch sử ! Thế mà vẫn cho phổ biến để được những người chống phá Phật giáo phát tán thì những người thực hiện đó có ý đồ gì ?

Dưới đây, chúng tôi xin bổ túc thêm (cho bài viết của tác giả Minh Thạnh) một số sai lầm khác của Video nầy (Xin xem ghi chú dưới các tấm ảnh):

*
 
*
 
*
 
*

V0.03 - Tên phim bằng tiếng Mỹ Thông tin về cuốn phim V0.19 Bảng đường sai tiêu chuẫn V1.06 Sai tiếng Mỹ, trật tiếng Việt

*
*
 
*
 
*
 

V1.32 Không đúng toà Đại sứ Mỹ V1.41 Không đúng quân phục V1.56 Không đúng cổng chùa Xá Lợi V2.13 Clip thật hình bà Nhu

*
 
*
 
*
 
*
 

V2.49 Sư bị bắt vào xe bóng loáng ! V5.18 Cạo tóc bằng dao cạo điện V6.13 Chùa Nam tông tại Cambốt ?! V6.30 Cảnh sát đứng … nhìn

*
 
*
 
*
 
*

V6.53, 6.54, 6.55 6.56 liên tục - Đúng vào thời điểm bật lửa (V6.55) thì đầu một vị sư che mất HT Quảng Đức ! Vì sao ? Muốn dấu gì ? “người” tự thiêu là một hình nộm ? Hay là người thật nhưng bị …chích thuốc mê man (drugged) ?

■ Thứ nhì là Video “TỰ THIÊU ?” với tựa đề “Thích Quảng Đức – THICH QUANG DUC”.

Video nầy do VIETNAMSAIGON75 phóng lên YouTube ngày 3 tháng 5 năm 2010. Trừ đoạn quay bà Ngô Đình Nhu tuyên bố với báo chí Mỹ về vụ tự thiêu của HT Quảng Đức (“barbecued” / nướng sư) là động, phần còn lại của video dùng những hình ảnh tĩnh để làm nền cho thuyết minh và thêm chữ bằng tiếng Việt. Phim dài 4 phút 21 giây.