Sim beeline tỷ phú 099 có 1 tỷ trong tài khoản

     
Thời đại bùng nổ thông tin và cạnh tranh trong kinh doanh, ở một góc độ nhất định nào đó, người tiêu dùng đang được hưởng lợi. Thế nhưng, đã không ít người dùng... khóc với số tiền tỷ, nhìn thấy nhưng sử dụng theo kiểu để dành.

Tỷ phú bất đắc dĩ

Hiện nay, nhiều người sử dụng hai số điện thoại của hai mạng khác nhau. Số người sử dụng ba số của ba mạng khác nhau cũng không ít. Số điện thoại di động của Vinaphone, Mobifone, Viettel phổ biến đến mức, ba mạng này, có chương trình khuyến mại gì, ai cũng biết, vì nó được quảng cáo rất rộng rãi.

Trên thực tế, năm nào, các mạng điện thoại cũng "tung ra" những chiêu khuyến mại giá cước khá hấp dẫn để thu hút người sử dụng; đã sử dụng rồi, có thể thêm thuê bao để sử dụng dịch vụ mới. Ba nhà mạng trên còn "mạnh tay" cho phép, một chứng minh thư nhân dân đăng ký tối đa là 5 số thuê bao.

*

Anh Nguyễn Hoàng Danh, nhân viên công ty tư nhân ở Hà Nội cho biết: "Kinh tế của bản thân không dư dả, tôi tìm các chương trình khuyến mại điện thoại di động để sử dụng. Tôi có đến bốn máy điện thoại, cái nào cũng không quá 500.000 đồng. Đại lý gần nơi tôi ở đang khuyến mại Gmobile. Hy vọng mình sử dụng được một số để "đổi gió" nên tôi chủ động chọn sim. Thực tế, tôi đang dùng sim tỷ phú 2".

Bạn đang xem: Sim beeline tỷ phú 099 có 1 tỷ trong tài khoản

Cũng theo anh Danh, vì quá nhiều số khuyến mại, số Vinaphone và Mobifone có thể gọi cho nhau, không mất tiền cước; số Viettel chỉ gọi cho Viettel thì được khuyến mại; Vietnammobi chỉ khuyến mại cuộc gọi nội mạng... nhiều lúc không nhớ, máy nào mạng nào, gọi lung tung, thế là cuối tháng, Danh bị tính và thu tiền cước lên tới vài trăm nghìn đồng, trong khi tiền khuyến mại vẫn còn cả tỷ bạc.

Về sim tỷ phú 2, anh Danh kể: "Khi Beeline tung ra gói cước tỷ phú 1, tôi cùng cô bạn gái mua một cặp sim, để tiện tâm tình mà vẫn tiết kiệm. Từ đó, bất kể lúc nào trong ngày, tôi cũng bị bạn gái "tra tấn" điện thoại đến mức trong đầu xuất hiện cảm giác khó tả".

Khác với anh Danh, chị Hoàng Thanh Hà (Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội) lại vướng vào nỗi khổ tiền bạc vì khuyến mại. Chị Hà có tới bốn sim khuyến mại của bốn mạng điện thoại di động khác nhau nhưng chỉ có ba máy điện thoại, vì thế việc nhầm lẫn trong việc gọi điện giữa các mạng là chuyện khó tránh khiến số tiền cước hàng tháng của chị có khi bị đẩy lên khủng khiếp.

Theo chị Hà, ngoài ra, còn một số chuyện khác, nếu người không biết nhiều về các gói cước khuyến mại thì sẽ "ngã" người khi biết một sự thật, hôm trước có 1 tỷ đồng trong tài khoản, qua một đêm gọi điện, tài khoản đã bị trừ hơn 100 triệu đồng. Quá nhiều người thắc mắc, sao sử dụng điện thoại hơn cả tỷ phú thật thế? Nhưng không phải vậy, sử dụng gói cước tỷ phú cho phép gọi điện thoại miễn phí nội mạng.

Tỷ phú của dịch vụ "lởm"?

Hoàng Văn Thái, 24 tuổi, làm việc tại tập đoàn kinh tế lớn (ở Hà Nội) bộc bạch: "Tôi có bốn năm kinh nghiệm dùng sim điện thoại di động khuyến mại, cũng là tỷ phú tiền điện thoại khuyến mại nhưng tháng nào cũng phải đóng ít thì 300.000 đồng, nhiều thì 500.000 đồng tiền cước điện thoại. Thế nên, theo tôi "nhà mạng" tung dịch vụ khuyến mại chỉ là chiêu trò để thu hút thuê bao cho họ mà thôi. Tôi bỏ các sim khuyến mại vài tháng rồi, vì qua sử dụng, tôi thấy dịch vụ của loại hình này "lởm" lắm.

Anh Hoàng Văn Hùng, một công chức ở Hà Nội thừa nhận: "Mốt gọi điện thoại "quên ngày tháng" rộ lên khi hãng viễn thông thứ 7 nhập cuộc và tung ra thị trường gói BigZero. Mới đầu, nó có tác dụng khá tích cực, làm "đổi gió" thị trường viễn thông đôi chút. Sau đó, nó bất tiện vô cùng. Vì mải "tám chuyện", nhiều người chểnh mảng công việc.

Vì ỷ lại vào khuyến mại, nhiều người "buôn" điện thoại ở mức không cần thiết làm những giờ cao điểm, sóng bị chập chờn... Ngoài ra, tôi thấy, rất khó kiểm soát việc trừ cước sim khuyến mại của "nhà mạng". Tôi đã tham khảo nhiều người, ai cũng nói, sim khuyến mại gọi nhanh hết tiền, hình như bị trừ tiền cước cuộc gọi vô tội vạ...

*

Đua nhau khuyến mại.

Xem thêm: Điểm Chuẩn Ngành Ngôn Ngữ Anh 2019 (Xét Học Bạ Lớp 12): Trường Đh Ngoại Ngữ

Phù hợp với người có thu nhập thấp?

Hiện nay, theo thống kê, có bảy mạng dịch vụ điện thoại di động đang hoạt động tại nước ta. Ba mạng di động quen thuộc là Vina, Mobi và Viettel. 4 mạng khác thay đổi, sát nhập... và cũng “tung” ra nhiều gói cước khuyến mại nhất để thu hút thuê bao, cạnh tranh với ba mạng chính. Qua tìm hiểu của PV thì giới trẻ và người có thu nhập thấp hưởng ứng khá nhiệt tình các chương trình khuyến mại điện thoại di động của các mạng. Họ tìm dùng vì nhu cầu kinh tế và nhu cầu cần được chia sẻ nhiều hơn người khác.

Thế nhưng, họ đâu biết những cuộc gọi vào các thời gian không hợp lý đã gây phiền toái cho người nhận, tạo ra sự khó chịu cho người xung quanh.

Bà Nguyễn Thị Tý (ở Từ Sơn, Bắc Ninh), chủ nhà trọ lớn, chuyên cho sinh viên, công nhân thuê, than thở: "Cậu công nhân tên Hoài, ngày đi làm, đêm về rì rầm điện thoại với người yêu đến 1, thậm chí 2h sáng. Lúc đầu tôi thấy bình thường, sau đó, chẳng ai thích trọ cùng phòng cậu ta. Thấy thế, tôi phải nhắc khéo thì cậu ấy mới chuyển đi".

Theo thống kê, chỉ trong vòng 3 năm trở lại đây, số mạng di động chia sẻ gói cước rẻ gọi miễn phí nội mạng có phân khúc thị trường nhất định. Tổng số thuê bao sử dụng các gói cước miễn phí nội mạng của các hãng viễn thông đạt con số gần 20 triệu, kèm theo đó, lưu lượng cuộc gọi cũng tăng lên. Điều đó chứng tỏ, các gói cước giá rẻ, khuyến mãi vẫn thu hút và phù hợp với túi tiền của nhiều khách hàng.

Lê Anh