Sự thật chuyện rắn khổng lồ "báo oán" ở công trường đường cao tốc quảng ninh

     

(ĐSPL) Chuyện rắn báo thù và giết đi đứa con trẻ mới đầy 6 tháng tuổi con của người đàn ông chuyên bắt và ăn thịt rắn được người dân làng An Truyền ( Thừa Thiên- Huế) bàn tán xôn xao. Câu chuyện được người dân thêu dệt hết sức li kì, mang đầy tính liêu trai, nhưng đằng sau cái chết con của người ăn thịt rắn vẫn có rất nhiều điều kì bí, không lý giải được.Bạn đang xem: Thực hư ‘rắn thần’ báo thù khiến 12 người chết

Cha săn rắn, con chết tức tưởi vì bị… “báo oán”

Chuyện kể rằng từ ngày anh Đoàn Văn Qúy (quê ở làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, TT-Huế) bắt đầu làm nghề đánh bắt cá bằng xung điện, hễ cứ mỗi ngày ra đồng, anh đều bắt rắn về nhà làm thịt rồi cho cả nhà ăn. Ngày nào cũng vậy, ăn đến nỗi cả nhà khi nhắc đến thịt rắn ai cũng khiếp đảm. Một hôm, anh đang trên đường đi bắt rắn về nhà, thấy cặp rắn to như “thanh xà, bạch xà xuất” hiện trước cổng nhà. Thấy rắn lạ, cả nhà anh lấy đùi, lấy gậy gộc ra xua đuổi cả đôi rắn đi. Được một lúc, đôi rắn tự nhiên biến mất.

Bạn đang xem: Sự thật chuyện rắn khổng lồ "báo oán" ở công trường đường cao tốc quảng ninh

Kể từ ngày đôi “thanh xà, bạch xà” ngự trị chễm chệ trước cổng báo hiệu điềm dữ đến, trong đầu ông Qúy nghĩ đến câu thành ngữ, lẽ nào: “Cẩu xuất gia, xà nhập trạch”, điềm xấu lại đến? Cứ vào chập choạng tối, gia đình anh Qúy lại thấy con rắn học trò xuất hiện. Cứ đến nửa đêm thì nhiều loài rắn khác nhau lại bò về. Anh Qúy cho biết, công việc đánh bắt cá thường xuyên phải đi đêm, nhưng cứ nửa đêm khi đánh bắt cá về lại thấy rắn xuất hiện. Trong các loài rắn, rắn học trò tuy rất hiền, nhưng hễ có ai chọc giận rắn thì rắn sẽ cắn, mà đã cắn thì cắn đến chết.


*

Góc rắn nằm

Hết rắn học trò, đến rắn hổ mang cụt đuôi. Lần cụ rắn cụt đuôi xuất hiện gần đây nhất và được cả nhà ông Qúy chứng kiến nhất là vào tháng 9/2012. Chuyện kể rằng vào thời điểm đó trùng vào dịp rằm tháng 8/2012, khi cả nhà ông đang làm lễ cúng cô hồn. Đúng giờ hành lễ, ông Quý tiến đến thắp hương trên bàn thờ Phật thì bất giác rùng mình nhìn thấy con rắn đen, to bằng cổ chân, dài bằng khoảng 1m, có điều con rắn này lại cụt đuôi…nằm khoanh tròn chễm chệ dưới chân tượng Phật. Biết “ngài” về thăm nhà, ông Qúy vộ vàng thắp nhang, quỳ gối niệm Phật cầu cho rắn đừng hại người. 

Đáng sợ nhất là vài hôm sau, trong lúc đang ngủ, nửa đêm đứa con thứ 3 trong gia đình anh bỗng hét đựng lên, khóc mãi không chịu nín, khóc cho đến sáng thì ngất đi rồi chết. “Sau khi đứa con thứ 3 chết, đứa con trai út lại nhác chơi (đau), nó cũng khóc giống như thằng thứ 3 rứa, hét đựng lên, khóc cả đêm, nhưng lần này tôi ra lấy hương thắp và khấn vài thì lại hết. Chừ hắn đã bình thường và đang học lớp 3 – Ông Qúy nhấn mạnh.

Xem thêm: Những Lợi Ích Của Việc Tắm Biển Có Tác Dụng Gì ? ​Biển Rất Có Lợi Cho Sức Khỏe Con Người

 Sự thật… “rắn cụt đuôi báo thù”?


*

Nói về chuyện tinh xà báo thù, ông Qúy cho biết, nguyên nhân cũng do tôi lúc đó giết rắn quá nhiều, nên bây giờ rắn vè báo thù để giết cả nhà tôi. Sau khi đứa con thứ 3 của tôi chết, con rắn cụt đuôi trông rất dữ tợn vẫn hàng tháng viếng về xung quang nhà, rồi bò qua bàn thờ nhà họ Đoàn của tôi như lăm le, tìm kiếm cơ hội báo thù tiếp. Cũng kể từ đó, ngày nào, giờ nào rảnh rỗi, tôi và cả vợ và các con cũng mua nhang thắp hương khấn vái, xin rắn đừng về nữa. Anh Qúy nhấn mạnh: “Có sao tôi nói vậy, sự thật là như thế, còn chuyện 2 con rắn xuất hiện ở cổng là tinh xà về báo mộng hay rắn do con tôi “hiện hồn” về thì tôi không biết”.

Chuyện ông Qúy giết rắn, mang rắn về làm thịt cho con cái và cả nhà ăn làm rắn tìm mò về nhà gây xôn xao cả xóm làng. Người thì cho đây là điềm dữ, nhưng có người lại quan niệm đó là điềm lành bởi năm đó, làng An Truyền năm đó bất ngờ được trúng mùa.

Những truyền thuyết về 3 con rắn chứa đầy những câu chuyện hư hơn thực. Những con rắn có thể có thực, nhưng rắn hiển linh về báo thù thì có thể bị gia đình và người dân thổi phồng lên, cũng có thể vì cái chết của đứa con quá bất đắc và đứa con út của ông Qúy đau đớn liên miên mà ông “nhìn gà hóa cáo”. Tuy nhiên, người làng An Truyền vẫn không thể nào quên, đây là ngôi làng có rất nhiều loài rắn tìm về trú ngụ nhất tỉnh Thừa Thiên – Huế. Và câu chuyện này lại được người dân làng đồn thổi, một đồn 10, mười đồn 100…là làng săn rắn, rắn báo thù. Ngay cả ông Qúy vẫn kể rất chi tiết chuyện “có một cặp rắn hổ mang” sau khi bị một người dân trong làng giết chết, con rắn còn lại đêm nào cũng về báo thù, dân làng An Truyền sợ đến nỗi hễ mỗi lần ở trong nhà hay ra đường trên đầu đều phải trết bùn, đội nón vì sợ bị rắn cắn trúng đầu.

NGỌC TRÂN

Bạn đang đọc bài viết Thực hư "rắn thần báo oán" tại Thừa Thiên Huế tại chuyên mục Đời sống của Tạp chí Đời sống và Pháp luật. Mọi thông tin góp ý phản hồi xin gửi về hòm thư dsplonline.toasoan