Academic contributions to the unesco 2019 forum on education for sustainable

     
(GDVN) - Đó là nhận định của chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang trước thừa nhận của PepsiCo về việc nhập nguyên liệu từ Trung Quốc sản xuất trà Ô long Tea+.

Bạn đang xem: Academic contributions to the unesco 2019 forum on education for sustainable


*
Pepsico luôn quảng cáo rằng trà Ô long Tea+ Plus có "chất lượng Nhật Bản" mà lờ đi thông tin "nguyên liệu từ Trung Quốc".

Thông tin này khiến người tiêu dùng trong nước sửng sốt, bởi lâu nay theo quảng cáo của PepsiCo Việt Nam về sản phẩm trà Ô long Tea+ thì đây là sản phẩm được sản xuất theo công nghệ, nguyên liệu Nhật Bản…

Chính từ lời giới thiệu, quảng cáo này, dễ hiểu tại sao sản phẩm trà Ô long Tea+ mau chóng được người tiêu dùng lựa chọn. Nói cách khác, có thể sự lựa chọn của người tiêu dùng trước đây vì họ không biết trà Ô long Tea+ được sản xuất từ nguyên liệu nhập từ Trung Quốc.

Lời thừa nhận trên không chỉ niềm tin người tiêu dùng bị ảnh hưởng, nhiều ý kiến cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước về thực phẩm cần xử lý nghiêm các doanh nghiệp“lập lờ”, không minh bạch nguồn gốc nguyên liệu, sản phẩm.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, TS. Nguyễn Thanh Phong cho biết: Hiện các văn bản pháp luật chưa có quy định như vậy.

*

Nghi án Pepsi cùng nhiều doanh nghiệp trốn thuế hàng trăm tỉ USD

(GDVN) - Theo đó, Pepsi, IKEA, FedEx và 340 công ty quốc tế khác được cho là đã ngầm thỏa thuận bí mật với chính phủ Luxembourg để được hưởng mức thuế ưu đãi cao nhất.

Xem thêm: Cửa Hàng Thời Trang Nữ K&K Fashion Cmt8, K&K Fashion

“Chất lượng sản phẩm không phụ thuộc vào nguồn gốc nguyên liệu. Ví dụ, gạo Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản để làm bánh vẫn là bánh của Nhật chứ không thể nói đó là bánh của Việt Nam. Bánh đó được làm theo tiêu chuẩn của Nhật Bản”, TS. Nguyễn Thanh Phong cho biết.

TS. Nguyễn Thanh Phong cho biết, theo giải trình doanh nghiệp, hiện Pepsi Co Việt Nam đang là công ty của Nhật Bản (Công ty Suntory Holdings Ltd., một công ty đồ uống và thực phẩm dinh dưỡng tại Nhật Bản chiếm đến 51% cổ phần PepsiCo Việt Nam - PV), vì thế sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn của Nhật.

“Quan điểm của Cục An toàn thực phẩm, nếu sai phải xử lý nghiêm khắc nhưng quả thật những giải trình của doanh nghiệp và chiếu theo quy định pháp luật hiện nay doanh nghiệp không vi phạm”, TS. Nguyễn Thanh Phong cho biết.

Nhìn góc độ thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm, chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang cho rằng, cách làm của Suntory Pepsico là sai nguyên tắc tiếp cận thị trường.

Theo ông Quang, nếu doanh nghiệp đàng hoàng, tự tin nguyên liệu sản phẩm đạt chất lượng cho dù có nguồn gốc từ đâu nên thẳng thắn công khai minh bạch.

Nguyên liệu sản phẩm từ Trung Quốc đâu phải xấu, sản phẩm của Trung Quốc được cả thế giới tiêu thụ. Vấn đề của Suntory Pepsico là không minh bạch, đánh lừa người tiêu dùng... điều này gây tổn hại thương hiệu doanh nghiệp.

Theo đó, nếu công khai nguồn gốc nguyên liệu từ đầu, người tiêu dùng thử sử dụng sản phẩm nếu tốt sẵn sàng bỏ tiền mua. Ngược lại, việc giấu giếm thông tin sẽ khiến sản phẩm của Suntory Pepsico dễ bị người tiêu dùng cho rằng “treo đầu dê bán, thịt chó” hay “mác Nhật lõi Trung Quốc”… Tóm lại, người tiêu dùng mất thiện cảm với Suntory Pepsico và sản phẩm trà Ô Long Tea+.