Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản

     

(tiengtrungquoc.edu.vn) - Tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ mới ban hành, Bộ Xây dựng có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư, kiểm tra, thanh tra đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật; Bộ Tài chính thanh tra, kiểm tra việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình, dự án hoàn thành.

Bạn đang xem: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản


Nghị định số 10/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về phương thức quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (dự án PPP). Theo đó, Nghị định điều chỉnh phương thức quản lý đối với chi phí sơ bộ, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng; định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng; quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư, của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.


*
*
*
*


 Hoạt động đầu tư xây dựng sẽ được giám sát, thanh tra, kiểm tra của nhiều bộ, ngành. Ảnh: PV&BT

Đồng thời, điều chỉnh phương thức quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế; thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã được ký kết; quy định tại Nghị định này và pháp luật về quản lý sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Nghị định số 10/2021/NĐ-CP nêu rõ, việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 132 Luật Xây dựng và khoản 50 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, phù hợp với từng nguồn vốn để đầu tư xây dựng, hình thức đầu tư, phương thức thực hiện, kế hoạch thực hiện của dự án và quy định của pháp luật liên quan.

Xem thêm: Tối 19/11, Diễn Ra Nguyệt Thực Xảy Ra Khi Nào ? Nguyệt Thực Là Gì

Nhà nước ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; quy định các công cụ cần thiết để chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan áp dụng, tham khảo trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, gồm: định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, xuất vốn đầu tư xây dựng, chỉ số giá xây dựng; giá vật liệu xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, đơn giá nhân công xây dựng...

Về phương thức quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng, Chính phủ giao Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng. Hướng dẫn về nội dung, phương pháp xác định và quản lý, kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình. Ban hành định mức xây dựng; công bố suất vốn đầu tư xây dựng, giá xây dựng tổng hợp, chỉ số giá xây dựng quốc gia, định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản để tính giá ca máy... Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Trong khi đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng bố trí vốn cho các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công; tổng hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm của quốc gia. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư, kiểm tra, thanh tra đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công. Thanh tra, kiểm tra việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình, dự án hoàn thành.