Phương pháp giải bài tập hóa học dạng đồ thị ôn thi đại học

     

Sử dụng phương pháp đồ thị để giải bài tập không còn xa lạ với chúng ta, nhưng để truyền đạt và hướng dẫn học sinh sử dụng được phương pháp này khi giải bài tập là một việc khó.

Bạn đang xem: Phương pháp giải bài tập hóa học dạng đồ thị ôn thi đại học

Các dạng bài tập sử dụng được phương pháp đồ thị tương đối phong phú, ở cả khối 10, 11 và 12. Trong đề thi Đại học trước đây và đề thi THPTQG gần đây luôn có câu bài tập liên quan đến đồ thị. Khi học sinh không biết cách làm những dạng bài tập này sẽ thấy vướng mắc khiến các em rất khó hiểu, đặc biệt với dạng đề trắc nghiệm khách quan buộc học sinh phải làm bài trong thời gian ngắn.

Có rất nhiều phần trong hóa học giáo viên có thể sử dụng đồ thị để đưa ra bài tập cho học sinh hoặc dùng đồ thị để giải quyết các bài tập. Điều này giúp các em có cái nhìn cụ thể, rõ ràng và khái quát nhất về bản chất của bài toán đặc biệt là các phản ứng xảy ra. Ví dụ như bài toán về sục khí SO2, CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 và Ca(OH)2; hoặc sục khí SO2, CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp các chất KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2; hay là bài toán đổ từ từ đến dư dung dịch kiềm vào dung dịch muối nhôm; điện phân. Tất cả những bài toán này chúng ta có thể hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp đồ thị để giải một cách nhanh nhất, khắc phục được một số nhược điểm của những phương pháp thông thường trước đây.

 Trong suốt quá trình dạy học tôi luôn những trăn trở tìm ra cách để truyền đạt đến các em học sinh phương pháp giải các bài toán bằng đồ thị một cách dễ hiểu nhất.

Xem thêm: Giá Xe 5 Chỗ Máy Dầu : 10 Hãng Xe Lớn Đã Chính Thức Bỏ Động Cơ Diesel

Bằng thực tế giảng dạy của mình đối với các lớp học sinh và rút kinh nghiệm, tôi đã nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn học sinh tiếp cận phương pháp đồ thị để giải nhanh một số dạng bài tập hóa học ” giúp các em học sinh tháo gỡ vướng mắc của mình khi làm bài tập, đặc biệt có những cách làm nhanh nhất phù hợp với dạng bài tập trắc nghiệm khách quan hiện nay. Đối với mỗi đối tượng học sinh tôi xây dựng và giới thiệu ở mỗi dạng khác nhau. Tuy phương pháp này có thể áp dụng ở cả ba khối lớp THPT nhưng trong nghiên cứu đề tài của mình tôi giới thiệu đến hai khối lớp 11 và 12. Học sinh khối lớp 11 tôi giới thiệu hai dạng toán có thể sử dụng phương pháp đồ thị để các em giải các bài tập trong phần kiến thức CO2 đồng thời cũng là hành trang để làm các bài tập có liên quan đến kiến thức lớp 12 như hợp chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ. Học sinh khối 12 tôi cũng xây dựng và giới thiệu cho các em hai dạng bài tập về hợp chất của nhôm. Do đặc thù học sinh các lớp tôi dạy đa số có học lực khá và trung bình nên khi đưa ra những dạng bài tập cho học sinh tôi chỉ đưa những dạng đơn giản phù hợp với lực học của các em. Đặc biệt trong mỗi dạng bài tập mà tôi giới thiệu luôn có cách xây dựng đồ thị bài toán theo từng bước và công thức tính nhanh mà khi nhìn vào đồ thị học sinh nào cũng có thể áp dụng để làm bài tập ngay.

 


*
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh tiếp cận phương pháp đồ thị để giải nhanh một số dạng bài tập Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên