Phương pháp dạy học bàn tay nặn bột ở tiểu học

     
CHUYÊN ĐỀ CẤP HUYỆN PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP " BÀN TAY NẶN BỘT"Ngày 26 tháng 12 năm 2018, được sự chỉ đạo của Phòng giáo dục huyện Hoa Lư, trường Tiểu học Ninh Vân tổ chức chuyên đề dạy học phương pháp “Bàn tay nặn bột” cấp huyện. Về dự chuyên đề, rất vinh dự cho nhà trường có Sở Giáo dục: Nhà giáo ưu tú Phạm Thanh Toàn, phó giám đốc Sở giáo dục Ninh Bình cùng các đồng chí chuyên viên Sở. Về phía Phòng giáo dục huyện Hoa Lư có đồng chí Nguyễn Thị Hà Minh nhà giáo ưu tú- Trưởng phòng giáo dục cùng các đồng chí phó phòng, chuyên viên Phòng giáo dục huyện Hoa Lư , các Đ/C Phó hiệu trưởng chỉ đạo chuyên môn cùng các tổ trưởng tổ chuyên môn các trường trên toàn huyện có mặt đông đủ. Các bậc phụ huynh của lớp 3B, 4D cũng được mời về dự.Chuyên đề phương pháp bàn tay nặn bột gồm hai phần: Phần thứ nhấtDự giờ hai tiết tại lớp 3B, 4D; phần thứ hai thảo luận tại hội trường.Buổi chuyên đề đã thành công tốt đẹp.( Sau đây là các hình ảnh và nội dung lý thuyết buổi chuyên đề)   

*

Việc hình thành cho học sinh một thế giới quan khoa học và niềm say mê khoa học, sáng tạo là một mục tiêu quan trọng của giáo dục hiện đại khi mà nền kinh tế tri thức đang dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới.

Bạn đang xem: Phương pháp dạy học bàn tay nặn bột ở tiểu học

Phương pháp “Bàn tay nặn bột” (BTNB) là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học. Tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản chất vấn đề.

Chương trình “Bàn tay nặn bột” là sự quy trình hóa một cách logic phương pháp dạy học, dẫn dắt học sinh đi từ chưa biết đến biết theo một phương pháp mới mẻ là để học sinh tiếp xúc với hiện tượng, sau đó giúp các em giải thích bằng cách tự mình tiến hành quan sát qua thực nghiệm. Phương pháp này giúp các em không chỉ nhớ lâu, mà còn hiểu rõ câu trả lời mình tìm được. Qua đó, học sinh sẽ hình thành khả năng suy luận theo phương pháp nghiên cứu từ nhỏ và hình thành tác phong, phương pháp làm việc khi trưởng thành.

*

1. Khái quát về Phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”

Phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” là gì?

- Phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” (BTNB), tiếng Pháp là La main à la pâte – viết tắt là LAMAP; tiếng Anh là Hands-on, là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi – nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên.

- Phương pháp này được khởi xướng bởi Giáo sư Georges Charpak (Giải Nobel Vật lý năm 1992).

- Theo phương pháp BTNB, dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình.

BTNB chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho HS bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra…

Với một vấn đề khoa học đặt ra, HS có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.

Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác BTNB luôn coi HS là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của GV.

Mục tiêu của BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của HS. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho HS.

*

2. Tiến trình dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”

`Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.

- Là một tình huống do giáo viên chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học

- Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học.

- Câu hỏi phải phù hợp với trình độ học sinh, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò của học sinh.

- Giáo viên phải dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng.

Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.

- Giáo viên khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật, hiện tưởng mới.

- Giáo viên cho học sinh trình bày bằng nhiều hình thức: viết, vẽ, nói, ….

Xem thêm:

- Giáo viên không nhất thiết phải chú ý tới các quan niệm đúng, cần phải chú trọng đến các quan niệm sai.

Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.

3.1 Đề xuất câu hỏi.

- Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu, GV giúp HS đề xuất câu hỏi.

- GV cần khéo léo chọn lựa một số biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp từ đó HS đặt câu hỏi liên quan đế bài học.àđể giúp học sinh so sánh

3.2 Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu.

- Từ những câu hỏi của HS, GV nêu câu hỏi cho HS đề nghị các em đề xuất thực nghiệm để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đó.

- GV ghi chú lên bảng các đề xuất của HS để các ý kiến sau không trùng lặp.

- Khuyến khích HS tự đánh giá ý kiến nhau hơn là ý kiến của GV nhận xét.

Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu

- Quan sát tranh và mô hình và ưu tiên thực nghiệm trên vật thật

- Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu, GV giúp HS đề xuất câu hỏi.

- GV cần khéo léo chọn lựa một số biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp từ đó HS đặt câu hỏi liên quan đế bài học.àđể giúp học sinh so sánh

Bước 5: Kết luận kiến thức mới.

*

3. Dạy học theo phương pháp " bàn tay nặn bột" cần chú ý những nguyên tắc gì?

1. Học sinh quan sát một vật hoặc một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi, có thể cảm nhận được và tiến hành thực nghiệm về chúng.

2. Trong quá trình học tập, học sinh lập luận và đưa ra các lý lẽ, thảo luận về các ý kiến và các kết quả đề xuất, xây dựng các kiến thức cho mình, một hoạt động chỉ dựa trên sách vở là không đủ.

3. Các hoạt động giáo viên đề ra cho học sinh được tổ chức theo các giờ học nhằm cho các em có sự tiến bộ dần dần trong học tập. Các hoạt động này gắn với chương trình và giành phần lớn quyền tự chủ cho học sinh.

4. Tối thiểu 2 giờ một tuần dành cho một đề tài và có thể kéo dài hoạt động trong nhiều tuần. Tính liên tục của các hoạt động và những phương pháp sư phạm được đảm bảo trong suốt quá trình học tập tại trường.

5. Mỗi học sinh có một quyển vở thí nghiệm và học sinh trình bày trong đó theo ngôn ngữ của riêng mình.

6. Mục đích hàng đầu đó là giúp học sinh tiếp cận một cách dần dần với các khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học, kĩ thuật...kèm theo một sự vững vàng trong diễn đạt nói và viết.