Phóng xạ beta

     

Khái niệm: Phóng xạ Beta là phóng xạ mà theo đó sinh ra một hạtβ(electron hoặc positron).

Bạn đang xem: Phóng xạ beta

- Phóng xạβ-sinh ra một hạt electron, đi kèm với một phản hạt neutrino.

- Phóng xạβ+sinh ra một hạt positron, đi kèm với một hạt neutrino.


Khái niệm: Phóng xạ là quá trình phân rã tự phát của một hạt nhân không bền vững, đồng thời phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác. Trong đó, hạt nhân tự phân rã gọi là hạt nhân mẹ, hạt nhân được tạo thành sau phân rã gọi là hạt nhân con.

Đặc điểm:

- Có bản chất là một quá trình biến đổi hạt nhân.

- Có tính tự phát và không điều khiển được.

- Là một quá trình ngẫu nhiên.

Phóng xạα:

Hạt nhân mẹXphân rã thành hạt nhân conY, đồng thời phát ra tia phóng xạαtheo phản ứng sau:

XZA→YZ-2A-4+H24e

Tiaαlà dòng các hạt nhânH24echuyển động với tốc độ vào cỡ20000km/s.Quãng đường đi được của tiaα trong không khí chừng vài centimeter và và trong vật rắn chừng vài micrometer.

Phóng xạβ-:

Phóng xạ β-là quá trình phát ra tiaβ-. Tiaβ-là dòng các electron(e-10).

Thực chất trong phân rãβ-còn sinh ra một hạt sơ cấp (gọi là phản hạt neutrino).

Phóng xạβ+:

Phóng xạ β+là quá trình phát ra tiaβ+. Tiaβ+là dòng các positron(e10). Positron có điện tích+evà khối lượng bằng khối lượng electron. Nó là phản hạt của electron.

Thực chất trong phân rãβ+còn sinh ra một hạt sơ cấp (gọi là hạt neutrino).

- Hai quá trình phóng xạβ+vàβ-phát ra các hạte-10vàe10chuyển động với tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng, tạo thành các tiaβ+vàβ-. Các tia này có thể truyền đi được vài meter trong không khí và vài milimeter trong kim loại.

Phóng xạγ:

Hạt nhân chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái có mức năng lượng thấp hơn và phát ra bức xạ điện từγ, còn gọi là tiaγ. Các tiaγcó thể đi qua được vài meter trong bê tông và vài centimeter trong chì.

Tiaγcó khả năng đâm xuyên lớn hơn nhiều so với tiaα, β.

Xem thêm: Cát Bụi Mai Quốc Việt Cát Bụi (13 Giọng Ca Sĩ), Mai Quốc Việt

So sánh đặc điểm giữa tiaα, β, γ:

- Trong điện trường:

+ Tiaαbị lệch về phía bản tụ dương.

+ Tiaβlệch nhiều hơn tiaα, trong đó tiaβ-lệch về phía bản tụ dương và tiaβ+lệch về phía bản tụ âm.

+ Tiaγkhông bị lệch trong điện trường đều.

- Khả năng ion hóa:

+ Tiaα> Tiaβ> Tiaγ

- Khả năng đâm xuyên:

+ Tiaαβγ


Khái niệm: Phân hạch là phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn (hai hạt nhân trung bình), kèm theo một vài neutron phát ra. Phản ứng phân hạch là phản ứng tỏa năng lượng, đồng thời cũng gây ô nhiễm môi trường (phóng xạ).

VD:n01 + U92235 → U92236 → I53139 + Y3994 + 3n01 +γ

- Mỗi hạt nhân U92235 khi phân rã tỏa năng lượng khoảng200 MeV.

- Một vài nhiên liệu cơ bản của công nghiệp năng lượng hạt nhân: U92235, U92238, P94239u.

- Các sản phẩm của phân hạch là những hạt nhân chứa nhiều neutron và phóng xạ β-.

- Là loại phản ứng thường dùng trong các nhà máy hạt nhân.

*

( Nhà máy Cattenom)

Sau mỗi quá trình tạo ra thêm 2 hạt neutron : gọi k là bội số phân hạch (hệ sốn01 sau phản ứng).

+ Khi k 1 đây là phản ứng dây chuyền không kiểm soát sinh ra một lượng rất lớn và nguy hiểm. Nguyên nhân chính gây ra vụ nổ hạt nhân.

Khối lượng tới hạn : là khối lượng cần thiết của nguyên liệu phóng xạ để phản ứng có thể xảy ra


Khái niệm: Tia Gamma ký hiệu làγ, là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao. Tiaγkhông lệch về cực nào của tụ điện, bản chất như tia sáng.

Tiaγcó khả năng ion hóa mạnh trong môi trường vật chất, đồng thời cũng mang nhiều năng lượng nhất so với sóng radio, vi sóng, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X.

Tiaγsinh ra từ các phản ứng hạt nhân, gồm có:

- Quá trình phân rã các đồng vị có tính phóng xạ, VD: đồng vị KaliK40.

- Tương tác giữa các hạt cơ bản, hay va đập của neutron vào hạt nhân, hay va đập của neutron UraniU235gây vỡ hạt nhân này.


Các chủ đề liên quan

Bài 3: Phóng xạ. Vấn đề 1: Lí thuyết phóng xạ. Vấn đề 10: Bài toán liên quan đến tuổi của thiên thể. Vấn đề 11: Bài toán liên quan đến tuổi của mẫu đá. Vấn đề 12: Tuổi của mẫu vật có nguồn gốc cacbon. Vấn đề 13: Năng lượng phản ứng phóng xạ. Vấn đề 2: Bài toán về khối lượng còn lại, khối lượng đã phân rã. Vấn đề 3: Bài toán số hạt còn lại, số hạt đã bị phân rã. Vấn đề 4: Bài toán liên quan đến phần trăm chất bị phân rã, còn lại. Vấn đề 5: Bài toán liên quan đến số hạt nhân con đã tạo thành. Vấn đề 6: Bài toán liên quan đến khối lượng hạt nhân con. Vấn đề 7: Bài toán liên quan đến tỉ số hạt nhân con và hạt nhân mẹ. Vấn đề 8: Bài toán liên quan đến tỉ số khối lượng hạt nhân con tạo ra giữa hai thời điểm. Vấn đề 9: Bài toán tính hoạt độ phóng xạ. Bài 4: Phản ứng phân hạch.