Phong tục đón tết của người hoa

     
Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn nhất trong năm của người Trung Quốc. Vào dịp này, mọi người đều tất bật chuẩn bị cho Tết, trong đó có vài phong tục đón Tết đặc biệt.

Bạn đang xem: Phong tục đón tết của người hoa


*
Ảnh: Xinhua

Không chỉ được tổ chức ở Trung Quốc, người Hoa đi đến đâu sẽ có cộng đồng riêng đến đó, đồng thời cũng mang theo Tết đến vùng đất khác. Nhiều năm nay, Tết người Hoa cũng được tổ chức sôi nổi ở Mỹ, Canada, Úc…

Dọn dẹp nhà cửa

Từ giữa tháng 12, trên khắp đất nước Trung Quốc, người dân đã tất bật sắm Tết. Mọi người mua sắm quần áo mới, đồ trang trí nhà cửa, mua thực phẩm cất trữ. Vài ngày trước Tết, họ sẽ bắt tay vào lau dọn, làm mới mọi góc trong nhà với ý niệm xua đi những thứ cũ kĩ, chào đón may mắn vào nhà.

*
Ảnh: Straitstimes.

Dán câu đối đỏ

Người Trung Quốc còn có truyền thống dán hai câu đối đỏ lên trước của nhà. Phong tục này được bắt đầu từ thời nhà Tống (năm 960 – 1279) và được lưu truyền đến tận ngày nay. Trong quan niệm của người Trung Hoa, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, nên câu đối của họ thường viết trên giấy đỏ với hy vọng chào đón một năm mới an lành, ấm áp.

*
Ảnh: Tripsavvy.

Tiễn ông Táo về trời

Ngày 23 tháng Chạp, người Trung Hoa sẽ làm lễ cúng ông Táo và thả cá chép đưa ông về trời. Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cách sống của mọi người dưới hạ giới. Lễ cúng ông Táo thường bao gồm trái cây, bánh kẹo, đốt giấy hình ông Táo.

*
Ảnh: Pinterest

Bữa cơm đoàn tụ vào đêm giao thừa

Bữa cơm đoàn tụ của gia đình người Trung Hoa thường diễn ra vào đêm giao thừa. Bữa tiệc cuối năm này thường được tổ chức ở nhà trưởng tộc hoặc nhà riêng. Mâm cỗ thường có nhiều món ăn, trong đó không thể thiếu nhất là cá và gà. Ở một số vùng của Trung Quốc, người ta có thói quen ăn để thừa cá lại qua đêm, vì có câu “niên niên hữu dư” (năm năm có dư) phát âm gần giống với “niên niên hữu ngư”. Họ tin rằng ăn để dư cá lại thì năm sau mới may mắn về tiền tài.

*
Ảnh: Earthstoriez.

Xem Gala mừng năm mới

Sau bữa tối, người Trung Hoa sẽ quây quần bên nhau xem chương trình Gala mừng năm mới của đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV. Từ năm 1983, Đài CCTV giữ truyền thống mỗi năm phát sóng Gala mừng năm mới. Đến nay, đây là một trong những chương trình được xem nhiều nhất vào dịp Tết cổ truyền của người Trung Quốc.

*
Ảnh: CCTV

Chương trình thường bao gồm các tiết mục biểu diễn của người nổi tiếng, các vở hài kịch về chủ đề năm mới hoặc tổng kết về năm cũ, mang đến cho khán giả cảm giác thoải mái, vui vẻ vào đêm giao thừa.

Xem thêm: Top 50 Em Bé Dễ Thương Đáng Yêu Kute Nhất Thế Giới, Bé Gái Dễ Thương

Đốt pháo hoa

Pháo hoa thường được đốt từ nửa đêm giao thừa cho đến thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Pháo của người Trung Hoa có tiếng nổ rất lớn. Người ta tin rằng tiếng pháo có thể dọa các linh hồn xấu xa, ngăn cản chúng mang lại những điều xui rủi.

*
Ảnh: vnexpress.net

Một số địa phương cấm pháo hoa, nên nhiều năm gần đây người ta sẽ thường xem pháo hoa thông qua tivi.

Ăn sủi cảo

Trong dịp Tết Nguyên đán, người Trung Quốc nhất định phải ăn sủi cảo. Sủi cảo mang ý nghĩa tạm biệt năm cũ, nghênh đón mùa xuân mới. Nhân bánh được làm từ hỗn hợp thịt lợn băm và rau củ, được gói trong vỏ bánh làm bằng bột mỳ. Đôi khi, người ta sẽ bỏ một đồng xu vào chiếc bánh ngẫu nhiên, ai ăn được chiếc bánh có tiền xu thì sẽ gặp được nhiều may mắn trong năm mới.

*
Ảnh: Eraholidays

Ăn mặc trang trọng

Năm mới là dịp để người lớn và trẻ con mặc quần áo mới. Người Trung Quốc trước đây thường mặc áo màu đỏ hoặc màu vàng để mong gặp nhiều may mắn. Ngày nay thì chỉ cần kiểu dáng đẹp, sang trọng và mới là được. Người ta tránh mặc màu đen vào ngày đầu năm vì tin rằng màu đen tượng trưng cho điềm xui rủi.

*
Ảnh: Goody feed.

Đi chùa đầu năm

Người Trung Quốc thường đi chùa hoặc đền thờ vào ngày đầu năm để thắp hương và cầu may mắn. Một số người còn muốn rút xăm để nghe vận mệnh của mình vào năm mới. Cầm ống xăm khấn nguyện, sau đó lắc ống để rơi ra một thẻ xăm. Mang thẻ xăm này đến gặp các vị sư thầy hoặc thầy bói để nghe giải thích. Quẻ xăm đầu năm sẽ thêm niềm tin cho người nhận nếu nó tốt đẹp, nếu là điềm xấu thì sư thầy sẽ mách họ cách phòng tránh.

*
Ảnh: CNN

Đi chúc Tết

Tết cũng là dịp rảnh rang để người Trung Quốc thăm hỏi nhau. Những ngày đầu năm, người Trung Quốc sẽ đến thăm nhà bạn bè, họ hàng, có thể cùng nhau ăn bữa cơm nếu đúng dịp và uống rượu, nói những lời cầu mong tốt đẹp cho gia chủ.

*
Ảnh: VNExpress.net

Bữa ăn năm mới với đầy đủ thành viên trong gia đình

Trong bữa ăn này không thể thiếu món mỳ, vì sợi mỳ dài tượng trưng cho sự trường cửu. Cá cũng là một món ăn may mắn trong dịp Tết và cần phải ăn nguyên con. Người Trung Quốc cũng sẽ ăn quýt vào dịp đầu năm vì tên của nó trong tiếng Trung phát âm gần giống với “may mắn”.

*
Ảnh: Pamper

Lì xì mừng tuổi

Người Trung Quốc bỏ tiền mừng tuổi trong những chiếc phong bì màu đỏ xinh xắn, tặng cho người già, nguyện họ sống lâu hoặc lì xì cho trẻ con, mong chúng chăm ngoan, học giỏi.Người Trung Quốc cũng tính tuổi dựa theo năm mới, cứ qua năm mới là tính thêm một tuổi cho dù bạn có sinh vào giữa năm hay cuối năm đi nữa.