Phong bao lì xì 2018

     

Bên cạnh những mẫu lì xì handmade mang chất “trẻ”, vừa nghịch ngợm vừa ngộ nghĩnh, tinh nghịch đang trở thành xu hướng của mùa Tết Nguyên đán 2018 thì các kiểu phong bao mừng tuổi in họa tiết, hoa văn, tranh dân gian đậm sắc truyền thống văn hóa Việt cũng đang được nhiều người săn lùng để tặng nhau, đón “Tết con chó”.

Bạn đang xem: Phong bao lì xì 2018


Vài năm gần đây, thị trường phong bao lì xì Việt đã dần thoát li khỏi sự bao phủ của những mẫu hàng sản xuất đại trà, nhàm chán đến từ Trung Quốc. Không còn phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu, nhiều nhà sản xuất, đơn vị kinh doanh trong nước, thậm chí có những nhà bán lẻ đã tự thiết kễ những mẫu lì xì đậm phong cách Việt.

Từ những câu nói “thời thượng” của giới trẻ, phát ngôn được “xào nấu” của người nổi tiếng theo cách hài hước cho đến tranh dân gian, họa tiết “thuần Việt” đều có thể trở thành nguồn ý tưởng để các nhà thiết kế sáng tạo nên những kiểu phong bao lì xì độc đáo, không đụng hàng lại mang dấu ấn, phong cách, cá tính của người Việt.

Dường như trong khoảng 4-5 năm trở lại đây xuất hiện xu hướng “hoài cổ”, cùng đó là những dự án khôi phục, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Những dự án tiêu biểu có thể kể đến như triển lãm 12 dòng tranh dân gian tiêu biểu của Việt Nam do nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa thực hiện, dự án số hóa 250 mẫu hoa văn tiêu biểu của các triều đại phong kiến Việt Nam – Hoa văn Đại Việt – của nhóm các bạn trẻ Đại Việt Cổ phong, Họa Sắc Việt của Sriver trong việc số hóa các hoa văn, màu sắc trong tranh Hàng Trống để bảo tồn, lưu giữ và sử dụng trong thiết kế...

Và trong Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, các sản phẩm ứng dụng lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian được “tung ra” ồ ạt khi kho nguyên liệu số hóa, thông tin của văn hóa truyền thống được xây dựng, tạo thành “vốn” đủ dùng.

Năm 2017, sau khi ra mắt dự án Hoa văn Đại Việt, nhóm Đại Việt Cổ phong đã thiết kế các mẫu phong bao lì xì có hoa văn Việt để bán trong Tết Nguyên đán. Đây có thể nói là những phong bao lì xì hiện đại in hoa văn truyền thống đầu tiên của Việt Nam. Tiếp nối ý tưởng đó, năm nay Đại Việt Cổ phong tiếp tục mang đến các sản phẩm ứng dụng của Hoa văn Đại Việt cho Tết, ngoài phong bao lì xì còn có lịch để bàn, lịch treo tường, sổ tay, áo phông, áo nỉ mùa đông...

*

Các sản phẩm ứng dụng của Hoa văn Đại Việt cho Tết Nguyên đán 2018

*

Sổ tay in hoa văn Đại Việt

Họa sĩ Cù Minh Khôi (chủ nhiệm dự án Hoa văn Đại Việt) cho biết, năm ngoái các mẫu lì xì in hoa văn chim phượng thì ngăm nay đã có sự khác biệt lớn. Hoa văn được lấy từ trang phục cung đình triều Nguyễn gồm rồng, giao long, phượng và thủy ba. Tính đến nay đã có gần 10.000 đơn hàng đặt mua lì xì, gần hết số lượng in dự tính của nhóm. Các sản phẩm khác cũng không kịp sản xuất để bán.

Xem thêm: Dịch Vụ Làm Hộ Chiếu Tại Bình Dương, Thủ Tục Làm Hộ Chiếu Tại Bình Dương

“So với năm trước thì năm nay người tiêu dùng được lựa chọn nhiều sản phẩm hơn với mẫu mã đa dạng, đẹp mắt hơn. Mặc dù số lượng sản phẩm của năm nay lớn hơn năm ngoái nhưng lượng tiêu thụ nhanh, gấp nhiều lần năm ngoái cho thấy thị hiếu của người tiêu dùng Việt đang “khát” các sản phẩm văn hoá có tính thẩm mỹ, mang tinh thần và hơi thở truyền thống Việt” – anh Khôi nói.

Còn nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa (Giám đốc Bảo tàng gốm sứ Hà Nội) cho rằng in tranh lên lì xì là cách giúp văn hóa truyền thống được tiếp cận với nhiều người dân hơn vì nhu cầu tiêu dùng của lì xì lớn hơn tranh dân gian. Năm nay là năm đầu tiên chị Hòa in lì xì để bán, nhằm quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc tới đông đảo công chúng.

Chị Hòa cho rằng: “Văn hoá phải được hình thành từ thói quen, nếp nghĩ, như “mưa dần thấm lâu”. Khi được tiếp cận thường xuyên hơn, bằng cách này hay cách khác người tiêu dùng sẽ chấp nhận, thiện cảm hơn với tranh dân gian, từ đó kích thích nhu cầu sử dụng và mua tranh, giúp tranh dân gian thoát khỏi nguy cơ bị xóa sổ”.

Dưới đây là một số mẫu phong bao lì xì mang đậm bản sắc văn hóa Việt đang gây được sự chú ý và “săn lùng” từ giới trẻ và những người hoài cổ, yêu văn hóa truyền thống.

*

mẫu lì xì Tết Mậu Tuất 2018 mang hoa văn Đại Việt của nhóm Đại Việt Cổ phong

*

*

*

*

*

Những mẫu lì xì của Tết năm nay được thay đổi về bố cục và đưa vào những thiết kế khác, chất liệu cũng dày dặn hơn. Giá bán: 30.000 đồng/túi 10 chiếc

*

Lịch để bàn được rao bán với giá 65.000 đồng trên fanpage chính thức “Hoa văn Đại Việt”

*

Lịch để bàn, lịch treo tường, phong bao lì xì, sổ tay, áo... của Đại Việt cổ phong đã sẵn sàng đón Tết

*

Các dòng tranh dân gian Việt Nam lần lượt được đưa lên phong bao lì xì, công chúng yêu thích có thể liên hệ tìm mua tại page Facebook “Tranh Kim Hoàng”

*

Lì xì in tranh dân gian Kim Hoàng “Tiến tài Tiến lộc” là lời cầu chúc cho năm mới gia chủ được phát tài phát lộc, thăng quan tiến chức mà lại thư thái nhàn nhã

*

Bộ lì xì hai ông Phúc, Thọ mang thông điệp chúc năm mới an khang

*

*

Lì xì hình nghê – linh vật thuần Việt – lần đầu tiên ra mắt công chúng vào dịp Tết Mậu Tuất 2018

*

*

Sau nhiều năm nghiên cứu, nhóm tác giả đã tìm được các giá trị của linh vật Nghê vốn bị quên lãng trong một thời gian dài. Dự đoán mẫu lì xì hình nghê cũng trở thành một mặt hàng “hot” trong Tết này

*

Ở mẫu lì xì này, ý nghĩa của linh vật Nghê cũng được giải thích ngắn gọn

*

*

Tranh dân gian Hàng Trống biến hình thành một phong bao lì xì. Ý nghĩa của từng bức tranh được giải đáp ở mặt sau phong bao lì xì khiến người tiêu dùng vừa dễ hiểu tranh, vừa có thể chọn mẫu lì xì phù hợp với từng đối tượng.

*

*

*

*

Mẫu lì xì in hình Bộ tranh Tố nữ của tranh dân gian Hàng Trống

*

Lì xì in hình tranh Phú Quý của tranh dân gian Đông Hồ

*

Lì xì in hình tranh Vinh Hoa của tranh dân gian Đông Hồ

*

*

Hình ông Phúc – ông Thọ trong tranh Kim Hoàng

*

Con lợn trong tranh dân gian Kim Hoàng mang ý nghĩa ấm no, sung túc

Nếu người tiêu dùng biết, hiểu văn hóa truyền thống để đọc được nội dung, ý nghĩa từ những hoa văn cổ, của các bức tranh dân gian, từng tầng nghĩa, lời chúc tụng ẩn chứa trong đó thì mỗi phong bao lì xì này không chỉ có nhiệm vụ đơn giản là một vật chứa đựng mà chính nó sẽ trở thành một món quà đầy ý nghĩa, mang tới những lời chúc tốt đẹp nhất mà không cần dùng ngôn từ để diễn đạt. Chỉ một là đủ. Xưa kia các cụ ta chúc nhau cũng “lời ít, ý nhiều”, rất khéo léo và kín đáo như vậy.