Phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học

     

Ngành Quản lý Văn hóa (QLVH), trước đây còn gọi là ngành Văn hóa quần chúng, đào tạo chuyên môn về lĩnh vực Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật, có mã số 52220342, gồm các chuyên ngành: Quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa – xã hội; Tổ chức các hoạt động văn hóa - nghệ thuật; Quản lý hoạt động Âm nhạc; Quản lý hoạt động Sân khấu; Quản lý hoạt động Mỹ thuật và quảng cáo; Nghệ thuật dẫn chương trình; Đạo diễn sự kiện văn hóa... Do yêu cầu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, cho nên chương trình đào tạo ngày càng được hoàn thiện, chất lượng ngày càng được nâng cao. Việc đổi mới chương trình đào tạo, sẽ bắt đầu từ đội ngũ giảng viên, yếu tố con người được coi là “cái gốc của mọi công việc” là thành phần quyết định để nâng cao chất lượng đào tạo ngành quản lý văn hóa.

Bạn đang xem: Phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học

Từ khóa: Phát triển đội ngũ, ngành quản lý văn hóa, nhu cầu xã hội


1. Đặt vấn đề

Ngành Quản lý Văn hóa (QLVH) được hình thành ở Việt Nam từ năm 1959 tên gọi ban đầu là ngành Văn hóa quần chúng, sau nhiều lần đổi tên và đến nay có tên gọi ngành QLVH. được đào tạo từ trường Đại học Văn hóa Hà Nội (ĐHVH-HN) ban đầu chỉ đào tạo bậc trung cấp, đến 1977 bắt đầu đào tạo hệ cử nhân và đến nay ngành QLVH ngày càng phát triển. Nhiều cơ sở giáo dục đại học (GDĐH), đã mở ngành đào tạo bậc cử nhân đại học như: Đại học sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Đại học Nội Vụ, Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (ĐHVHTT&DL-TH), Đại học Vinh, Đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh (ĐHVH-HCM), Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội… Nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo cán bộ quản lý văn hóa có trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ ở bậc đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ngành văn hóa của cả nước. Chuyên ngành đào tạo gồm: Quản lý nghệ thuật và Chính sách văn hoá; Quản lý Văn hóa - xã hội; Quản lý nhà nước về gia đình; Quản lý hoạt động Âm nhạc; Quản lý hoạt động Sân khấu; Quản lý hoạt động Mỹ thuật và quảng cáo; Nghệ thuật dẫn chương trình; Đạo diễn sự kiện văn hóa và Tổ chức các hoạt động Văn hóa Nghệ thuật...Chặng đường 40 năm hình thành và phát triển, ngành QLVH không ngừng lớn mạnh, đa dạng hóa chuyên ngành và hình thức đào tạo. Đến nay trên sáu ngàn cử nhân đã được đào tạo từ cao đẳng đến đại học, đã trở về phục vụ nhiệm vụ của ngành văn hóa và các địa phương trong phạm vi cả nước và nước bạn Lào.

2. Một số khái niệm cơ bản

2.1. Phát triển đội ngũ

Khái niệm đội ngũ được dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách rộng rãi như “đội ngũ cán bộ, công chức, đội ngũ trí thức, đội ngũ y bác sỹ, đội ngũ giảng viên (ĐNGV)...”. Từ đội ngũ xuất phát theo cách hiểu của thuật ngữ quân sự đó là: “khối đông người được tập hợp lại một cách chỉnh tề và được tổ chức lại thành lực lượng chiến đấu”. Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng đều có chung một điểm là: một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay không cùng nghề nghiệp nhưng đều có chung một mục đích nhất định <1>. Như vậy, có thể nói đội ngũ là một tập thể gồm số đông người, có cùng lý tưởng, cùng mục đích, làm việc theo sự chỉ huy thống nhất, có kế hoạch, gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần.

Khái niệm đội ngũ giảng viên là một tập hợp những người làm nghề dạy học, giáo dục được tổ chức thành một lực lượng, cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tập hợp đó. Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ qui định của pháp luật, thể chế xã hội.

2.2. Phát triển đội ngũ giảng viên

` Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Phát triển là "biến đổi hoặc làm cho nó biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp hay rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp" <2, tr.759>. Phát triển trong giáo dục được hiểu là quá trình học tập nhằm mở ra cho những cá nhân những công việc mới dựa trên những định hướng tương lai của tổ chức.

Theo quan điểm phát triển đội ngũ của ngành giáo dục: "Phát triển đội ngũ là làm sao để có một lực lượng những người làm giáo dục đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng (nhân cách) đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và yêu cầu phát triển giáo dục nói riêng".

Phát triển đội ngũ giảng viên là tổng thể các phương pháp, biện pháp, cách thức, chính sách để hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ (đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu, có trình độ chuyên môn và năng lực nghề nghiệp, phẩm chất tốt) đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức. Một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển giáo dục đại học là phát triển nguồn nhân lực. Trong phát triển nguồn nhân lực của cơ sở giáo dục đại học thì giảng viên đóng vai trò trung tâm, là nhân tố quan trọng quyết định chất lương đào tạo của nhà trường.

Xem thêm: Anh Hùng Trái Đất - Phim Hoạt Hình Siêu Anh Hùng Giải Cứu Trái Đất

2.3. Ngành Quản lý văn hóa

Quản lý văn hóa (QLVH), là công việc của Nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, đồng thời nhằm phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng, cả nước nói chung <3, tr.25>. QLVH là sự tác động chủ quan bằng nhiều hình thức, phương pháp của chủ thể quản lý (Đảng, Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền) đối với khách thể (là mọi thành tố tham gia và làm nên đời sống văn hóa) nhằm đạt được mục tiêu mong muốn.

Ngành QLVH, một ngành khoa học đào tạo chuyên môn về lĩnh vực văn hóa, Ngành QLVH đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong hoạt động văn hóa trên phạm vi cả nước, gồm: quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thông tin tuyên truyền, quảng bá, xuất bản, dịch vụ văn hóa công cộng, thiết chế văn hóa (Chính phủ qui đinh) và tổ chức các hoạt động của sự nghiệp văn hóa như: đào tạo bồi dưỡng, sáng tác, biểu diễn, quản lý tốt tài sản, cơ sở vật chất và các phương tiện chuyên dùng, kinh doanh các dịch vụ văn hóa nhằm nâng cao mức hưởng thụ của nhân dân và hội nhập quốc tế <3, tr.1>. Chương trình đào tạo ngành QLVH ngày càng được hoàn thiện và đổi mới, đã dựa vào ba tiêu chí cơ bản sau: là ngành khoa học thực hành; chương trình đào tạo ngày càng được chuẩn hóa; phải gắn liền với sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và thiết bị hiện đại <4>.

2.4. Những thành tố của quá trình phát triển ĐNGV

Bao gồm "phẩm chất" và "năng lực", hai mặt này nó biểu hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong quá trình dạy học mà thể hiện rõ nét nhất là năng lực chuyên môn, khả năng điều khiển trong phạm vi trường học, uy tín trước tập thể sư phạm, khả năng ứng biến trong các tình huống sư phạm xã hội, trong đó vấn đề tổ chức thực hiện nhiệm vụ sẽ sáng tỏ được năng lực người giảng viên. Bên cạnh đó người giảng viên còn phải có phẩm chất về chính trị, tư cách đạo đức, tác phong sư phạm trước tập thể sư phạm, sinh viên, phụ huynh và các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường.

2.5. Nhu cầu xã hội

Hiện nay, khái niệm nhu cầu xã hội còn nhiều tranh luận và chưa đi đến thống nhất. Có quan điểm cho rằng đào tạo theo nhu cầu xã hội gồm: đào tạo theo yêu cầu của Nhà nước, các địa phương, nhu cầu của người sử dụng lao động, nhu cầu của người học và cả nhu cầu của phụ huynh học sinh. Song cũng có quan điểm cho rằng: đào tạo theo nhu cầu xã hội là phương thức tổ chức đào tạo ngắn hạn, đào tạo đáp ứng ngay nhu cầu trước mắt. Và quan điểm khác lại cho rằng nhu cầu cầu xã hội là nhu cầu của người học, khách hàng quan trọng nhất của nhà trường trong cơ chế thị trường là người học, có người học nhà trường mới tồn tại. Hiện nay, có rất nhiều người muốn đi học, nhất là học đại học nên phải mở rộng tuyển sinh, mở thêm nhiều trường đại học để đáp ứng nhu cầu xã hội. Bởi vậy, đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội, thì cần phải trả lời được câu hỏi (1) Xã hội là ai; họ yêu cầu gì; (2) Làm thế nào để đáp ứng yêu cầu của họ...<5>.

Đào tạo theo nhu cầu xã hội chính là mục tiêu của giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ đắc lực cho quá trình CNH - HĐH đất nước, nó không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn là của toàn xã hội. Trong đó nhà nước đóng vai trò chủ đạo, điều phối dẫn đường thúc đẩy các mối quan hệ giữa nhà trường và nhà tuyển dụng các ngành kinh tế mà đại diện là các doanh nghiệp làm cho nhu cầu xích lại gần nhau vì lợi ích chung.

3. Thực trạng đội ngũ giảng viên khoa quản lý văn hóa

Để có cơ sở đánh giá thực trạng về ĐNGV đào tạo cử nhân ngành QLVH, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế ở các trường ĐHVH TP. HCM tại TP Hồ Chí Minh từ tháng 6 đến tháng 9/2016; trong đợt khảo sát này, tác giả sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của 16 cán bộ quản lý nhà trường từ trưởng/phó bộ môn trở nên đến Hiệu trưởng; 16 giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy cử nhân ngành QLVH kết quả:

3.1 Phát triển chất lượng đội ngũ giảng viên

Do xuất phát điểm được nâng cấp từ trường cao đẳng, nên trình độ ĐNVG không đồng đều. Dưới đây là bảng đánh giá về thực trạng ĐNGV cơ hữu, khoa QLVH - Trường ĐHVH TP. Hồ Chí Minh tính đến tháng 9/2016.

Bảng 1. Số lượng ĐNGV cơ hữu hiện có thuộc khoa QLVH-NT đào tạo ngành QLVH

STT

Tên đơn vị khảo sát

Tổng số

PGS

T. sỹ

GVC

Th.sỹ

ĐH

Khác

1

Khoa QLVH-NT

20

01

03

02

12

3

2

Cộng

20

01

03

02

12

03

02

Đánh giá về chất lượng hoạt động phát triển chất lượng đội ngũ giảng viên, tác giả dùng thang đo Liker: từ 5 đến 1; 5 = rất thường xuyên, 4 = thường xuyên, 3 = đôi khi, 2 = không thường xuyên, 1 = không thực hiện.

Bảng 2. Đánh giá về chất lượng hoạt động phát triển chất lượng đội ngũ giảng viên

STT

Các tiêu chí đánh giá

Mức đánh giá (%)

*

Xếp hạng

5

4

3

2

1

1

Tổ chức Hội giảng từ bộ môn trở nên

0

10,3

45,6

32,4

11,8

2,54

8

2

Bồi dưỡng lý thuyết chuyên môn

0

13,2

45,6

32,4

8,8

2,63

6

3

Bồi dưỡng thực hành chuyên môn

4,4

19,1

45,6

27,9

2,9

2,94

5

4

Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp

7,4

33,8

44,1

11,8

2,9

3,31

3

5

Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

13,2

29,4

32,4

30,9

2,9

3,40

2

6

Bồi dưỡng lý luận chính trị

4,4

29,4

32,4

30,9

2,9

3,01

4

7

Bồi dưỡng phương pháp NCKH

8,8

39,7

38,2

10,3

2,9

3,41

1

8

Bồi dưỡng ngoại ngữ/tin học

0

16,2

50,0

8,8

25,0

2,57

7

Kết quả khảo sát ở bảng 2 cho thấy số người được hỏi đánh giá về chất lượng hoạt động phát triển chất lượng ĐNGV trong: bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học, xếp hạng 1 có điểm trung bình chung cao nhất 3,41; bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, xếp hạng 2 có điểm trung bình chung 3,40; trong khi đó, tổ chức hội giảng từ cấp bộ môn trở nên, xếp hạng 8 thấp nhất có điểm trung bình 2,54; sau đó là bồi dưỡng ngoại ngữ/tin học xếp hạng 7, bồi dưỡng lý thuyết chuyên môn, thực hành chuyên môn xếp hạng 6 và 5.

Bảng 3. Qui định việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giảng viên ngành QLVH

Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ %

Đảm bảo thực hiện đầy đủ kế hoạch lên lớp, kiểm tra đánh giá và NCKH theo qui định