Những trường đại học danh tiếng nhất thế giới

     
Chọn nghề gì? Các công cụ khám phá bản thân Quản trị sự nghiệp trọn đời TIN TỨC Học bổng
*

Trong vài năm gần đây, thị trường du học của nước ta đang ngày càng trở nên sôi động. Việc có một tấm bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ nước ngoài chắc chắn sẽ giúp bạn có một lợi thế lớn khi tìm kiếm việc làm so với các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, để có thể phát huy khả năng của bản thân cũng như có một môi trường học tập tốt tại nước ngoài cũng là một trong những vấn đề mà các bậc phụ huynh, học sinh, sinh viên quan tâm.

Bạn đang xem: Những trường đại học danh tiếng nhất thế giới

Trong bài viết dưới đây, hướng nghiệp tiengtrungquoc.edu.vn sẽ chia sẻ cho bạn top 10 trường đại học tốt nhất thế giới năm 2020 do THE (World University Rankings) công bố.

10. Đại học Hoàng gia Luân Đôn (Imperial College London)

Đại học Hoàng gia Luân Đôn là trường đại học nghiên cứu công lập được thành lập từ năm 1845 và có trụ sở chính tại South Kensington, Luân Đôn. Đây là một ngôi trường đại học danh tiếng, đứng đầu thế giới về đào tạo khoa học, kỹ thuật. Bên cạnh đó, ngôi trường nay còn có các chuyên ngành khác khá nổi tiếng về chất lượng cho sinh viên lựa chọn như kinh doanh và y học.

*

Một trong những yếu tố đặc biệt nhất của chương trình giáo dục tại đây đó là sinh viên có đặc quyền được tham gia một cộng đồng các nhà nghiên cứu tầm cỡ thế giới ở các viện và các phòng thí nghiệm: Phòng thí nghiệm năng lượng tương lai, Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu Grantham, Viện Khoa học dữ liệu, Viện Khoa học và Công nghệ An ninh….

Một yếu tố khác khiến Đại học Hoàng gia Luân Đôn được nhiều người biết đến đó là việc ngôi trường này luôn tập trung nghiên cứu và có các chương trình giảng dạy tập trung vào ứng dụng thực tế, đặc biệt là trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu. Một số các khoa và phòng ban của Imperial nổi bật như: Trung tâm chính sách môi trường (Khoa Khoa học tự nhiên), Xây dựng dân dụng và môi trường (Khoa Kỹ thuật), Khoa học và Kỹ thuật trái đất (Khoa Kỹ thuật)…

9. Đại học Chicago (University of Chicago)

Đại học Chicago là một trường đại học tư nhân được thành lập vào năm 1890 và có trụ sở tại bang Chicago, Hoa Kỳ. Toàn bộ các lĩnh vực nghiên cứu như sinh thái học và xã hội học đều được thành lập bởi trường đại học này nên không ngạc nhiên khi Đại học Chicago được coi là cơ sở đào tạo chương trình học thuật hàng đầu thế giới.

Điểm mạnh của Đại học Chicago đó là cho phép các sinh viên theo học tại đây có thể lựa chọn nghiên cứu bất cứ điều gì mà mình yêu thích từ vật lý thiên văn đến kỹ thuật phân tử cũng như một loạt các môn khác như khoa học xã hội, nhân chủng học, âm nhạc và ngôn ngữ. Chính vì vậy, dù có thể chưa biết chuyên ngành mình muốn theo đuổi là gì thì khi đã là sinh viên ở đây bạn hoàn toàn có thể dành thời gian và tự do tìm hiểu mọi thứ và tìm kiếm đam mê của bản thân.

*

Tuy nhiên, một điều bạn cần lưu ý khi cân nhắc chọn ngôi trường này đó là rất khó để bạn có thể nhận vào học tại đây bởi đây là ngôi trường có tỷ lệ tuyển sinh cực kỳ cạnh tranh. Chỉ 7% ứng viên được nhận vào năm 2018 tức trong hơn 32.000 hồ sơ thì chỉ có 2.400 hồ sơ được chấp nhận. Do đó, nếu bạn thực sự yêu thích ngôi trường này thì bên cạnh việc học tập thật tốt bạn cũng cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng khác thông qua việc hoạt động ngoại khóa để có một hồ sơ ấn tượng.

8. Đại học Yale (Yale University)

Đại học Yale là một trường đại học nghiên cứu tư nhân thuộc Ivy League và là tổ chức giáo dục đại học lâu đời thứ ba ở Mỹ. Kể từ khi thành lập vào năm 1701, điều mà ngôi trường này luôn hướng tới là mở rộng và chia sẻ kiến thức, truyền cảm hứng cho sự đổi mới và lưu giữ thông tin văn hóa và khoa học cho các thế hệ tương lai.

Yale có một khoản tài trợ hơn 25 tỷ đô la (648.000 nghìn tỷ VNĐ), điều này khiến nó trở thành tổ chức giáo dục giàu thứ hai trên thế giới và có một thư viện lớn thứ ba của Mỹ với hơn 15 triệu đầu sách. Không chỉ vậy, với các khoản hỗ trợ khổng lồ cũng cho phép ngôi trường này có nhiều chính sách học bổng cho học viên theo học, theo thống kê hơn một nửa số sinh viên Yale nhận học bổng hoặc trợ cấp của trường.

*

Một điểm thú vị của ngôi trường này nữa, trong lịch sử có bốn sinh viên tốt nghiệp tại Yale đã ký Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, và trường còn đào tạo năm tổng thống Hoa Kỳ: William Howard Taft, Gerald Ford, George HW Bush, Bill Clinton và George W. Bush. Hai mươi cựu sinh viên Yale đã giành được giải thưởng Nobel và 32 người đã giành giải Pulitzer.

7. Đại học Harvard (Harvard University)

Có niên đại từ năm 1636, Đại học Harvard là trường đại học lâu đời nhất ở Mỹ và được coi là một trong những trường học danh tiếng nhất thế giới. Sở dĩ được đánh giá cao như vậy vì nơi đây đã đào tạo ra tám tổng thống Hoa Kỳ, một số nguyên thủ quốc gia, 62 tỷ phú. Bên cạnh đó các giải thưởng lớn ở các lĩnh vực khác nhau cũng đã được điểm tên sinh viên Harvard từ giải thưởng Nobel, Pulitzer đến giải Olympic và Oscar.

*

Phần lớn sinh viên học tại Harvard đến từ gia đình thượng lưu bởi chi phí học tập rất cao. Tuy nhiên với nhiều khoản tài trợ khổng lồ nên ngôi trường này có thể cung cấp các gói hỗ trợ tài chính rất hào phóng và có khoảng 60% sinh viên tận dụng được những gói học bổng này.

Tọa lạc bên ngoài Boston, Harvard được tạo thành từ 13 trường học và các viện, bao gồm ngành đứng đầu về chất lượng đào tạo như kinh tế, y học, kỹ thuật & khoa học ứng dụng, luật học và giáo dục sau đại học.

6. Đại học Princeton (Princeton University)

Sau Harvard, Đại học Princeton cũng là một trong những trường đại học lâu đời nhất của Mỹ, được thành lập vào năm 1746. Quy mô sinh viên của ngôi trường này khá nhỏ so với các ngôi trường danh tiếng khác, với tổng số ít hơn 10.000 sinh viên và sinh viên quốc tế học hệ đại học chiếm 12%.

Princeton cũng là một trong những trường đại học nghiên cứu hàng đầu thế giới với 40 cựu sinh viên đoạt giải Nobel, 17 người giành được Huân chương của viện Khoa học Quốc gia (National Medal of Science), và 5 người nhận được Huân chương của viện Nhân văn Quốc gia (National Humanities Medal). Bên cạnh đó, một số người nổi tiếng đã tốt nghiệp tại Princeton bao gồm phu nhân cựu tổng thống Michelle Obama, diễn viên Jimmy Stewart, người sáng lập Amazon Jeff Bezos.

*

Hiện nay, Princeton đào tạo cả hai hệ giáo dục đại học và giáo dục sau đại học về nhân văn, khoa học xã hội, khoa học và kỹ thuật. Một điểm thú vị của ngôi trường này đó là sinh viên theo học tại đây có rất nhiều cơ hội tham các sở thích ngoài học tập cho dù đó là viết ấn phẩm văn học, khoa học, hay đến việc nuôi ong, thành lập ban nhạc bởi khuôn viên trải rộng trên 500 mẫu Anh. Đây cũng là ngôi trường có khuôn viên chính được tạp chí Travel + Leisure của New York bầu chọn là một trong những nơi đẹp nhất nước Mỹ.

Xem thêm: Quy Định Đổi Trả Vé Tàu Tết 2017 Lên 30%, Quy Định Đổi Trả Vé Tàu Tết 2017

5. Viện Công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology)

Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) là một trường đại học nghiên cứu tư nhân có trụ sở tại thành phố Cambridge, Massachusetts. Được thành lập vào năm 1861, MIT luôn hướng tới mục đích: nâng cao kiến thức cho sinh viên về khoa học, công nghệ và các lĩnh vực nghiên cứu khác để đào tạo ra một thế hệ mang lại lợi ích tốt nhất cho quốc gia và thế giới hiện đại.

*

Trường đại học này đã đào tạo được 85 người đạt giải Nobel, 58 người đoạt Huy chương Quốc gia. Một trong số những cựu sinh viên ấn tướng của MIT đó là Kofi Annan, cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.Những khám phá khoa học và tiến bộ công nghệ của MIT được công nhận bao gồm: tổng hợp hóa học chất penicillin, phát triển radar, phát minh ra bộ nhớ lõi từ (phục vụ cho phát triển máy tính kỹ thuật số)… MIT hiện bao gồm 5 trường đào tạo liên quan đến các mảng: kiến trúc và quy hoạch, kỹ thuật, nhân văn, khoa học xã hội, quản lý và khoa học.

4. Đại học Stanford (Stanford University)

Nằm trong thung lũng Silicon, Đại học Stanford được thành lập vào năm 1885 bởi Jane và Leland Stanford. Kể từ khi thành lập, các giảng viên và sinh viên của Stanford đã luôn nỗ lực để cải thiện sức khỏe và phúc lợi của mọi người trên khắp thế giới thông qua việc nghiên cứu và áp dụng kiến thức. Những đột phá tại Stanford bao gồm ca ghép tim thành công đầu tiên, ra mắt chuột máy tính và phát triển âm nhạc kỹ thuật số.

*

Tọa lạc trên 8.180 mẫu Anh, Stanford là một trong những cơ sở đại học lớn nhất ở Hoa Kỳ với 18 viện nghiên cứu liên ngành7trường học trong một khuôn viên duy nhất:

Trường Đại học Kinh doanhTrường Khoa học Trái đấtNăng lượng & Môi trườngTrường Đại học giáo dụcTrường Đại học kỹ thuậtTrường Khoa học Nhân vănTrường LuậtTrường Y.

Đến nay, 19 người đoạt giải Nobel đến từ ngôi trường này. Tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ là một trong những sinh viên đầu tiên tại Stanford. Ngoài ra, theo thống kê, sinh viên tốt nghiệp Stanford đều đang là thành viên của các công ty tập đoàn trên thế giới như Google, Nike, Netflix, Hewlett-Packard, Instagram và Charles Schwab.

3. Đại học Cambridge (University of Cambridge)

Được thành lập vào năm 1209, Đại học Cambridge là một tổ chức nghiên cứu công lập và bao gồm cả chương trình giáo dục đại học. Với lịch sử 800 năm đã khiến cho Cambridge trở thành trường đại học lâu đời thứ tư trên thế giới.

Cambridge chào đón hơn 18.000 sinh viên từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Gần 4.000 sinh viên của trường là quốc tế và đến từ hơn 120 quốc gia khác nhau. Ngoài ra, các khóa học trại hè quốc tế của Cambridge cung cấp 150 khóa học cho sinh viên từ hơn 50 quốc gia.

*

Các lĩnh vực mà ngôi trường này đào tạo bao gồm: Nghệ thuật và Nhân văn, Khoa học sinh học, Y học lâm sàng, Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa học vật lý và công nghệ. Cho đến nay ngôi trường này đã ghi nhận 92 người đạt giải Nobel ở mọi hạng mục. Với khuôn viên rộng lớn, đến nay Cambridge đã có hơn 100 thư viện với hơn 15 triệu đầu sách. Ngôi trường còn sở hữu thêm 9 bảo tàng nghệ thuật, khoa học, văn hóa và 1 khu vườn thực vật được mở cửa cho bất kỳ ai muốn ghé thăm.

Bên cạnh việc chú trọng giáo dục đào tạo, Cambridge còn hoạt động như một doanh nghiệp xuất bản với hơn 50 văn phòng trên toàn thế giới, đến nay đã ra đời 45.000 đầu sách liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu học thuật, phát triển chuyên môn, tạp chí nghiên cứu, giáo dục và kinh thánh.

2. Viện Công nghệ California (California Institute of Technology)

Viện Công nghệ California (Caltech) là một tổ chức nghiên cứu, giáo dục khoa học và kỹ thuật nổi tiếng thế giới, nơi các giảng viên và sinh viên phi thường tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi phức tạp, khám phá kiến thức mới, đổi mới dẫn đầu và thay đổi tương lai. Khuôn viên trường tọa lạc tại Pasadena, California, cách trung tâm thành phố Los Angeles khoảng 11 km.

*

Caltech có sáu bộ phận học thuật, đặc biệt chú trọng giảng dạy và nghiên cứu khoa học và công nghệ. Trường đại học này có một quy trình tuyển sinh cạnh tranh, đảm bảo rằng chỉ một số ít sinh viên có năng khiếu nhất được nhận. Caltech luôn đảm bảo chất lượng sinh viên đầu ra, cùng với nhiều cơ sở chất lượng cao, cả trong khuôn viên trường và trên toàn cầu, bao gồm Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực, Phòng thí nghiệm địa chấn Caltech và Mạng lưới quan sát quốc tế.Những cựu sinh viên và giảng viên của Caltech đã được trao 39 giải thưởng Nobel, 6 giải thưởng Turing và 71 huy

chương Khoa học công nghệ quốc gia Hoa Kỳ. Ngoài ra, bốn nhà khoa học lớn của Không quân Hoa Kỳ cũng đã từng tốt nghiệp tại đây.

1. Đại học Oxford (University of Oxford)

Đứng đầu trong danh sách này chính là Đại học Oxford. Đây là trường đại học lâu đời thứ hai trên thế giới. Nằm trong trung tâm thành phố thời trung cổ của Oxford, trường đại học bao gồm 44 trường cao đẳng và hội trường, và hơn 100 thư viện, làm cho nó trở thành hệ thống thư viện lớn nhất ở Anh. Tổng số sinh viên khoảng 22.000 người, với hơn 40% là sinh viên quốc tế đến từ cho 140 quốc gia.

*

Một điều rất thú vị về ngôi trường này đó là Oxford được gọi là “thành phố của những ngọn tháp mơ ước” bởi thành phố Oxford có dân số trẻ nhất trong bất kỳ thành phố nào ở Anh và xứ Wales: gần một phần tư cư dân của nó là sinh viên đại học. Chính điều đó đã mang đến cho Oxford một tiếng vang đáng chú ý.

Là một trường đại học hiện đại, dựa trên nghiên cứu, Oxford có rất nhiều thế mạnh đặc biệt trong ngành khoa học, và gần đây đã đứng số một thế giới về y học. Ngoài ra, Oxford có một mạng lưới cựu sinh viên với hơn 250.000 cá nhân, bao gồm hơn 120 huy chương Olympic, 26 người đoạt giải Nobel, 7 nhà thơ đoạt giải và hơn 30 nhà lãnh đạo thế giới hiện đại (Bill Clinton, Aung San Suu Kyi, Indira Gandhi và 26 Thủ tướng Anh).

Kết luận

Như vậy,Hướng nghiệp tiengtrungquoc.edu.vn đã chia sẻ cho bạn không chỉ tên mà còn cả những thông tin hữu ích về top 10 trường đại học tốt nhất thế giới. Nếu bạn có ước mơ trở thành một trong những ngôi trường trong danh sách này thì ngay từ bây giờ hãy bắt đầu tập trung chuẩn bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết nhé.