Những tác phẩm văn học

     

Văn học Việt Nam luôn là thể loại chất chứa nhiều giá trị nhân văn và có ý nghĩa nhất định đối với bất kỳ con người Việt Nam nào. Khi đọc những tác phẩm này, người đọc sẽ có chiều sâu về tâm hồn cũng như đọng lại được những suy ngẫm khác nhau cho bản thân. Nhằm giúp bạn đọc đỡ phải tìm kiếm, Ghiền Sách xin giới thiệu TOP 30 Tác phẩm văn học Việt Nam kinh điển hay nhất 2021.

Bạn đang xem: Những tác phẩm văn học

Mời bạn đọc kéo xuống để tiếp tục nhé!

(Lưu ý:Dưới mỗi cuốn sách chúng mình có để link đến những nhà cung cấp sách uy tín hiện nay. Nếu có nhu cầu, bạn đọc có thể mua để ủng hộ bản quyền tác giả nhé!)


*

Chí Phèo là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao viết vào tháng 2 năm 1941. Chí Phèo là một tác phẩm văn học Việt Nam xuất sắc, thể hiện nghệ thuật viết truyện độc đáo của Nam Cao, đồng thời là một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội. Hiện nay, truyện đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 1. Chí Phèo cũng là tên nhân vật chính của truyện.

Truyện ngắn Chí Phèo, nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu năm 1941, Nhà Xuất bản Đời mới – Hà Nội tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong Tập Luống cày (do Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), Nam Cao đặt lại tên là Chí Phèo.

Những Ngày Thơ Ấu – Nguyên Hồng


*

Những ngày thơ ấu có thể coi là một tác phẩm văn học Việt Nam xuất sắc. Đây là tập hồi ký về tuổi thơ ghi lại những “rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”.

Cuốn sách bao gồm những phần chính sau:

– Tiếng kèn

– Chúa thương xót chúng con

– Truỵ lạc

– Trong lòng mẹ

– Đêm noel

– Trong đêm đông

– Đồng xu cái

– Sa ngã

– Một bước ngắn

Cánh Đồng Bất Tận – Nguyễn Ngọc Tư


*

Cánh đồng bất tận bao gồm những truyện hay và mới nhất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Đây là một trong những tác phẩm văn học Việt Nam hay nhất đang gây xôn xao trong đời sống văn học, bởi ở đó người ta tìm thấy sự dữ dội, khốc liệt của đời sống thôn dã qua cái nhìn của một cô gái. Bi kịch về nỗi mất mát, sự cô đơn được đẩy lên đến tận cùng, khiến người đọc có lúc cảm thấy nhói tim…

Làm Đĩ – Vũ Trọng Phụng


*

Làm Đĩ là một thiên tả chân tiểu thuyết mục đích là hô hào nhà đạo đức và bậc làm cha mẹ lo chăm đến hạnh phúc của con cái và phải để ý đến cái sự mà những thành kiến hủ bại vẫn coi là điều bẩn thỉu, tức là cái sự dâm.

Làm đĩ không tả lối sống của gái giang hồ mà chỉ vạch lại cái cảnh ngộ đã làm cho Huyền cô gái con nhà tử tế xinh đẹp, có học, thông minh phải sa chân, lỡ bước vào cuộc đời truỵ lạc. Làm đĩ là tiểu thuyết hiện thực đã không ngần ngại đặt ra một vấn đề: Tại sao lại có người phải Làm đĩ, xã hội có nạn mại dâm?

Chính tác giả trong “Đoạn cuối” sách đã nói rõ ra với nhân vật chính của mình: “Đối với thiên hạ thì đời một người như em, đương ở chốn yên lành mà vào nơi chông gai, chỉ có đoạn ấy là đáng nói thôi. Tại sao con nhà tử tế hẳn hoi, con nhà quý phái nữa, mà rồi đến nỗi…. trụy lạc, ấy người đời chỉ cần biết rõ những nguyên nhân ấy…”

Hà Nội Băm Sáu Phố Phường – Thạch Lam


*

“Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”. Quả thật, Hà Nội đẹp, bình dị, đáng yêu và mơ màng, giống như một thứ tình yêu không dễ để gọi tên, chỉ biết ngắm nhìn, trân trọng và nâng niu. Hà Nội, quê hương thứ 2 của biết bao người con xa xứ. Cuốn sách “Hà Nội băm sáu phố phường” chính là tác phẩm văn học Việt Nam có thể giúp ta hiểu hơn về một Hà Nội như thế, hiểu thêm về những nét đẹp của thủ đô nghìn năm văn hiến.

“Hà Nội băm sáu phố phường” chủ yếu viết về chuyện phố, chuyện phường, đời sống dân sinh thường nhật, đặc biệt còn đi sâu vào những thức quà chỉ riêng nơi đây mới có. Đến với những trang giấy, Hà Nội xưa hiện ra ở nhiều góc cạnh cùng các đặc trưng riêng, tạo nên sức quyến rũ kỳ lạ, níu chân bất cứ vị khách nào lại qua.

Đó là những mái nhà cổ kính nhẹ nhàng khoác lên mình lối kiến trúc độc đáo, dáng vẻ quanh co nhưng rất đỗi mềm mại của những con phố quen thuộc, là nét văn hoá ẩm thực tinh tế giữa không gian êm ả, thanh bình, rộn rã mà trầm mặc. Nói cách khác cuốn sách đã giúp người đọc nhìn thấy cả vóc dáng và tâm hồn Hà Nội.

Nhật ký Đặng Thị Thùy Trâm – Đặng Thùy Trâm


Một cuốn nhật kí nhặt được bên xác của một nữ Việt Cộng đã suýt bị người lính Mỹ ném vào lửa, nhưng người phiên dịch đã khuyên anh ta nên giữ lại vì “trong đó có lửa”. Nhật ký Đặng Thùy Trâm là những ghi chép hàng ngày của một người nữ bác sĩ về cuộc sống của chị nơi chiến tuyến.

Cuốn nhật ký là thế giới riêng của người trí thức nhạy cảm mà không yếu đuối, tha thiết với cuộc sống mà không hề sợ hãi trước những gian nan. Ở đó ta vẫn gặp những băn khoăn trăn trở trước tình yêu, trước cuộc sống phức tạp hàng ngày, những nỗi buồn, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn của một người con gái, nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy được một ý chí mãnh liệt, những lời nói tự động viên cảnh tỉnh, một lòng can đảm phi thường – những điều đã làm nên một thế hệ anh hùng.

Đất Rừng Phương Nam – Đoàn Giỏi


Cuộc đời lưu lạc của chú bé An qua những miền đất rừng phương Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Một vùng đất trù phú, đa dạng, kì vĩ với những kênh rạch, tôm cá, chim chóc, muông thú, lúa gạo và cây cối, rừng già.

Trong thế giới đó có những con người vô cùng nhân hậu như cha mẹ nuôi của bé An, như cậu bé Cò, chú Võ Tò cùng những người anh em giàu lòng yêu quê hương, đất nước. Cuộc sống tự do và cuộc đời phóng khoáng cởi mở đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm khảm người đọc nhiều thế hệ suốt những năm tháng qua.

Cái chất thơ mà Đoàn Giỏi gửi vào từng trang bút ký, vốn bắt nguồn từ tình yêu đối với mảnh đất và con người Nam Bộ và được thể hiện trong từng chi tiết miêu tả, trong ngôn ngữ và tính cách nhân vật. Cái “chất liệu Miền Nam” ấy đã đem tới nền văn học của chúng ta trong những năm 50, 60 ngày ấy một sự khởi sắc đầy ấn tượng mới mẻ, hấp dẫn, một thứ bổ sung cho cách nhìn về con người và thiên nhiên vùng đất phương Nam.

Dế Mèn Phiêu Lưu Ký – Tô Hoài


“Một con dế đã từ tay ông thả ra chu du thế giới tìm những điều tốt đẹp cho loài người. Và con dế ấy đã mang tên tuổi ông đi cùng trên những chặng đường phiêu lưu đến với cộng đồng những con vật trong văn học thế giới, đến với những xứ sở thiên nhiên và văn hóa của các quốc gia khác. Dế Mèn Tô Hoài đã lại sinh ra Tô Hoài Dế Mèn, một nhà văn trẻ mãi không già trong văn chương” – Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên

“Ông rất hiểu tư duy trẻ thơ, kể với chúng theo cách nghĩ của chúng, lý giải sự vật theo logic của trẻ. Hơn thế, với biệt tài miêu tả loài vật, Tô Hoài dựng lên một thế giới gần gũi với trẻ thơ. Khi cần, ông biết đem vào chất du ký khiến cho độc giả nhỏ tuổi vừa hồi hộp theo dõi, vừa thích thú khám phá.” – TS Nguyễn Đăng Điệp

Số Đỏ – Vũ Trọng Phụng


Bằng ngòi bút trào phúng độc đáo, Số Đỏ lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị Việt Nam đương thời đang chạy theo lối sống “văn minh rởm’ hết sức lố lăng đồi bại. Tác giả đã kích cay độc các phong trào “Âu hoá”, “thể thao”, “giải phóng nữ quyền” đang phát triển rầm rộ khi ấy, nhân danh “văn minh”, “tiến bộ”, “cải cách xã hội” mà thực chất chỉ là ăn chơi truỵ lạc, làm tiền, chà đạp trắng trợn lên mọi nề nếp đạo đức truyền thống.

Ngôn ngữ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng thấm đẫm cá tính sáng tạo. Một thứ ngôn ngữ vừa gai góc, sắc nhọn, mỉa mai, chát. Cũng là thứ ngôn ngữ hướng đến sự phô bày, lên án, tố cáo những mặt trái của xã hội nhưng dữ dội hơn so với các cây bút hiện thực khác.

Thương Nhớ Mười Hai – Vũ Bằng


Thương Nhớ Mười Hai là tác phẩm văn học Việt Nam tiêu biểu cho tâm tư và phong cách viết của Vũ Bằng. Nội dung sách ông viết về hình ảnh người vợ tên Quỳ bên kia vĩ tuyến. Ông khởi sự viết từ tháng Giêng 1960, ròng rã mười một năm mới hoàn thành tác phẩm dày khoảng 250 trang vào năm 1971.

GS Hoàng Như Mai đánh giá: “Dù phải thích nghi với hoàn cảnh chính trị như thế nào đấy, cuốn sách vẫn bày tỏ rất rõ tâm sự của một người con miền Bắc nhớ da diết quê hương ở bên kia “giới tuyến”. Chính tấm lòng ấy đã cùng với ngòi bút tài hoa của Vũ Bằng làm nên giá trị văn chương của tác phẩm văn học Việt Nam này. Nó hấp dẫn chúng ta từng dòng, từng trang..”.

Chuyện Nhà Quê – Nguyễn Quang Lập


Cách kể chuyện của Nguyễn Quang Lập trong Chuyện Nhà Quê cuốn hút lạ thường. Đúng như nhà văn Bảo Ninh đã nhận xét, bọ Lập đã rất thành công với thể loại “khẩu văn” qua tác phẩm văn học Việt Nam này.

Giọng văn giản dị, chân chất đúng như tính cách của người dân quê dường như đã thu hẹp giữa tác giả và người đọc. Giản đơn trong khắc họa tính cách của từng nhân vật nhưng lại rất cầu kỳ trong mạch cảm xúc. Có lẽ hiếm ai có khả năng khiến người đọc vừa giận vừa thương như Nguyễn Quang Lập.

Tuổi thơ gắn liền với chốn làng quê yên bình bị giày xéo bởi chiến tranh, Chuyện Nhà Quê như mảng hồi ức khó quên của một người con khi nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn. Làng phố trong văn của bọ Lập có sự kết hợp giữa cái bần cùng, chất phát của “làng” với cái ồn ào, xô bồ của phố. Thậm chí trong vài khoảnh khắc hai tính chất trái ngược ấy cùng xuất hiện song song.

Cảm hứng trào lộng được coi là khuynh hướng mới trong cách nhìn nhận cuộc sống của các nhà văn hiện đại. Nguyễn Quang Lập rất biết cách lồng ghép yếu tố này vào trong Chuyện Nhà Quê. Sự nhạy cảm vốn có của một nhà văn nhiều kinh nghiệm sống đã giúp cho bọ Lập viết nên những trang viết rất “đời”.

Ông trăn trở trong từng câu chuyện và nhân vật thể hiện cái nhìn thương cảm trước những tha hóa, đổi thay của con người, của thời cuộc. Dù văn ông thoạt nghe như kể chuyện chứ không phải là câu từ biến hóa thành văn, nhưng chính cái khô khan ấy lại giúp độc giả ngộ ra được tính triết lí.

Tuổi Thơ Dữ Dội – Phùng Quán


“Tuổi Thơ Dữ Dội” là một câu chuyện hay, cảm động viết về tuổi thơ. Sách dày 404 trang mà người đọc không bao giờ muốn ngừng lại, bị lôi cuốn vì những nhân vật ngây thơ có, khôn ranh có, anh hùng có, vì những sự việc khi thì ly kỳ, khi thì hài hước, khi thì gây xúc động đến ứa nước mắt.

“Tuổi Thơ Dữ Dội” không phải chỉ là một câu chuyện cổ tích, mà là một câu chuyện có thật ở trần gian, ở đó, những con người tuổi nhỏ đã tham gia vào cuộc kháng chiến chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc với một chuỗi những chiến công đầy ắp li kì và hấp dẫn. Đọc Tuổi Thơ Dữ Dội chính là đọc lại một phần lịch sử tuổi thơ Việt, thấm đẫm xúc động, cảm phục và tự hào.”

(Nhà thơ – nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo)

“Có một viên ngọc quý thời gian dành riêng để ban tặng con người, đó là Tuổi thơ. Viên ngọc màu nhiệm, trong sáng nhưng quá mong manh, không thể tìm thấy lần thứ hai trong đời. Và có một thế hệ người Việt chưa bao giờ được cầm viên ngọc trên tay, “Tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quán được viết cho thế hệ đó. Hãy đọc để nhớ lại, để tự hào, và để cầu nguyện cho những Tuổi thơ sắp ra đời…”

(Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Giông Tố – Vũ Trọng Phụng


Nếu đọc tiểu thuyết “Giông tố” trong vòng 50 năm trở lại đây, liệu bạn có biết rằng đó đã ít nhiều bị rơi rụng, sai lạc qua các lần truyền bản.

Cuốn sách này mang tính chất của một công trình văn bản học. Người ta biết rằng, văn bản học như một ngành của ngữ văn học, vốn thiên về thực hành; nó gắn với thực tiễn xuất bản, gắn với việc công bố các tác phẩm viết bằng chữ; vì vậy hầu hết các nhà chuyên môn về biên tập sách, ở mức nhất định, đều can dự đến công tác văn bản. Tuy vậy, cho đến nay, cả trong giới làm biên tập sách lẫn giới nghiên cứu văn học ở ta hầu như chỉ có rất ít chuyên gia về văn bản.

Truyện Kiều – Nguyễn Du


Tác phẩm Truyện Kiều, nguyên tên là Đoạn trường tân thanh, từ khi ra đời đến nay (khoảng 200 năm), trong lịch sử Văn học Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc về nó. Một trong nguyên nhân chính là vì bản gốc của Nguyễn Du sáng tác không còn nữa. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà Truyện Kiều bị mai một. Truyện Kiều vẫn trường tồn với thời gian, những lời thơ, câu chữ đến nay vẫn còn nguyên giá trị:

“Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Lạ gì bỉ sắc tư phong,

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.

Vang Bóng Một Thời – Nguyễn Tuân


Tập truyện đã làm sống lại cả một thời phong kiến đã qua với những nghệ thuật cổ thanh cao, những nếp sống, sinh hoạt xã hội nho phong của một nền văn minh xưa cũ, nó cũng là niềm nuối tiếc của một tâm hồn hoài cổ trước những cái hay, cái đẹp, những nghệ thuật cầu kỳ của một thời đại đã qua, cái thời ấy nay đã chết rồi, chỉ còn để lại một tiếng vang.

Tắt Đèn – Ngô Tất Tố


Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố phản ánh rất chân thực cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỷ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chị Dậu và gia đình – một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa sưu cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Trong cơn cùng cực chị Dậu phải bán khoai, bán bầy chó đẻ và bán cả đứa con để lấy tiền nộp sưu thuế cho chồng nhưng cuộc sống vẫn đi vào bế tắc, không lối thoát.

Trong tác phẩm văn học Việt Nam này, cảnh đời tràn nước mắt của gia đình chị Dậu đã được tái hiện một cách sống động trong từng câu chữ, chi tiết văn học với nhiều cung bậc cảm xúc của tác giả khiến người đọc không khỏi xúc động. Tác phẩm không chỉ kích thích niềm đam mê văn học ở thanh thiếu niên, mà còn bồi đắp cho lớp trẻ những tìm cảm tốt đẹp và khơi dậy lòng trắc ẩn ở các em.

Gió Lạnh Đầu Mùa – Thạch Lam


Gió lạnh đầu mùa tập hợp toàn bộ các tác phẩm văn học Việt Nam nổi tiếng trong tập truyện ngắn Gió đầu mùa của nhà văn Thạch Lam, cuốn sách bao gồm các truyện: Đứa con đầu lòng, Nhà mẹ Lê, Trở về…Trong những truyện ngắn của ông người ta thấm thía nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng.

Khi giới thiệu về tập truyện ngắn Gió đầu mùa, Thạch Lam viết rằng: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.

Quả thực Thạch Lam đã rất trung thành với triết lý viết văn này và từng trang truyện của ông đều hướng về lớp người lao động bần cùng trong những khung cảnh ảm đạm, heo hút. Một mẹ Lê góa bụa, nghèo khổ phải nuôi một đàn con đông đúc, một bác Dư làm phu xe ở phố hàng Bột, cô Tâm hàng xén trong buổi hoàng hôn… Thạch Lam không gắn nhân vật với những sự kiện bi thảm hóa hoàn cảnh của họ nhưng cũng không khoác lên họ “một thứ ánh trăng lừa dối”. Chính vì vậy, tác phẩm văn học Việt Nam của Thạch Lam giữ được chất hiện thực nhưng không quá bi kịch như Lão Hạc, Chí Phèo… của Nam Cao.

Vỡ Đê – Vũ Trọng Phụng


Vỡ đê là cuốn tiểu thuyết phản ánh bức tranh xã hội với đầy đủ chi tiết, chân thật đời sống người dân dưới thời nô lệ.

Vỡ đê phản ánh hiện thực trên một phạm vi khá rộng, từ thành thị đến nông thôn, song tập trung lên án những chính sách, thủ đoạn thống trị của bọn thực dân, quan lại đã đẩy người nông dân vào tình cảnh đói rét cơ cực. Một tác phẩm văn học Việt Nam hiện thực phê phán của Vũ Trọng Phụng đã cho người đọc thấy lại những ngày tăm tối của dân tộc ta dưới ách thống trị của thực dân phong kiến trong giai đoạn trước 1945.

Xem thêm: Cập Nhật Tin Tức Lịch Bay Sài Gòn Vinh (Mới Nhất 2021), Lịch Bay Từ Thành Phố Vinh Đến Tp

Trong Vỡ đê ông đã ca tụng những người cộng sản trong tòa báo Lao động thời mặt trận bình dân, những người ngang tàng coi nhà tù là một cái trường đào tạo nên những tay chiến sĩ của cái phần nhân loại bị bóc lột đề chiến đấu với bọn có ở hai vai của mình những cánh tay lao động của người khác.

Cuốn sách này giúp độc giả thấy được tấm lòng của người viết hiểu cái đáy của xã hội không phải từ trên nhìn xuống, từ ngoài nhìn vào mà là người nhập cuộc để thấu hiểu và đưa vào trang viết.

Bến Không Chồng – Dương Hương


Bến không chồng của nhà văn Dương Hướng không chỉ đề cập đến những người lính thời hậu chiến mà còn xây dựng hệ thống nhân vật những người phụ nữ cô đơn mòn mỏi đợi chồng, những hòn Vọng Phu chưa hóa đá. Bến không chồng như một chứng nhân của lịch sử, vắt mình qua hai cuộc chiến tranh, với những nỗi đau mà các nhân vật nữ phải gánh chịu.

Đời Thừa – Nam Cao


Đời thừa – ấn bản mới phát hành của Trí Việt Books tuyển chọn những truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao xoay quanh cuộc sống người trí thức, với những tuyên ngôn để đời của nhà văn Nam Cao về văn chương, nghệ thuật.

Ớ đề tài người trí thức tiểu tư sản, đáng chú ý là các truyện ngắn: Giăng sáng, Truyện tình, Đời thừa, Mua danh… Nhà văn Nam Cao đặc biệt đi sâu vào những bi kịch tâm hồn của họ, qua đó, đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn.

Những tác phẩm văn học Việt Nam đó đã phê phán sâu sắc xã hội phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời, đã thể hiện sự tự đấu tranh bên trong của người trí thức tiểu tư sản trung thực cố vươn tới một cuộc sống đẹp đẽ, thực sự có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người.

Qua sáng tác của mình, Nam Cao thể hiện quan điểm nghệ thuật rằng, một tác phẩm văn học phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người.

“Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và “Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”. Ông đòi hỏi nhà văn phải có lương tâm, có nhân cách xứng với nghề; và cho rằng sự cẩu thả trong văn chương chẳng những là bất lương mà còn là đê tiện.”

Vợ Nhặt – Kim Lân


Tác phẩm “Vợ Nhặt” của tác giả Kim Lân (1921-2007). Ông là một trong những cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Với “Vợ Nhặt”, tác giả viết về cái đói, khi đói người ta thường khổ cực và chỉ muốn chết. Nhưng không, khi đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống.

Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề cận cái chết vẫn khát khao được sống, được hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và hy vọng ở tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người… Chúng ta có thể thấy được điều này ở các nhân vật trong tập truyện ngắn này.

Trúng Số Độc Đắc – Vũ Trọng Phụng


Trúng Số Độc Đắc là tác phẩm văn học Việt Nam cuối đời của Vũ Trọng Phụng. Khác với lối viết tiểu thuyết trước, cứ đến ngày báo ra mới viết một chương, đưa in xong hết mới mới thành sách, Trúng Số Độc Đắc được Vũ Trọng Phụng viết một mạch đến khi hoàn thành, tự tay đi đóng thành quyển rồi mới đưa cho nhà xuất bản.

Với cuốn tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng lên án thế gian và người đời nghiêm khác, thế nhưng giọng kể chuyện, tả cảnh, tả tình cứ hồn nhiên, vui vẻ và có dịp là không quên hài hước.

Viết Trúng số độc đắc, Vũ Trọng Phụng đã tập trung tất cả bút lực để theo dõi, phân tích, mô tả những thay đổi trong đời và trong lòng của chỉ một nhân vật. Không có trang nào mà không có Phúc, tất cả chỉ để biểu đạt tâm tư suy nghĩ của anh, cả ngoại hình anh cũng chỉ được phác họa vài dòng ngắn gọn.

Ông có cái nhìn rất sáng suốt, tính nhạy cảm thật tinh tế, không những trông thấy những tình cảm được biểu lộ mà cả những ý muốn sơ phát còn tiềm tàng, những ký ức bị quên đi bỗng hiện về, những cảm giác từ lâu sống dậy.

Lá Ngọc Cành Vàng – Nguyễn Công Hoan


Lá ngọc cành vàng kể về Nga một nàng tiểu thư con quan tri phủ đem lòng yêu thương tình si gởi đến cho Chi, con trai của một mụ bán hàng quán góa chồng nghèo xơ xác. Gia đình quan tri phủ biết được thì tìm mọi cách ngăn cản cấm đoán mối tình ngang trái ấy.

Ông quan tri phủ cho rằng cái mối tình không môn đăng hộ đối ấy là một tội bất hiếu với liệt tổ liệt tông và ông đã lạm dụng quyền làm cha mà hành hạ tinh thần của cả Nga và Chi rất khắc nghiệt. Hành hạ không xong ông ta thẳng tay trừng trị thể xác và ra tối hậu thư bắt đứa con gái phải tuyệt giao với người tình.

Không chịu nổi sự hành hạ về tinh thần lẫn thể xác, cô con dái đã lên nhà người chú tạm nương náu. Nơi đây cô nhung nhớ người yêu quá đỗi nên hóa thành điên dại. Khi Chi đến thăm nom chăm sóc an ủi thì Nga mới được bình phục trở lại rồi lửa gần rơm lâu ngày cũng bén và Nga có mang đứa con với Chi.

Ông quan tri phủ biết được cái tin động trời này đã ra tay hành hạ Chi và mẹ của chàng rất man rợ, riêng đứa con gái thì ông ta bắt uống thuốc phá thai. Nga cự tuyệt khiến quan tri phủ nổi cơn xung thiên đã xuống tay đánh đập đứa con gái cho đến chết.

Lá Ngọc Cành Vàng được xem như cuốn tiểu thuyết tả chân sinh động và thành công nhất của Nguyễn Công Hoan. Phong cách viết văn trong cuốn truyện này rất đặc trưng tiêu biểu của lớp nhà văn tiền chiến miền Bắc trước đây: tả hoặc muốn tả cái hiện thực, phê phán xã hội thể chế quan lại cũ xưa, đả kích thực dân (ở đây chỉ Pháp) và bọn cường hào ác bá.

Qua ngòi bút của Nguyễn Công Hoan nét trào phúng, hài hước, châm biếm, trào lộng vẫn được lồng trong nội dung cảm động bi thương, để rồi những khắc nghiệt của gia phong quan tri phủ được hiện lên một cách rõ rệt và đáng sợ, để khiến cho cô con gái tên Nga vốn là cành vàng lá ngọc phải chịu những roi đòn thí mạng.

Sóng Ở Đáy Sông – Lê Lựu


“Một chuỗi những sai lầm liên tiếp của một cuộc đời: Núi – người được sinh ra bởi sai lầm của người cha, sau những lần “không thể kìm hãm trước con ở” “đang thời bừng dậy rừng rực”. Một số phận không mong muốn. Một khoảng cách không thể kết nối lại gần với những gì được gọi là chính thống, được sự thừa nhận hợp pháp.

Cuộc đời Núi trượt dài trong tăm tối. Bất hạnh đeo đẳng. Chiến tranh và một thời kỳ bao cấp có thể khiến con người ta trở nên vĩ đại hoặc thấp hèn…

Một màng màu tối, nhưng có thể nhìn thấy cuối đường hầm bừng lên vệt sáng. Và người đọc được quyền bước ra vùng sáng rỡ, nơi con người trở về với nguyên bản thiện lương của mình.

Với lối viết mộc, hiện thực; với những triết lý, ẩn dụ, phúng dụ được nhà văn Lê Lựu sử dụng khá tinh tế và thuần Việt, chắc chắn lớp bạn đọc hôm nay sẽ được bước vào một thời khắc riêng khác, và hình dung về một giai đoạn đầy biến động đã lùi xa.”

– Nhà văn Võ Thị Xuân Hà –

Trại Bồ Tùng Linh – Thế Lữ


Trại Bồ Tùng Linh là một tiểu thuyết cho thấy sự tiếp nối tuyệt vời với Vàng và máu, tác phẩm văn học Việt Nam lạ lùng đã làm sống lại hồn cốt truyền kỳ xưa cũ trong hình hài của lối văn hiện đại, khi đó trước hết là một câu chuyện “ma”, gợi lại motif phong tình giữa văn nhân và hồ ly, tinh mộc, hồn hoa trong các truyền truyền kỳ thời trung đại.

Ngay mở đầu tác phẩm, Thế Lữ đã chủ ý lôi kéo người đọc hướng về các tích truyện Liêu Trai khi để cho Tuấn viết thư kể với người bạn thân tên “Bình” việc mình “gọi đùa” trại Bồ nơi anh đến ở là “Trại Bồ Tùng Linh”, thậm chí còn tin rằng “cái tên đặt trong lúc cợt tính đó không ngờ lại hợp với cái cảnh biệt tịch này đến thế. (Nhất là từ bữa xảy ra ở đây những việc có thể gọi là rất dị thường)”; và để cho Dần, thằng nhỏ Tuấn đem theo giúp việc, “tuy rất ít mồm miệng mà ngay hôm đầu cùng nói lên một ý nghĩ tương tự” như của Tuấn: “trại này trông như một trại có ma”.

Bỉ Vỏ – Nguyên Hồng


“Bỉ vỏ”: “…Ngay ở những tầng lớp cặn bã nhất, chỉ biết có chém giết lừa bịp, vẫn ánh lên những tia sáng nhân đạo, vẫn còn lòng yêu thương chung thủy, lòng hi sinh, dám xả thân vì một nghĩa cử, dám sống chết để bảo vệ đồng đội và nhất là những thoáng khát vọng muốn thoát khỏi cuộc đời tội lỗi của mình. Cái nhìn của Nguyên Hồng ở đây cũng giống như cái nhìn của Gorki khi viết về tầng lớp “dưới đáy” của xã hội Nga, mang đầy tính chất nhân đạo chủ nghĩa. Cho nên đọc chuyện những nhân vật này, ta thấy tội ác của họ, nhưng đồng thời cũng thương xót cho những kiếp người đã bị xã hội độc ác nhấn chìm vào vũng bùn tội lỗi và ngụp lặn trong ấy cơ hồ không thể ngoi lên được…”

(Giáo sư Phan Cự Đệ)

Thời Xa Vắng – Lê Lựu


Thời xa vắng là một tiểu thuyết tiêu biểu trong đời viết văn của nhà văn Lê Lựu. Tác phẩm ông chứa một dung lượng lớn chặng đường lịch sử 30 năm oai hùng của dân tộc, từ buổi lập nước đến lúc giải phóng toàn bộ đất nước.

Lịch sử được khái quát bằng tiểu thuyết thông qua số phận của anh nông dân Giang Minh Sài: học giỏi, là niềm hy vọng, tự hào của cả gia đình và dòng họ. Nhưng cũng chính niềm tự hào đó cũng đã đặt lên vai cậu bé Sài một thứ áp lực vô hình, lúc nào cũng phải học phải làm theo những điều mà mọi người xung quanh cho là “tốt nhất”.

Lấy vợ cũng phải do cha mẹ chọn, ngủ với vợ cũng vì để tránh cái án kỷ luật làm ô nhục danh tiếng gia đì Là một người lính với vẻ ngoài thô mộc, khô khan nhưng thực chất bên trong con người Sài lại là một người đang vùng vẫy với niềm khao khát được yêu, được sống với cảm xúc thực sự của mình. Hơn nữa tác phẩm văn học Việt Nam này còn có nhiều tầng nhiều lớp với những trăn trở rất đáng suy ngẫm của tác giả.

Việc Làng – Ngô Tất Tố


Từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác, phóng sự Việc Làng giới thiệu với độc giả, nhất là bạn đọc trẻ ở các vùng miền khác trong nước ta về cuộc đời và con người trong bức tranh làng quê Bắc Bộ.

Việc Làng lôi cuốn bạn đọc với khối lượng hiểu biết sâu rộng về bộ mặt làng quê, được ghi lại sinh động với biết bao “phong tục, hủ tục” , phổ biến trong cuộc sống của làng quê Việt Nam cách đây non thế kỷ.

Không chỉ nói đến những “hủ tục“, Việc Làng tinh tế nhắc đến các tập quán có ý nghĩa về sự gắn bó của dân với làng, về tục “vào ngôi” khi con trẻ ra đời, về nghi lễ khi có người qua đời, về lễ thượng điền, về nghệ thuật ẩm thực hay một số công việc cần cù trong tập quán làm lúa nước, chăn nuôi gia cầm,

Việc Làng chỉ ra những “hủ tục” nơi làng quê, không phải của dân lành mà “danh nghĩa làng” đã bị lợi dụng để bóc lột dân quê từ đời này qua kiếp khác. Vì vậy có thể nói, đến tận hôm nay, đọc lại Việc Làng, chúng ta vẫn thấy ẩn chứa nhiều bài học về quá trình xây dựng đời sống văn hóa nông thôn.

Bước Đường Cùng – Nguyễn Công Hoan


Bước đường cùng đánh dấu đỉnh cao về tư tưởng của nhà văn Nguyễn Công Hoan và là một trong những tác phẩm văn học Việt Nam hay nhất tiêu biểu cho văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước Cách mạng.

Viết “Bước đường cùng”, tác giả đã lường trước hậu quả là sách sẽ bị cấm. Thậm chí, người viết còn bị truy tố. Nhưng ông không sợ. Ông nghĩ, nếu bị nặng lắm thì ông cũng chỉ lãnh án từ một tới năm năm tù. Khi trở về, ông sẽ lại viết văn.

Bước đường cùng là tiểu thuyết nói về anh Pha, một nông dân nghèo bị Trương Thi – người hàng xóm không tốt bỏ bã rượu vào ruộng rồi báo Tây đoan về bắt. Nhưng Thi bỏ lầm vào ruộng Nghị Lại, một địa chủ lớn trong vùng. Pha thoát nạn. Nghị Lại xúi Trương Thi kiện Pha, rồi lại xúi Pha kiện Trương Thi… cứ như vậy, Nghị Lang thành ngư ông đắc lợi.

Vụ thuế đến, lính cơ về làng, tróc nã, bắt trói, cùm kẹp; Sau vụ thuế, nhiều gia đình nông dân khánh kiệt, trong khi Nghị Lại và bọn kỳ hào kiếm hàng trăm. Vợ chồng Pha phải đến làm thuê cho Nghị Lại, vất vả quần quật mà cơm độn cà thiu không đủ no. Chị Pha về ốm nặng, Pha lại phải đến vay thóc Nghị Lại để ăn. Vợ anh vẫn ốm, không có tiền mua thuốc, chỉ uống mấy thứ lá linh tinh, rồi lễ bái, chạy mồ Anh phải đến phục dịch nhà Nghị Lại, rồi bị đòn, bị đuổi oan ức.

Nước sông lên to, Pha và hàng trăm nông dân phải đi hộ đê, trong khi vợ con nhịn đói. Rồi nạn dịch tả. Chị Pha chỉ vì không chịu tiêm chủng đã chết về dịch. Đã thế, Pha còn bị “làng” bắt vạ vì cho rằng anh “hỗn xược với thần” để làng bị dịch! Đứa con của anh cũng chết nốt, chỉ còn mình anh trơ trọi, túng đói.

Tác giả dùng ngòi bút châm chích, giễu cợt đám quan lại, song với những người dân quê, không phải không có lúc ông buông lời bỡn cợt, bỡn cợt đến độ vô tình hóa ra xúc phạm họ, như khi ông tả người nông dân bị một viên Tây đoan giơ ba toong dọa, “hàng trăm người chạy ồ như vịt, ngã cả lên nhau”, hoặc trước cái khóc đầy oan ức của chị Pha, ông viết “Thấy chị Pha khóc một cách lố bịch…”.

Sống Mòn – Nam Cao


“Cuối năm 1944, Nam Cao viết xong Sống mòn. Tập tiểu thuyết ấy quăng đi, ném lại, không lọt qua được lưới kiểm duyệt để xuất bản, tuy rằng soi từng chữ không có chỗ nào bắt bẻ được. Sống mòn tả cuộc sống thiểu não, quẩn quanh, nhỏ nhen của mấy người trí thức tiểu tư sản nghèo, một cuộc sống mù xám cứ “mốc lên, rỉ đi, mòn ra, mục ra”, không có lối thoát. Rộng hơn là vận mệnh mấy con người ấy, ta thấy đặt ra một cách ám ảnh vấn đề vận mệnh chung của cả một xã hội chua xót, đau đớn, buồn thảm, tủi nhục, trong đó, đời sống không còn ý nghĩa, quay về phía nào cũng thấy dựng lên những bức tường bế tắc.”

(Nguyễn Đình Thi)

Kết Luận

Trên đây là TOP 30 Tác phẩm văn học Việt Nam kinh điển hay nhất mà chúng mình tìm kiếm và tổng hợp được. Hi vọng qua những gợi ý ở trên, bạn đọc sẽ sớm tìm được cho mình các tác phẩm văn học Việt Nam phù hợp nhất cho bản thân.