Những người con xa xứ

     

Dù sinh sống nơi đất khách nhưng những người con của quê hương Long An vẫn đau đáu nỗi nhớ nhà. Sâu thẳm trong tâm hồn, họ luôn hướng về nơi “chôn nhau, cắt rốn” và mong muốn được đóng góp cho quê hương.

Bạn đang xem: Những người con xa xứ


1. Hơn 10 năm nay, những học sinh thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn của 19 trường học trên địa bàn huyện Thủ Thừa đều đặn nhận được những phần quà, học bổng từ một mạnh thường quân là bà Ngô Việt Phương. Bà Phương năm nay gần 80 tuổi. Sinh ra và lớn lên tại thị trấn Thủ Thừa, sau đó, gia đình bà di cư sang Mỹ. Sau nhiều năm đi, về giữa 2 quốc gia, bà Phương hiện đang sinh sống tại TP.HCM.

*

UBND tỉnh họp mặt và vinh danh những kiều bào có nhiều đóng góp cho quê hương

Theo Chủ tịch Hội Thân nhân kiều bào (TNKB) huyện Thủ Thừa - Huỳnh Văn Sang, bà Phương rời quê hương đã lâu, hiện còn một người con gái sinh sống tại thị trấn Thủ Thừa. Hàng năm, ngoài về thăm con, cháu, bà còn kết hợp làm công tác từ thiện. Từng trải qua những tháng ngày gian khó nên bà đồng cảm và muốn tạo điều kiện cho trẻ em nghèo được học hành đàng hoàng, trở thành người có ích cho xã hội.

Với tấm lòng đó, tháng 12 hàng năm, thông qua Hội Người Hoa Miếu Bà Thiên Hậu (thị trấn Thủ Thừa) và Hội TNKB huyện, bà Phương trao tặng gần 400 phần quà, trị giá khoảng 450.000 đồng/phần, gồm tập, viết, bánh, kẹo, tiền mặt,… nhằm tiếp thêm động lực cho trẻ em nghèo đến trường. Mỗi phần quà giá trị tuy không lớn nhưng đó là tấm lòng của người con xa xứ luôn hướng về quê cha, đất tổ.

Ông Huỳnh Văn Sang cho biết, tính riêng năm 2019, kiều bào và TNKB trên địa bàn huyện đóng góp trên 1 tỉ đồng. Cùng với vận động kiều bào và gia đình làm nhiều việc nghĩa tình với quê hương, hội luôn chú trọng tuyên truyền đường lối, chủ trương,chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến kiều bào.

Xem thêm: Xem Số Khung Xe Dream Thái, Số Khung Xe Dream Thái Nằm Ở Đâu

2. Đường nông thôn xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, ngày nay khang trang hơn. Nhiều tuyến đường trục ấp tiếp tục được nâng cấp, mở rộng với sự tham gia củangười dân, trong đó có sự đóng góp của những kiều bào. Chủ tịch Hội TNKB xã - Bùi Văn Sánh cho hay: “Toàn xã hiện có 33 hội viên TNKB. Từ đầu năm đến nay, kiều bào và gia đình đóng góp gần 110 triệu đồng và 700 đôla Mỹ cùng địa phương xây dựng các công trình và làm công tác xã hội”.

Một trong những kiều bào có nhiều đóng góp trong những năm qua phải kể đến bà Lê Thị Năm, quê ấp Chợ Mỹ, xã Mỹ Lệ. “Bà Năm lập gia đình và sang Đức định cư từ những năm 1970. Hiện nay, bà cùng 2 người con trai chuyển qua Mỹ sinh sống và làm việc. Dù bước vào tuổi 70 nhưng với bà, còn sức khỏe là còn lao động vì muốn làm nhiều việc hơn để giúp ích cho đời” - bà Phạm Thị Mai Hương, ngụ ấp Chợ Mỹ, chị họ của bà Năm, cho biết.

Mỗi người con xa quê có một cách thức khác nhau để hướng về quê cha, đất tổ. Với bà Năm, dù sinh sống tại nước ngoài nhiều năm nhưng vẫn luôn nhớ mình là người Việt Nam. Bà Năm tâm sự: “Tôi thấy mình may mắn hơn nhiều người. Vì vậy, tôi muốn sẻ chia, giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn để họ có động lực vươn lên. Đó cũng là thể hiện truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam ta”.

*

Cô Lê Thị Năm thăm hỏi, tặng quà cho người nghèo

Được biết, thông qua họ hàng ở quê nhà, bà Năm thường xuyên gửi tiền về góp sức xây dựng các công trình tại địa phương như trải đá đường giao thông nông thôn, tặng quà người khuyết tật, hộ nghèo,… Và bà cứ duy trì như thế suốt nhiều năm nay, chưa bao giờ có ý định sẽ ngừng lại. “Dù gia đình có điều kiện nhưng cứ cách năm, bà Năm mới về thăm nhà một lần. Bà bảo, mỗi lần về tốn nhiều chi phí, số tiền đó có thể giúp đỡ nhiều người hơn” - một người chị họ của bà Năm kể.

Tết đến, xuân về, mỗi người Việt Nam đều mong muốn được trở về đoàn tụ bên gia đình. Tuy nhiên, có nhiều người vì hoàn cảnh không thể về thăm quê nhưng tấm lòng của họ luôn được “người ở nhà” trân trọng, khắc ghi./.