Mỹ nhân trung hoa thời xưa làm đẹp như thế nào

     

Lịch sử Trung Quốc nổi tiếng với nhiều tuyệt sắc giai nhân, vẻ đẹp của họ luôn được người đời nhớ tới cho mãi về sau. Tuy nhiên, cổ nhân nói không sai “hồng nhan bạc phận” bởi phần lớn các mỹ nhân này đều có số phận chông chênh, người thì dùng làm công cụ chính trị dâng lên vua, lại có người khiến người bậc thiên tử thời ấy si mê đến độ bỏ bê triều chính, sụp đổ cả một triều đại. Nhưng tất cả họ đều đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Dưới đây là 10 mỹ nhân đẹp nhất Trung Quốc thời xưa, cùng Tạp chí sắc đẹp tìm hiểu xem họ là ai nhé!

Tây Thi

TOP 10 mỹ nhân đẹp nhất trung quốc thời xưa

Mặc dù sở hữu nhan sắc “chim sa cá lặn”, song cuộc đời của những đại mỹ nhân lại vô cùng cay đắng, bất hạnh.

Bạn đang xem: Mỹ nhân trung hoa thời xưa làm đẹp như thế nào

Tây Thi

Đứng đầu danh sách mỹ nhân đẹp nhất Trung Quốc thời xưa chính là Tây Thi. Tây Thi (tên thật là Thi Di Quang) – Con gái của một người kiếm củi họ Thi ở núi Trữ La, Gia Lãm, thời Xuân Thu. Nàng là một đại mỹ nhân khiến vua Phù Sai mê mệt, dẫn tới họa diệt vong của nước Ngô.

Nàng được biết đến là một trong bốn người phụ nữ đẹp nhất Trung Quốc thời cổ đại. Tuy làm nghề dệt vải ở vùng núi Trữ La, Gia Lãm (nay là Chư Kỵ) song nhờ có ngũ quan đoan chính, tướng mạo kiều diễm mà nhan sắc của nàng mới được người đời ví như “trầm ngư”.

Theo sử sách ghi chép: “Tây Thi đẹp tới mức ‘chim sa cá lặn’, chỉ cần hiện diện ở đâu là cây cối nghiêng ngả còn vạn vật thì dường như đắm chìm bởi dung nhan quá đỗi hoàn hảo từ nàng – người đứng đầu trong hàng Tứ đại Mỹ nhân thời bấy giờ”.



Nàng Tây Thi

Dương Quý Phi

Theo sổ sách ghi chép, Dương Quý Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn, chính là sủng phi của vua Đường Huyền Tông Lý Long Cơ. Nàng nổi tiếng với nhan sắc ” nghiêng nước nghiêng thành” bởi sắc vóc đậm đà, khuôn mặt diễm lệ cùng nước da trắng mịn theo quan niệm xưa.

Đặc biệt, chuyện tình giữa nàng và bậc Vương quyền thời Đường được người đời nhắc tới rất nhiều bởi khung cảnh ước lệ của sự xa hoa tột đỉnh. Đường Huyền Tông say mê, sủng ái Dương Quý một cách mù quáng khiến cả một triều đại hưng thịnh dần rơi vào tình tàn vong.



Dương Quý Phi

Tương truyền rằng, một hôm nàng cùng các cung nữ đi dạo ở ngự hoa viên và nàng vô tình chạm vào cây xấu hổ, cây xấu hổ cụp lá lại và rũ xuống. Sau này, sử sách mệnh danh nàng là mỹ nữ “Tu Hoa” (hoa xấu hổ).

Vương Chiêu Quân

Nàng là mỹ nhân sở hữu tài mạo song toàn thời Tây Hán và cũng chính là một trong tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Sắc đẹp của nàng được ví như “lạc nhạn”, tức sắc đẹp khiến chim trời đang bay cũng phải thẩn thơ đến mức ngừng vẫy cánh mà rơi xuống đất.

Sắc đẹp “nghiêng thành đổ nước” của Vương Chiêu Quân không những khiến nhiều vị hoàng đế say đắm mà còn làm thay đổi vận mệnh của một triều đại. Cô đã đồng lòng thực hiện một “kế hoạch” của Vua Hán Vũ đó là đồng ý kết hôn với vua Hung Nô để mang lại hòa bình cho cả 2 nước.



Vương Chiêu Quân

Sau khi Vương Chiêu Quân qua đời, người dân vùng Hung Nô đã xây dựng một đền thờ tưởng để tưởng niệm nàng. Nhiều đời sau, ngôi đền được trùng tu bởi cả người Hán & người Hung Nô.

Điêu Thuyền

Vào thời Tam Quốc, Điêu Thuyền được biết đến là một mỹ nhân xinh đẹp có tài năng ca múa thượng thừa. Vẻ đẹp của nàng ví như “bế nguyệt”, tức mặt trăng phải xấu hổ trước dung nhan ấy buộc phải giấu mình đi.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Điêu Thuyền được nhắc tới là người phụ nữ làm thay đổi lịch sử Trung Quốc bởi đã khiến liên minh Đổng Trác – Lữ Bố tan rã. Bên cạnh đó, nàng cũng là bậc đại mỹ nhân bạc mệnh, chịu tủi nhục bởi những mưu toan chính trị trong lịch sử Trung Hoa.



Nhan sắc của Điêu Thuyền được ví là “Bế nguyệt”, tức sắc đẹp của nàng khiến mặt trăng phải xấu hổ mà giấu mình đi

Võ Tắc Thiên

Võ Tắc Thiên đại đế (624 – 705) – Là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, bởi bà lên ngôi hoàng đế bằng chính năng lực của mình, hoàn toàn không phải là tượng gỗ chỉ nghe theo sự điều khiển của kẻ khác.



Võ Tắc Thiên

Triệu Phi Yến

Triệu Phi Yến – Một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa, cùng thời với người đẹp Vương Chiêu Quân. Cô vốn nổi tiếng khi sở hữu dung mạo tuyệt thế, thân thể nhẹ nhàng tựa như chim yến, nên được gọi Phi Yến (nghĩa là chim yến đang bay).

Triệu Phi Yến mệnh danh là “Đệ nhất thiên hạ”, dung mạo không ai sánh bằng, đồng thời sự hiểm độc của của nàng khó có người so bì được.

Nhập cung thời Thành Đế cùng với Tiệp Dư và được lên làm hoàng hậu. Khi Bình Đế bị phế truất làm thường dân, tự sát mà chết.


Thượng Quan Uyển Nhi

Thượng Quan Uyển Nhi (664-710), là người tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Thượng Quan Uyển Nhi nổi tiếng là nữ tể tướng nhà Đường, người hỗ trợ đắc lực của Võ Tắc Thiên, và cũng chính là người phụ nữ quyền lực làm nên một giai đoạn lịch sử truyền kỳ của Trung Quốc cổ đại.


Thượng Quan Uyển Nhi được đánh giá cả sắc lẫn tài năng

Ngu Cơ

Ngu Cơ sinh ra ở huyện Thuật Dương, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), vào thời đại cuối nhà Tần. Nàng không chỉ sở hữu nhan sắc đẹp tuyệt trần mà còn rất giỏi múa hát. Ngu Cơ là vợ của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ – một vị tướng quân nổi tiếng thời Hán Sở.

Tình yêu thủy chung, son sắt một lòng với Hạng Vũ luôn khiến người đời sau ngưỡng mộ. Nàng đã chấp nhận hy sinh mạng sống để có thể vực dậy tinh thần cho chồng mình. Cái chết của nàng tại Cai Hạ đã trở thành một câu chuyện nổi tiếng được ca tụng vào nhiều đời sau.

Đến khi cả hai nhắm mắt xuôi tay, trong lòng họ vẫn mãi nguyên vẹn tình yêu thủy chung dành cho người còn lại.


Trương Lệ Hoa

Tuy là con nhà nông, phải phụ cha mẹ làm những công việc đồng áng nặng nhọc nhưng Trương Lệ Hoa vẫn giữ nguyên nét đẹp tuyệt thế giai nhân: “Da trắng như tuyết, mái tóc dài bảy thước, bóng đến soi gương được, lông mày sắc nét như tranh vẽ”. Đặc biệt, nàng còn có trí nhớ hơn người, vô cùng nhạy bén và tinh anh.


Tuy gây ra nhiều tội ác nhưng Trương Lệ Hoa vẫn là một người đàn bà có lòng tự trọng. Trước khi bị hành quyết, nàng để lại di ngôn xin được di táng tại Tần Hoài bởi tự nhận có thân phận thấp hèn, không xứng được an táng bên cạnh vua Trần Hậu Chủ.

Bao Tự

Bao Tự là vương hậu thứ hai của Chu U Vương – Vị thiên tử cuối cùng thời Tây Chu thuộc lịch sử Trung Hoa. Bao Tự được đánh giá là mỹ nhân có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Ngoài dung mạo xinh đẹp, nàng được người biết đến với danh hiệu “hồng nhan họa thủy” (tức mỹ nhân gây đại họa liên lụy đến các quân vương, là nguyên nhân làm suy tàn một triều đại).


Trên đây là TOP 10 mỹ nhân đẹp nhất trung quốc thời xưa được người đời sau luôn nhắc tới. Để theo dõi những bài viết hay, mời bạn truy cập website Tạp chí sắc đẹp để cập nhật thông tin mới nhất!

Những mỹ nhân trong phim cổ trang Hoa ngữ thường được ví von là “vạn người mê”. Nhan sắc khuynh thành của nàng khiến khán giả phải mê mẩn vào ao ước. Hay những chuyện kể về “tứ đại mỹ nhân” : Điêu Thuyền, Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Dương Quý Phi đều khắc họa hình tượng “nghiêng nước nghiêng thành” của phụ nữ Trung Hoa xưa luôn được truyền tụng trong dân gian từ bao thế kỷ.

Dẫu ai cũng biết thực tế lịch sử có sự khác biệt, nhưng cũng vì vậy mà càng thôi thúc ta thêm hiếu kỳ tìm hiểu về những bí quyết làm đẹp truyền thống của phụ nữ Trung Hoa cổ đại.

Xem thêm: Gamma Bức Xạ Gamma Bức Xạ Là Gì? Ứng Dụng Của Tia Gamma Trong Y Học

*
Mỹ nhân Trung Hoa thời xưa làm đẹp như thế nào?

Nhan sắc chuẩn mực của phụ nữ Trung Hoa xưa là vóc chân tay nhỏ nhắn, tóc đen dài, làn da trắng, đôi mắt sáng, cong dài (hay to tròn), hàm răng trắng, đôi môi hồng hồng và chân mày cong cong lá liễu… Vậy những mỹ nhân của Trung Hoa xưa đã làm đẹp như thế nào? Hãy cùng tiengtrungquoc.edu.vn tìm hiểu nhé!


Nội dung bài viết

Định kiến xưa và quan niệm về làm đẹp hiện nay

Khởi nguồn của những bí quyết làm đẹp

Cây lăn mặt cẩm thạch được cho là sản phẩm của thời nhà Thanh Trung Hoa (1644 – 1911). Đây là bí quyết làm đẹp phổ biến chốn hậu cung nhà Thanh và vẫn được yêu thích đến tận ngày nay. Có nhiều điển tích còn tồn tại chứng minh đây là dụng cụ làm đẹp mà Từ Hi Thái Hậu (Hiếu Khâm Hiển Hoàng Hậu) rất tin dùng. Được biết, con lăn mát lạnh trên da mặt, giúp massage mặt nhẹ nhàng, hỗ trợ máu huyết lưu thông để duy trì và cải thiện làn da mịn màng.

*
Mỹ nhân Trung Hoa thời xưa làm đẹp như thế nào?

Chè dưỡng nhan: Không chỉ chăm sóc sắc đẹp từ bên ngoài, phụ nữ Trung Quốc cổ đại còn chú trọng bảo vệ và nuôi dưỡng nhan sắc của mình từ bên trong cơ thể. Một trong những cách thức hiệu quả thường được sử dụng là dùng chè dưỡng nhan.

*
Mỹ nhân Trung Hoa thời xưa làm đẹp như thế nào?

Món chè dưỡng nhan có các thành phần chính bao gồm: nhựa đào, tuyết yến, kỷ tử, tuyết liên tử, hạt sen, táo đỏ, long nhãn,… Đây là một món ăn khá nổi tiếng của Trung Quốc với công dụng giúp chăm sóc sắc đẹp.

Trong đó, nhựa đào có tác dụng làm lưu thông khí huyết giúp làn da hồng hào, mịn màng. Tuyết yến có chức năng bổ sung độ ẩm, cải thiện làn da khô. Tuyết liên tử (hay còn gọi là bồ mễ) thì rất hiệu quả trong việc thanh lọc cơ thể và chống lão hóa.

*
Mỹ nhân Trung Hoa thời xưa làm đẹp như thế nào?

Tất cả những thành phần này đều chứa lượng collagen thực vật lớn giúp chống nhăn da, làm da săn chắc và đàn hồi. Không chỉ giúp dưỡng nhan, món chè này còn có chức năng giải tỏa áp lực, làm tinh thần thư thái, giúp dưỡng thần hiệu quả. Bên cạnh đó, chè dưỡng nhan còn rất tốt cho tiêu hóa, bổ dưỡng nhưng không gây tăng cân, là một món ăn tốt giúp giữ gìn vóc dáng.

Nước vo gạo: phụ nữ Trung Hoa xưa tận dụng một thứ rất quen thuộc trong đời sống đó là nước vo gạo. Không chỉ là bí quyết dân gian, nghiên cứu khoa học đã chứng minh trong nước vo gạo lên men rất giàu chất chống oxy hóa, các axit amin và đặc biệt là Inositol – một carbohydrate có khả năng giúp phục hồi tóc khô gãy.


*
Mỹ nhân Trung Hoa thời xưa làm đẹp như thế nào?

Cánh hoa hồng: Trong các bộ phim cổ trang, ta cũng rất hay bắt gặp cảnh các phi tần, mỹ nữ của hậu cung ngâm mình trong bồn tắm được rải đầy cánh hoa hồng. Chính xác đây là một bí quyết làm đẹp khác không chỉ được ưa chuộng hiện nay, mà còn rất được các mỹ nhân Trung Hoa yêu thích.

*
Mỹ nhân Trung Hoa thời xưa làm đẹp như thế nào?

Mỹ nhân xưa thường thả cánh hoa hồng vào trong bồn tắm cùng với sữa dê vừa để dưỡng da mềm mại, ẩm mượt, mịn màng lại vừa “tẩm ướp” hương thơm nhẹ nhàng của hoa lên cơ thể. Trong cánh hoa hồng còn chứa nhiều vitamin C, các vitamin nhóm B, D, E, K… cùng các chất chống oxy hóa, mang đến hiệu quả tuyệt vời trong việc làm sáng da và ngăn ngừa lão hóa.

Trà xanh: Người Trung Hoa cho rằng lão hóa da có thể trị bằng các loại thảo mộc và họ cho rằng trà xanh có công dụng rõ rệt nhất trong việc cải thiện sắc vóc, họ thích uống nhiều trà xanh giàu chất chống oxy hóa và cũng nổi tiếng với đặc tính chống viêm của nó.

*
Mỹ nhân Trung Hoa thời xưa làm đẹp như thế nào?

Trà xanh có tác dụng rất hiệu quả đối với làn da của phụ nữ. Nếu làn da bị ảnh hưởng bởi tác hại của ánh nắng mặt trời, trà xanh có thể giúp chúng mau chóng hồi phục. Trà xanh còn giúp ngăn ngừa lão hóa sớm, làm da sáng hơn, đáng nói hơn hết là khả năng ngăn ngừa các loại ung thư da. Uống trà xanh thường xuyên và đúng cách, hiệu quả sẽ rõ rệt, loại bỏ các độc tố trên da, làm da căng mịn.

*
Mỹ nhân Trung Hoa thời xưa làm đẹp như thế nào?

Bột ngọc trai: Phấn làm từ bột ngọc trai cũng là một trong những sản phẩm trang điểm ưa chuộng nhất của giới quý tộc Trung Hoa thời bấy giờ với công dụng không chỉ làm trắng da mà còn có thể chăm sóc da vô cùng hiệu quả. Cụ thể, phấn bột ngọc trai không những làm trắng da tức thì mà còn nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, chống lão hóa da, giúp làm tăng độ đàn hồi của da.

*
Mỹ nhân Trung Hoa thời xưa làm đẹp như thế nào?

Theo nghiên cứu dược điển đông y Trung Quốc, ngọc trai không chỉ là loại trang sức sang trọng quý phái dùng làm đẹp cho phụ nữ. Ngọc trai nếu được nghiền thành bột, nó sẽ trở thành loại mỹ phẩm dưỡng trắng da một cách thần diệu, chứa nhiều các tinh chất như: canxi (81%), protein (15%), các nguyên tố vi lượng (đồng, kẽm, sắt…), các axit amin khác qua lớp xà cừ hình thành.

Chúng có tác dụng giảm stress, làm sạch, mịn và trắng da, tăng độ đàn hồi, giảm thiểu những nếp nhăn. Không chỉ vậy, dưỡng trắng bằng bột ngọc trai giúp da mặt bắt phấn tốt hơn khi trang điểm.

Quan niệm về cách làm đẹp của Trung Hoa thời xưa

Người Trung Quốc hay người châu Á nói chung đều có quan niệm thẩm mỹ đặc biệt về mắt phượng mày ngài. Đôi mắt và cặp mày là một trong những đường nét quan trọng, phần nào nói lên tính cách và cả một số phận. Do vậy, người phụ nữ Trung Quốc đã tinh tế nhận ra và rất chú trọng chăm sóc đôi mày.

Định kiến xưa cũng cho rằng chân mày lá liễu thon và dài, phác hoạ vẻ đẹp đoan trang và số phận vinh hoa phú quý kéo dài. Ngược lại, lông mày ngắn, đứt đoạn bị xem là đoản hậu và số mệnh gian truân.

*
Mỹ nhân Trung Hoa thời xưa làm đẹp như thế nào?

Thời đại nhà Tần, phụ nữ quý tộc ưa chuộng tỉa đôi lông mày dài, tự nhiên; nhà Hán, nhà Đường, phụ nữ sẽ cạo lông mày và dùng chì than vẽ lại những kiểu dáng ưa thích. Thời kì Chiến Quốc (475 – 221 TCN), phụ nữ Trung Quốc thường sử dụng hồ bóng làm từ cành liễu cháy để vẽ lông mày lá liễu. Đến thời Đường thì kiểu dáng lông mày phong phú và đa dạng hơn.

Phổ biến nhất là chân mày mỏng và cong giống như lá liễu hay mặt trăng, biểu hiện của sự nhẹ nhàng và thanh lịch. Nhà Đường được xem là giai đoạn thăng hoa nhất của phong cách trang điểm và thời trang trong lịch sử Trung Hoa phong kiến cổ đại.

Thời Đường và Tống Trung Quốc chuộng trào lưu vẽ hoạ tiết ở giữa mi tâm (trán). Cái dấu hiệu trước trán này được gọi là huadian (花鈿). Tương truyền con gái Tống Vũ Đế là công chúa Thọ Dương, ban ngày nằm dưới điện Hàm Chương, hoa mai rơi vào trán công chúa thành hình hoa năm cánh không chỉ phủi mãi không hết mà còn lau mãi không phai.

*
Mỹ nhân Trung Hoa thời xưa làm đẹp như thế nào?

May mắn thay, vết hoa lại làm công chúa xinh đẹp và nổi bật hơn. Vậy là đời sau có kiểu trang điểm hình hoa mai giữa mi tâm. Dần dà không chỉ có màu hoa mai, Huadian còn phát triển sang nhiều sắc khác nhau như đỏ, xanh lá (nhưng thường nhất vẫn là màu đỏ kiêu sa và sang trọng); hình dạng: cánh hoa, chim, cá; trên đa dạng chất liệu như màu sơn, giấy, lá vàng bạc, cánh hoa, xương cá, vỏ sò, lông chim, cánh chuồn chuồn.

Nhắc đến màu sắc, thời phong kiến cổ đại rất thận trọng trong việc phân chia và sử dụng màu sắc theo giai cấp địa vị. Như luật lệ nhà Chu quy định triều đình dùng màu vàng, người trong hoàng gia sử dụng màu đỏ hoặc đen và dân thường không được dùng sắc tươi sáng.

*
Mỹ nhân Trung Hoa thời xưa làm đẹp như thế nào?

Vì lẽ đó, sơn móng tay màu đỏ sẽ là đặc quyền của nữ nhân hoàng tộc và gia đình quyền quý. Nói về sơn móng tay, ào giai đoạn này, loại nước sơn móng tay đầu tiên xuất hiện được làm từ hỗn hợp kẹo cao su Ả Rập (gum Arabic), gelatin, sáp ong và trứng.

Người Trung Hoa cổ đại cũng rất chăm chút mái tóc bởi vì “cái răng cái tóc là gốc con người”. Bí quyết để có được mái tóc đen huyền và dài mượt, phụ nữ thường nhuộm tóc bằng màu nhuộm Henna (xuất xứ từ Ấn Độ) và gội đầu bằng nước bồ kết đun.

Định kiến xưa và quan niệm về làm đẹp hiện nay

Thời cổ đại phong kiến không có tạp chí thời trang, không có biểu tượng làm đẹp, beauty blogger… thì định nghĩa về cái đẹp gom trọn lại, có thể nói vừa phức tạp vừa đơn giản: Cái đẹp là những điều hoàng đế yêu thích.

Bên cạnh đó, cái đẹp của thời cổ đại cũng có mối quan hệ chặt chẽ với yếu tố xã hội, chính trị và kinh tế. Phụ nữ cổ đại Trung Quốc có địa vị xã hội thấp (hơn đàn ông). Và vì chế độ “nam nhân tam thê tứ thiếp”, phụ nữ cần và buộc chăm chút sắc đẹp để có thể nổi bật hơn so với người phụ nữ (vợ) khác.

*
Mỹ nhân Trung Hoa thời xưa làm đẹp như thế nào?

Tất nhiên, thời xưa có chuẩn về vẻ đẹp của người phụ nữ rất khác ngày nay. Trong bối cảnh hiện đại, phụ nữ và đàn ông là bình đẳng, không chia cao thấp sang hèn. Phụ nữ hiện đại sẽ làm đẹp vì bản thân, là cách để yêu thương bản thân hơn và tôn trọng những người xung quanh.

*
Mỹ nhân Trung Hoa thời xưa làm đẹp như thế nào?

Học thuộc lòng bí quyết làm đẹp của phụ nữ Trung Hoa để có một làn da, sắc vóc đẹp không hề khó phải không? Với những nguyên liệu 100% từ thiên nhiên và các loại thảo dược phụ nữ Trung Hoa đã áp dụng để cải thiện nhan sắc của mình. Ngày nay, sự phát triển của ngành mỹ phẩm làm đẹp phát triển mạnh mẽ, bạn có thể kết hợp thêm những phương pháp hiện đại để chăm sóc làn da được tốt hơn nhé.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?