Những loại trái cây chứa nhiều đường

     

SKĐS - Trái cây rất tốt cho sức khỏe bởi nó chứa chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên nhiều loại trái cây cũng chứa rất nhiều đường. Điều này có thể không tốt cho một số người đang có ý định giảm cân hoặc có vấn đề về sức khỏe như mắc bệnh đái tháo đường.


Những loại trái cây chứa nhiều đường


1. Quả nho

Trong một cốc nho có khoảng 23g đường. Một số loại nho siêu ngọt, chẳng hạn như nho kẹo còn chứa nhiều đường hơn các loại khác. Và khi ăn nho, chúng ta rất dễ ăn nhiều, điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ nạp nhiều đường vào cơ thể. Vì vậy, nếu muốn ăn nho mà không muốn tăng cân hay làm tăng đường trong máu, bạn nên cắt đôi quả nho hoặc để đông lạnh để ăn chậm hơn và ít hơn.

Bạn đang xem: Những loại trái cây chứa nhiều đường



Nho là loại trái cây chứa rất nhiều đường.

2. Quả anh đào

Anh đào có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe do chúng chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm. Tuy nhiên, ăn quá nhiều cũng dễ làm tăng lượng đường.

Trong một cốc anh đào tươi có tới gần 20g đường. Anh đào khô còn nhiều đường hơn với gần 30g đường. Một số đường này được thêm vào sau khi trái cây được sấy khô.

3. Quả vải

Loại trái cây nhiệt đới này ăn tuyệt ngon, rất giàu vitamin C nhưng lại là loại quả siêu ngọt chứa nhiều đường. Một cốc vải có gần 30g đường. Cho nên những ai yêu thích loại trái cây mùa hè này nên hạn chế nếu không muốn tăng cân nhanh chóng.


*

Vải là loại quả siêu ngọt chứa nhiều đường.

4. Quả lê

Một quả lê vừa có 17g đường. Vì vậy, nếu bạn đang cố gắng giảm cân hoặc muốn kiểm soát tiêu thụ đường, bạn không nên ăn cả quả mà nên cắt nhỏ, hoặc ăn chúng kèm với sữa chua hoặc trộn salad.

5. Chuối

Một quả chuối vừa có 14g đường. Vì vậy, bạn cũng không nên quá nhiều. Chỉ nên ăn một quả mỗi ngày hoặc cắt nửa quả trộn với ngũ cốc buổi sáng sẽ tốt hơn.

Người bệnh đái tháo đường có nên hạn chế trái cây nhiều đường không?


Hầu hết các khuyến nghị về chế độ ăn uống cho người mắc bệnh đái tháo đường đều đề xuất ăn nhiều trái cây và rau quả. Nhưng trên thực tế có rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường không dám ăn nhiều trái cây vì họ lo lắng về hàm lượng đường.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi đường được tiêu thụ trong cả trái cây, nó rất ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Hơn nữa, trái cây có nhiều chất xơ sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường.

Trái cây cũng chứa polyphenol, đã được chứng minh là cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu. Chất xơ trong trái cây cũng có thể làm giảm kháng insulin và có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh đái tháo đường loại 2.

Xem thêm: Lý Lịch, Tiểu Sử Vị Tiến Sĩ Lê Thẩm Dương Wikipedia, Thành Viên:Giwim/Nháp

Ngoài ra, ăn nhiều trái cây và rau quả có liên quan đến việc giảm mức độ căng thẳng oxy hóa và viêm nhiễm ở những người mắc bệnh đái tháo đường.

Tuy nhiên, một số loại trái cây có thể làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn những loại khác. Vì thế người mắc bệnh đái tháo đường nên theo dõi lượng đường trong máu sau khi ăn trái cây để biết nên hạn chế loại trái cây nào.

Nếu bạn cần kiểm soát lượng đường thì những loại quả rất ít đường sau đây có thể là lựa chọn rất tốt cho bạn.

Những loại trái cây rất ít đường

1. Quả bơ

Cả một quả bơ chỉ có 1,33g đường. Bạn có thể chế biến thành nhiều món ngon miệng. Tuy nhiên, bơ lại có hàm lượng calo cao, vì vậy cũng không nên ăn quá nhiều trong ngày.


*

Quả bơ chứa rất ít đường.

2. Ổi

Mỗi quả ổi chứa khoảng 5g đường và 3g chất xơ. Ổi cũng có rất nhiều vitamin C. Vì vậy bạn có thể yên tâm ăn chúng. Bạn sẽ nhận được nhiều chất xơ hơn nếu thêm ổi còn vỏ vào món sinh tố.

3. Quả mâm xôi

Quả mâm xôi cung cấp một lượng lớn chất xơ với 8g mỗi cốc và chỉ có 5g đường. Chất xơ tốt cho tiêu hóa và có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn với ít calo hơn.

4. Dưa vàng

Dưa vàng có hương vị tuyệt vời, một phần dưa vàng vừa phải chỉ có thể có 5g đường và 23 calo. Vì vậy, chúng là loại trái cây tốt để giải khát và giảm cân.

5. Dâu tây

Một cốc dâu tây nguyên quả chỉ có 7g đường. Bạn có thể thoải mái ăn hoặc thêm chúng vào các món salad hay sinh tố để có màu sắc rực rỡ và tạo cảm giác ngon miệng.



Bạn có thể yên tâm ăn nhiều dâu tây mà không cần lo lắng đến lượng đường.


Người bệnh đái tháo đường cần tăng cường ăn rau xanh và trái cây tươi để bổ sung vitamin và chất xơ. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống vì chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Không nên ăn các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, vải, nhãn…
Trái cây bổ dưỡng nhưng ăn nhiều mỗi ngày có tốt không?

SKĐS - Không chỉ hấp dẫn, ngon miệng, trái cây còn chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm chất xơ, vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật vô cùng có lợi cho sức khỏe. Đó là lý do bạn nên ăn trái cây mỗi ngày.



NÓNG: Hà Nội sẽ hạn chế, dừng hoạt động các dịch vụ ăn uống theo cấp độ dịch