Soạn ngữ văn 10 bài tấm cám ngắn gọn chi tiết

     

Tấm Cám là một trong những câu truyện cổ tích nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam. Với bài viết hôm nay, các bạn hãy cùng Kiến Guru phân tích câu truyện cổ tích thần kỳ này qua bài soạn Ngữ Văn 10 bài Tấm Cám dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Soạn ngữ văn 10 bài tấm cám ngắn gọn chi tiết

*

Phần 1 – Tóm tắt và chia Bố cục – Soạn Ngữ văn 10 “Tấm Cám”

Tóm tắt truyện Tấm Cám:

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm vốn hiền lành, xinh đẹp lại chăm chỉ. Cha mẹ mất sớm, Tấm phải sống cùng dì ghẻ và Cám. Mọi công việc trong nhà đều đến tay nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi, tìm cách hãm hại. Một hôm nọ, dì ghẻ đưa cho hai chị em một cái giỏ và bảo rằng: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ!”. Tấm làm việc chăm chỉ để lấy được chiếc yếm. Còn Cám chỉ mải chơi nên đến cuối buổi chẳng bắt được gì. Cám bèn lừa nói với Tấm rằng: “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Tấm nghe lời Cám, đến khi lên bờ, nhìn vào rổ thì không còn thấy tép đâu. Tấm chỉ biết ngồi khóc. Bỗng nhiên, Bụt hiện lên bảo Tấm rằng hãy nhìn vào trong gió xem có thấy gì không. Thì ra, trong giỏ vẫn còn một con cá bống. Tấm đem cá bống về nuôi, ngày ngày cho ăn. Mẹ con Cám biết được liền lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa để bắt lên giết thịt. Tấm trở về không thấy cá bống đâu, liền bật khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm lấy xương cá bống bỏ vào bốn chiếc lọ, chôn vào bốn chân giường. Ít lâu sau, vua mở hội, mẹ con Cám sắm sắm sửa quần áo đẹp để đi chơi hội. Dì ghẻ không cho Tấm đi, nghĩa ra cách lấy thóc và gạo trộn lẫn với nhau, bắt Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo rồi mới được đi. Tấm không biết làm thế nào chỉ ngồi khóc. Bụt lại hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp. Chim sẻ nhặt một thoáng đã xong. Sau đó, Bụt liền bảo Tấm đào bốn chiếc lọ ở bốn chân giường lên. Bốn chiếc lọ biến thành quần áo đẹp giúp Tấm đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài xuống nước. Khi ngựa của vua đi ngang qua cứ đứng lại không chịu đi tiếp. Vua sai người xuống nước thì thấy chiếc hài. Vua truyền lệnh cho toàn dân ai đi vừa hài sẽ được làm vợ vua. Tấm đi vừa đôi hài và trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về nhà thì bị mẹ con Cám giết chết. Tấm chết đi lần lượt hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị, cuối cùng trở lại làm người sống cùng bà hàng nước. Một hôm, vua tình cờ đi quá liền ghé vào hàng nước. Nhìn thấy miếng trầu têm cánh phượng liền dò hỏi bà lão. Cuối cùng, vua và Tấm đã gặp lại nhau.

Bố cục truyện: Gồm 3 phầnPhần 1: Từ đầu…đến ‘‘không phải làm việc nặng’’ → Giới thiệu về Tấm và Cám.Phần 2: Tiếp…đến ‘‘têm trầu để cho bà bán hàng’’ → Các lần hóa thân của Tấm.Phần 3: Còn lại → Tấm sống một cuộc sống hạnh phúc bên nhà vua.

Phần 2 – Gợi ý Soạn Ngữ văn lớp 10 bài “Tấm Cám”

Mời các bạn tiếp tục đọc và thảo luận phần tìm hiểu chung về nội dung bài Tấm Cám qua các câu hỏi sau:

1 – Câu 1 trang 72:

– Diễn biến 1: Con đường đến với hạnh phúc của Tấm.

Cám lừa Tấm, trút hết giỏ tép của Tấm vào giỏ của mình để cướp phần thưởng. Tấm ôm mặt khóc, bụt hiện lên cho Tấm một con cá bống.Mẹ con Cám lừa Tấm đi chăn trâu ở cánh đồng xa để giết thịt cá bống. Tấm về không thấy cá bóng liền ngồi khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm cho xương cá đựng vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường.Dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo, bắt Tấm nhặt không cho đi trẩy hội. Tấm khóc. Bụt hiện lên, sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp.Tấm không có quần áo đẹp mặc đi hội. Tấm tủi thân khóc. Bụt hiện lên cho Tấm quần áo, khăn, giày, xe ngựa. Tấm đến gặp vua, đánh rơi chiếc hài và may mắn trở thành hoàng hậu.

=> Ở diễn biến này, mâu thuẫn chủ yếu xoay quanh hơn thua về vật chất và tinh thần. Tấm bị mẹ con Cám cướp đoạt trắng trợn công sức lao động, phần thưởng, niềm vui tinh thần.

– Diễn biến 2: Con đường đấu tranh giành lấy hạnh phúc của Tấm.

Tấm về giỗ cha, bị mẹ con Cám dụ trèo lên cây cau, sau đó chặt gốc cau. Tấm ngã chết, Cám được đưa vào cung thay thế.Tấm chết hóa thành chim vàng anh, báo hiệu sự có mặt trên đời. Mẹ con Cám giết thịt chimTấm hóa thành cây xoan đào, tỏ bóng mát cho nhà vua. Mẹ con Cám chặt cây, đốt làm khung cửi.Tấm hóa thành con ác trên khung cửi, trực tiếp tuyên chiến với kẻ thù . Mẹ con Cám đốt khung cửi.Tấm hóa thành quả thị, ngày ngày chui ra quét dọn, nấu cơm cho bà hàng nước, sau đó gặp lại nhà vua và trở về làm hoàng hậu. Mẹ con Cám ngỡ ngàng và chết một cách thảm khốc

=> Ở diễn biến 2, mâu thuẫn xung đột dữ dội, một mất một còn xoay quanh ngôi vị hoàng hậu.

2 – Câu 2 trang 72

Tấm sau khi bị mẹ con Cám hãm hại đến chết, cô đã hóa thân thành các vật: chim vàng anh, hai cây xoan đào, khung cửi, quả thị

=> Sự hóa thân ấy đã cho thấy quan niệm về sự đồng nhất giữa người và vật, và sức sống mãnh liệt mà không thế lực nào có thể tiêu diệt được. Bên cạnh đó, nhân dân ta đã gửi gắm quan niệm: cái chết không phải là sự kết thúc, đặc biệt, những người chết oan ức vẫn sẽ đấu tranh ngay cả khi họ đã chết.

⇒ Sự hóa thân của Tấm còn cho ta thấy sự ảnh hưởng của thuyết luân hồi và thuyết nhân quả trong đạo Phật. Tấm “ở hiền” nên sẽ “gặp lành” bởi vậy nên sau bốn lần hóa thân Tấm đã được trở lại làm người. Có thể thấy tư tưởng này đã được nhân dân cải tiến, trở nên thiết thực hơn. Tấm tìm được hạnh phúc ở kiếp này chứ không phải ở thế giới bên kia hay một thế giới nào khác.

3 – Câu 3 trang 72

Suy nghĩ về hành động trả thù của Tấm đối với Cám:

Tấm trở về cung, làm hoàng hậu và trẻ đẹp hơn trước.Cám ngỡ ngàng, khát khao được đẹp như chị. Tấm bày cách cho Cám xuống hố, dội nước sôi cho trắng đẹp rồi chết.Mẹ Cám ăn lọ mắm làm từ thịt con gái, kinh khiếp lăn đùng ra chết.

=> Hành động này phù hợp với quá trình trưởng thành trong đấu tranh của Tấm: Từ hiền lành cam chịu, yếu đuối đến mạnh mẽ quyết liệt chống lại cái ác và cuối cùng ra tay trừng phạt cái ác. Hành động phù hợp với quan niệm của nhân dân: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.

Xem thêm: Đoàn Trường Thpt Bình Hưng Hòa, Loạt Nữ Sinh Hot Nhất Nhì Thpt Bình Hưng Hoà (Tp

4 – Câu 4 trang 72

Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện:

– Xuất phát từ mâu thuẫn trong gia đình phụ hệ: Dì ghẻ – con chồng.

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ.Tấm và dì ghẻ là con chồng – dì ghẻ.

=> Đây là mâu thuẫn phổ biến trong xã hội.

– Mâu thuẫn xã hội giữa cái thiện và cái ác.

Tấm đại diện cho các nhân vật ở tuyến thiện: Hiền lành, nhu mì, đau khổ, tội nghiệp luôn nhận được sự giúp đỡ, dám đứng lên chống lại cái ác.Mẹ con Cám lười biếng, nhẫn tâm, độc ác.

=> Thể hiện quan niệm của nhân dân ở hiền gặp lành, ác giả ác báo và ước mơ về một xã hội công bằng.

Mâu thuẫn xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ (mâu thuẫn dì ghẻ – con chồng): nguyên nhân của mâu thuẫn này là vấn đề thừa kế gia sản và những quyền lợi khác giữa các thành viên trong gia đình.

– Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác: cuộc đấu tranh giữa người lương thiện và kẻ gian ác, bất lương.

– Mâu thuẫn xã hội: mâu thuẫn về quyền lợi, địa vị, đẳng cấp xã hội. Tuy nhiên mâu thuẫn này còn khá mờ nhạt.

Các nội dung lý thuyết liên quan khác:

Đánh giá về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa truyện Tấm Cám:

Nội dung:Sự biến hóa của Tấm đã thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đó chính là sức mạnh của thiện thắng ác. Mâu thuẫn và xung đột trong truyện phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ.Nghệ thuật:Xây dựng mẫu thuật xung đột gay gắt, ngày càng tăng tiếnYếu tố tưởng tượng thần kì, mô-típ truyện quen thuộc (người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng cũng được hưởng hạnh phúc)Xây dựng nhân vật heo hai tuyến đối lập cùng tồn tại và song song phát triển → bản chất nhân vật được nhấn mạnh, tô đậmĐan xem những đoạn văn vần trong văn tựÝ nghĩa: Truyện Tấm Cám ngợi ca sức sống bất diệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người và cái thiện trước sự vùi dập của kẻ xấu, cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin của nhân dân vào công lý và chính nghĩa.

Kết luận

Hướng dẫn soạn ngữ văn lớp 10 Tấm Cám trên đây, ngoài giúp ích cho các bạn phần chuẩn bị bài trước khi lên lớp còn hỗ trợ các bạn hiểu rõ hơn về triết lý sống: một sức sống mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác, sức mạnh của cái thiện chiến thắng cái ác, kiên quyết tranh giành tất cả để giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình như cô Tấm trong câu chuyện.