Ngữ pháp tiếng đức cơ bản

     

Ngữ pháp là 1 cách thức để hiểu về ngôn ngữ, là công cụ để quản lý từ ngữ. Do vậy, dù muốn hay không, khi bạn học tiếng Đức, việc nắm vững ngữ pháp tiếng Đức là rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp bạn dễ tiếp cận với tiếng Đức hơn mà bạn còn có thể giỏi tổng thể mọi mặt tiếng Đức. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan hơn

1. Ngữ pháp tiếng Đức có khó hay không?


*
*
*
*
*
*
*
*

Mới chỉ đi sơ qua về danh từ nhưng đã có rất nhiều thứ cần nhớ trong tiếng Đức. Để tránh việc các bạn bị ngợp, ở phần này tôi sẽ chỉ giới thiệu qua một vài điểm khác biệt về cách chia động từ giữa 2 thứ tiếng như sau:

– Ở tiếng Đức các bạn sẽ phải cho dạng đúng của động từ với nhiều chủ ngữ hơn.

Bạn đang xem: Ngữ pháp tiếng đức cơ bản

Ví dụ động từ “to be” trong tiếng Anh, chúng ta có như sau

I – am

you/we/they – are

she/he/it – is

Tương tự với động từ “ to be”, tiếng Đức có động từ “sein” bằng nghĩa với “to be”, cùng xem xem cách chia của động từ này tương ứng với các thì nhé:

Ich – bin

du – bist

er/sie/es – ist

ihr – seid

wir/sie/Sie – sind

– Ta có thể thấy quy tắc động từ đi kèm với chủ ngữ của tiếng Đức phức tạp hơn. Bên cạnh đó, vị trí của động từ cũng là một điểm đáng nhớ. Tư duy câu theo tiếng Anh khá giống với tiếng Việt đó là : trạng ngữ- chủ ngữ – động từ. Ví dụ trong câu:

“Today, I go to school by bus” (Hôm nay tôi đến trường bằng xe buýt) ta có thể thấy động từ đứng ở vị trí thứ 3.

Đối với tiếng Đức, động từ luôn luôn ở vị trí thứ 2 trong câu khẳng định:

“Heute gehe ich mit dem bus zur Schule” (Hôm nay tôi đến trường bằng xe buýt)

– Đối với câu có trợ động từ (Hilfsverben) hay động từ khuyết thiếu (Modalverben), ở trong tiếng Anh (ví dụ can, could,…) chúng ta giữ nguyên động từ khuyết thiếu và cả động từ chính cho tất cả các ngôi. Nhưng ở tiếng Đức chúng ta vẫn phải chia động từ khuyết thiếu, động từ chính lại được cho xuống cuối câu. Ví dụ:

Tiếng Anh: “I can play the piano.”Tiếng Đức: “ Ich kann Klavier spielen.”

Còn rất rất nhiều sự khác biệt nữa giữa 2 ngôn ngữ mà không tiện kể ra hết. Qua sự giới thiệu trên các bạn có thể khẳng định chắc chắn thêm một lần nữa rằng tiếng Đức khó hơn tiếng Anh. Tuy nhiên cũng đừng vì thế mà nản lòng nhé! Sự thật tiếng Đức khó hơn tiếng Anh nhưng cách đọc của tiếng Đức một số từ khá giống tiếng Việt và bạn có thể dễ dàng đánh vần hơn nhiều.

Ngữ pháp tiếng Đức khó như vậy, có nên chú trọng học ngay từ A1 không?

Theo tôi thì khi bắt đầu A1 chúng ta có cần học ngữ pháp nhưng chỉ nên ở mức làm quen, nhận biết chứ không hẳn chú trọng học quá nhiều. Lý do ư? Đơn giản thôi

– Những người mới bắt đầu học một ngôn ngữ mới cũng như một đứa trẻ mới tập nói vậy. Chẳng ai lại bắt một đứa trẻ 1- 2 tuổi mới bập bẹ phát âm học về danh từ, động từ, tính từ, câu đơn, câu ghép,… cả. Ngay khi mới bắt đầu mà bạn đã phải tiếp thu một lượng kiến thức khổng lồ về ngữ pháp, trong khi vốn từ vựng của trình độ A1 vẫn còn khá hạn chế, điều này sẽ dẫn tới mệt mỏi, chán nản, dễ bỏ cuộc.

Xem thêm: Giáo Án Lqvh: Kể Chuyện “Cậu Bé Tích Chu”, Giáo Án Truyện Tích Chu

Chính vì vậy, thay vì chúng ta quá quan trọng về ngữ pháp, khi bắt đầu học, hãy cố gắng nhận biết một số cấu trúc cơ bản như giống của danh từ, cách phát âm, chia một số động từ đơn giản cho từng ngôi,…

Bên cạnh đó, các bạn nên chú trọng rèn luyện phản xạ nghe, nói, phát âm các từ cho chuẩn ngay từ A1 để mình có tiền đề khi học cao hơn sẽ không bị bị động. Ngữ pháp sai có thể dễ dàng sửa được, nhưng phát âm sai lâu ngày sẽ thành thói quen và khó uốn nắn hơn.

2. Các cách học ngữ pháp tiếng Đức hiệu quả

2.1 Phương pháp

Thiết lập tâm lý sẵn sàng, quyết tâm

– Lập ra những mục tiêu, kế hoạch rõ ràng

Lên kế hoạch, hệ thống khi bắt đầu làm gì đó là điều cơ bản quan trọng nhất. Bạn không thể tự tin tuyên bố rằng “tôi sẽ làm chủ tiếng Đức” trong khi bản thân lại mông lung, chẳng biết làm thế nào.

Vì vậy, khi xác định tâm lý bạn sẽ phải học được tiếng Đức, hãy lên kế hoạch chi tiết cho từng ngày. Thay vì chỉ nghĩ “hôm nay mình sẽ học ngữ pháp” hãy lên kế hoạch chi tiết cho từng ngày. Ví dụ buổi sáng mình sẽ học 2 tiếng về các thì, buổi chiều mình sẽ học về chia đuôi tính từ, buổi tối mình sẽ học về phát âm,…. Với một kế hoạch cụ thể cho việc học từng ngày như vậy, chắc chắn ngữ pháp của bạn sẽ tốt lên, thay vì chỉ nói suông và học máy móc.