Nghĩa trang trường sơn ở đâu

     
Bỏ qua chuyển hướng Giới thiệuĐảng bộ tỉnh Quảng TrịChức năng nhiệm vụVăn kiện ĐảngNội bộDanh bạ điện thoạiLịch làm việc
*
*

Chiến tranh đã lùi vào ký ức, nhưng dấu ấn của cuộc chiến vẫn còn âm ỷ cháy trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng. Nghĩa trang Trường Sơn như một minh chứng cho tội ác của kẻ thù và cũng là sự bi tráng của những người con đất Việt đã đặt vận mệnh của đất nước lên trên tất cả. Dọc hai bên đường đến nghĩa trang không còn là những hố bom loang lổ mà quân thù đã trút xuống. Thay vào đó là những ngôi nhà san sát, những cánh rừng xanh tốt kéo dài tít tắp.

Bạn đang xem: Nghĩa trang trường sơn ở đâu

Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn có diện tích 39,6ha; với 5 khu được tọa lạc trên những vạt đồi bạt ngàn thuộc xã Vĩnh Tường huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là nơi quy tập 10.263 hài cốt các liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Tháng 10/1975 nghĩa trang bắt đầu được xây dựng và hoàn thành vào tháng 4/1977. Tuy nhiên, từ cuối năm 1974, những ngôi mộ liệt sĩ đầu tiên đã được quy tập về đây. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 20.000 người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống trên tuyến đường Trường Sơn và hơn một nửa trong số đó vẫn chưa tìm thấy hài cốt.

Năm nào cũng vậy, dù ở tận Sài Gòn xa xôi nhưng nhà báo Nguyễn Đình Tú vẫn không quản ngại đường xa đến dâng hương tại nghĩa trang Trường Sơn. Bởi đó là nơi người cha của ông đã hy sinh, vĩnh viễn gửi thân xác của mình, chiến đấu cho tổ quốc đến hơi thở cuối cùng. Nhà báo Nguyễn Đình Tú chia sẻ: “Với tôi, mỗi lần đến nghĩa trang Trường Sơn lại dâng trào nhiều cảm xúc, tôi luôn tự hào vì cha tôi, tự hào về những đồng đội của cha đã đặt tổ quốc thiêng liêng lên trên lợi ích của bản thân. Chúng ta đang sống trong thời bình nhưng để có một đất nước độc lập tự do như bây giờ, đã có biết bao liệt sĩ đã ra đi không trở về,có vô vàn những người lính khi trở về mang trong mình những vết thương khắp cơ thể. Máu của các thương binh, liệt sĩ đã đổ xuống, tô thắm cho những trang sử hào hùng của dân tộc. Mỗi lần đến đây, tôi cũng nhiều người khác luôn tự nhủ với lòng mình phải sống có trách nhiệm hơn với đất nước để không phụ lòng những người đã ngã xuống. Nghĩa trang Trường Sơn như một trường học lớn tôi luyện tinh thần yêu nước cho các thế hệ”.

Dù ở tận Sài Gòn xa xôi nhưng năm nào cũng vậy, nhà báo Nguyễn Đình Tú vẫn không quản ngại đường xa đến dâng hương tại nghĩa trang Trường Sơn.

Đến với nơi yên giấc của các liệt sĩ trên tuyến đường Trường Sơn, ai cũng ngậm ngùi bởi đứng trước vong linh của những anh hùng đã ngã xuống, chúng ta cảm thấy đang nợ những người đã ngã xuống, nợ Tổ quốc một điều gì đó rất lớn lao. Các anh, các chị, những người đồng đội chung chí hướng từ khắp mọi miền đất nước đã tụ họp tại đây để lại bao nỗi tiếc thương cho gia đình, người thân và đồng đội.

Điều khiến ai cũng thắt lòng bởi những người đã ngã xuống phần lớn chỉ mới bước vào tuổi mười tám đôi mươi, nhiều người chưa có người yêu, có người chưa biết đến nụ hôn đầu. Đó là những anh bộ đội Cụ Hồ, những cô thanh niên xung phong tuổi đời đang phơi phới đã chia tay gia đình, người thân và bạn bè lên đường ra trận theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Nhiều người đã không quay về mà mãi mãi yên giấc ngàn thu tại mảnh đất đầy cát trắng và gió Lào.

Xem thêm: Clip: Choáng Với Cảnh Giáo Viên Liên Tục Đấm Đá, Lăng Mạ Nhiều Học Sinh Ngay Trên Bục Giảng

Dâng hương tại nghĩa trang Trường Sơn

Ngày nào cũng vậy, những dòng người vẫn đến đây, con đi thắp cho cha nén hương, vợ đến tâm sự và bầu bạn với chồng, những người cùng đơn vị đến kể với bạn mình về chuyện mở đường năm xưa… Thế nhưng tim ta như thắt lại khi đâu đó vẫn có những người con đi tìm cha, vợ đi tìm chồng, mẹ già đi tìm con… mà vẫn chưa thấy.

Cái thời “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, các anh chị chẳng hề màng đến khó khăn mà trong tim chỉ có Tổ quốc, chỉ có quyết tâm làm sao cho đường Trường Sơn luôn được thông suốt để cho xe bon bon chở bộ đội ra chiến trường. Tất cả lấy niềm vui khi thấy những đoàn xe nối đua nhau đi trên đường để khỏa lấp đi nổi nhớ nhà, nhớ người yêu. Con đường Trường Sơn – Con đường của một thời đỏ lửa đã chứng kiến biết bao nhiêu thăng trầm của những con người ngày đêm chinh chiến trên con đường huyền thoại, con đường ấy đã hòa tan cùng với dòng máu nóng của các anh hùng khi bảo vệ từng mét đường.

*

Một góc nghĩa trang Trường Sơn

Để con đường luôn được thông suốt, những anh bộ đội cụ Hồ, những cô thanh niên xung phong phải đào đường, lấp đường, san đường và chiến đấu dưới mưa bom bão đạn của quân thù. Có những đoạn đường trọng yếu quân địch đánh tới tấp, chỉ vài người vượt qua cái chết, còn đa số những người còn lại phải gửi lại tấm thân dưới lòng đất mẹ Trường Sơn. Đến hôm nay, vẫn còn có những chiến sĩ trên đường Trường Sơn chưa tìm được hài cốt hoặc là những bộ hài cốt vô danh. Máu của chiến sĩ đồng bào ta đã đổ xuống, tô thắm cho trang sử vẻ vang của dân tộc để làm nên đường Trường Sơn huyền thoại (đường Hồ Chí Minh) xanh ngời và kéo dài từ Bắc chí Nam như hôm nay.

Tên tuổi của các anh sẽ được các thế hệ sau ghi lòng tạc dạ. Điều chúng tôi nhớ mãi khi đến nghĩa trang Trường Sơn là những ngôi sao vàng được gắn lên những “ngôi nhà” nơi các anh, các chị yên nghỉ. Dù ngày hay đêm, những ngôi sao đó vẫn lấp lánh. Những ngôi sao không bao giờ tắt trong lòng người dân Việt Nam, những ngôi sao sáng mãi trên con đường Trường Sơn. Ai đã từng đến đây dù chỉ một lần thôi cũng không phai mờ những ký ức hơn 10.000 ngôi sao vàng, những ngôi sao luôn sống trong tiềm thức, luôn đọng lại trong trí nhớ.

Cái nắng gay gắt của mùa hè Quảng Trị đã dần dịu đi, buổi chiều trên con đường Hồ Chí Minh, những chuyến xe ra Bắc vào Nam vẫn nhộn nhịp. Chúng tôi quay về mà trong lòng vẫn liên tưởng đến con đường Trường Sơn một thời khói lửa. Con đường huyền thoại đã ghi dấu ấn của những con người huyền thoại, những người bất tử trong lòng người dân đất Việt.