Nghỉ ốm trên 14 ngày có phải đóng bhyt không

     

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Bạn đang xem: Nghỉ ốm trên 14 ngày có phải đóng bhyt không


Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng ngày một tăng lên, đặc biệt là nhu cầu về chăm sóc sức khỏe. Do đó, ngày nay vấn đề về bảo hiểm y tế luôn thu hút sự quan tâm của xã hội. Nhiều câu hỏi băn khoăn của người dân về BHYT luôn được đặt ra, một trong số đó là việc người lao động nghỉ trên 14 ngày có phải đóng BHYT không?

Nghỉ trên 14 ngày có phải đóng BHYT không?


“ 4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”


Như vậy, theo quy định trên với câu hỏi nghỉ trên 14 ngày có phải đóng BHYT không sẽ tùy vào các sẽ có các trường hợp như sau:

Thứ nhất: Người lao động nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng và vẫn hưởng lương do người sử dụng lao động chi trả thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHYT theo quy định.

Đây là trường hợp được áp dụng với người lao động nghỉ phép hằng năm. Cụ thể khoản 1 điều 113 Bộ luật lao động quy định như sau:


“ 1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.”


Do vậy, theo quy định của bộ luật lao động thì với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi đáp ứng điều kiện trên thì người lao động được nghỉ phép hằng năm và được trả lương, do đó người lao động vẫn phải đóng bảo hiểm y tế.

Thứ hai: Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHYT, nhưng NLĐ vẫn được hưởng BHYT


Trường hợp không may bị ốm đau, bệnh tật, theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động được nghỉ chế độ ốm đau:

“ 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;

40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 – 30 năm;

60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Trường hợp làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được nghỉ thêm 10 ngày tương ứng với từng trường hợp nêu trên.

Xem thêm: Cách Đăng Ký Biển Số Xe Máy Và Lệ Phí Theo Quy Định Mới Nhất 2021

Ngoài ra, người lao động còn được nghỉ trên 180 ngày nếu mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.”


Thứ ba: Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động:Không phải đóng BHYT, mà cơ quan BHXH sẽ đóng BHYT cho NLĐ.


Đối với trường hợp nghỉ thai sản, số ngày nghỉ của người lao động sẽ khác nhau. Cụ thể:

“ Nghỉ khám thai: Tối đa 10 ngày

Nghỉ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý: Tối đa 50 ngày

Nghỉ sinh con: Ít nhất 04 tháng với lao động nữ; tối đa 14 ngày với lao động nam;

Nghỉ khi thực hiện biện pháp tránh thai: Tối đa 15 ngày.”


Thứ tư: Người lao động nghỉ việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHYT; thời gian này không được tính để hưởng BHYT đối với người lao động.

Đối với trường hợp nghỉ việc từ 14 ngày trở lên mà không được hưởng lương thì người lao động không phải tham gia bảo hiểm y tế.

*

Mức đóng bảo hiểm y tế?

Căn cứ theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014, Nghị định 105/2014/NĐ-CP có quy định:

Thứ nhất: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động), Mức đóng bằng 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.

Thứ hai: Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật, mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.

Ngoài người lao động và người sử dụng lao động đóng thì còn có một số nhóm như nhóm do Qũy bảo hiểm xã hội đóng, nhóm Ngân sách nhà nước đóng, Ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, nhóm tham gia theo hộ gia đình.

Trên đây là những nội dung mà Luật Hoàng Phi muốn chi sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi nghỉ trên 14 ngày có phải đóng BHYT không. Cần tư vấn hoặc hỗ trợ thêm,bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!