Mua xe máy đứng tên công ty

     
Pháp luật hiện nay dành nhiều ưu đãi trong việc mua xe đăng ký tên doanh nghiệp. Do vậy, khi đứng trước vấn đề này, chủ doanh nghiệp hoặc người lao động trong doanh nghiệp phân vân nên mua xe đăng ký tên của mình hay tên doanh nghiệp. Công ty Việt Luật sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc qua việc làm rõ ưu điểm, nhược điểm của từng vấn đề này như sau:

*


1. Lợi ích của việc mua xe đăng ký tên doanh nghiệp

Thứ nhất, được khấu trừ VAT hóa đơn đầu vào với điều kiện có xuất VAT hóa đơn đầu ra theo ngành nghề kinh doanh. Tức là chủ sở hữu xe mang tên doanh nghiệp thì thuế giá trị gia tăng công ty trả sẽ được coi là thuế giá trị gia tăng đầu vào và khi quyết toán thuế có thể được khấu trừ cho công ty.

Bạn đang xem: Mua xe máy đứng tên công ty

Thứ hai, được tính khấu hao xe (lấy giá trị xe chia cho số năm tính theo quy định và khấu trừ vào lợi nhuận doanh nghiệp). (Ví dụ: Bạn mua xe 1 tỷ (không bao gồm Thuế VAT) đăng ký khấu hao với cơ quan thuế khấu hao 5 năm thì mỗi năm bạn đưa vào chi phí hợp lý là: 1 tỷ : 5 năm = 200 triệu/ năm).Thứ ba, hoá đơn về xăng, dầu, sửa chữa, bảo dưỡng… được kê khai và khấu trừ VAT. Ví dụ số tiền xăng phải trả rẻ hơn tư nhân 10%) và công ty là chủ thể chịu chi phí phát sinh miễn là bạn xuất được hoá đơn đỏ hoặc hoá đơn hợp lệ khác.
Về mặt pháp luật, khi xe đăng ký tên công ty thì đã là tài sản công vụ của doanh nghiệp. Những lợi ích trên sẽ phù hợp với trường hợp bạn là chủ doanh nghiệp và mua xe đăng ký tên doanh nghiệp. Nếu không, trường hợp bạn chỉ là người lao động của công ty hoặc thậm chí không liên quan đến công ty, những rủi ro mà việc đăng ký này mang lại sẽ lớn hơn những lợi ích mà bạn có thể nhận được.

2. Rủi ro của việc mua xe đăng ký tên doanh nghiệp

Thứ nhất, rủi ro về mất trắng xe. Như đã phân tích ở trên, do đăng ký tên doanh nghiệp nên về mặt pháp lý thì xe thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp có toàn quyền quản lý, sử dụng và định đoạt.

Xem thêm: Nhà Vô Địch Quyền Anh Hạng Nặng Anthony Joshua "Thua Sốc", Oleksandr Usyk Thâu Tóm 4 Đai Vô Địch Hạng Nặng

Khi doanh nghiệp gặp các rủi ro như thua lỗ, nợ nần….. thì ngân hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền có quyền kê biên, phong tỏa hoặc tịch thu chiếc xe

Nếu là công ty cổ phần thì tài sản là chiếc xe này của các thành viên góp vốn được coi là tài sản chung theo cổ phần của công tyThứ hai, rủi ro trong việc bán xe. Khi xe đứng tên công ty thì việc bán rất khó khăn bởi thực tế người mua hay đại lý thu mua xe thường không chuộng các loại xe có nguồn gốc này. Bởi lẽ họ cho rằng xe của công ty thì nhiều người sẽ sử dụng và không có ý thức bảo quản xe do không phải do của mình.Thủ tục hành chính trong việc mua bán cũng khá phức tạp bao gồm các giấy tờ như văn bản công chứng giấy tờ mua bán xe, công ty phải xuất hoá đơn VAT, đóng thuế trước bạ, thuế giá trị gia tăng và lệ phí sang tên đổi chủ, thủ tục khấu hao tài sản,….Thứ ba, thủ tục rắc rối trong quá trình sử dụng xe. Khi xe đăng ký tên cá nhân thì nếu có vi phạm hành chính thì bạn chỉ cần có CMND của bạn và giấy tờ xe mang bên bạn, mọi thủ tục giải quyết cũng đơn giản hơn vì bạn là chủ sẽ và có toàn quyền quyết định. Tuy nhiên, việc xe đăng ký tên doanh nghiệp thì phải có giấy tờ giới thiệu của doanh nghiệp để giải quyết. Bạn cũng không có toàn quyền quyết định mà công ty mới là chủ thể có quyền quyết định.
Sau khi đã cân nhắc lợi ích và bất cập của việc mua xe đăng ký tên doanh nghiệp mà vẫn có ý định đăng ký xe mang tên doanh nghiệp thì Công ty Việt Luật lưu ý bạn những vấn đề sau:

– Trên hợp đồng mua xe + Hóa đơn GTGT mua xe phải ghi rõ tên Công ty, Địa chỉ, mã số thuế theo Giấy phép kinh doanh. Người đại diện pháp luật của công ty là người ký hợp đồng. Nếu bạn muốn là người thực hiện mà không phải người đại diện thơ pháp luật của công ty thì phải có giấy ủy quyền theo quy định.

– Kiểm tra Cà vẹt xe có đúng tên công ty không để tránh phiền phức các thủ tục sửa sau này.

– Đăng ký ngành vận tải hành khách bằng đường bộ, vận tải hàng hóa bằng đường bộ (nếu công ty bạn hoạt động trong lĩnh vực này để được khấu trừ chi phí.