Mưa sao băng thiên cầm đạt cực đại trên bầu trời việt nam

     

Tối nay 22.4, mưa sao băng Lyridssẽ đạt cực điểm và hiện tượng này hoàn toàn có thể quan sát được tại Việt Namnếu điều kiện thời tiết thuận lợi. Những tài liệu xa xưa nhất ghi nhận về hiện tượng này cho biết nó đã được quan sát từ cách đây 2.500 năm.

Bạn đang xem: Mưa sao băng thiên cầm đạt cực đại trên bầu trời việt nam


Theo Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), Lyrids là trận mưa sao băng diễn ra từ ngày 16 - 25.4 hằng năm. Trong đó, cực điểm mưa sao băng rơi vào đêm 22 rạng sáng ngày 23 và đây cũng là thời điểm lý tưởng để có thể quan sát được hiện tượng này.

Mưa sao băng này có nguồn gốc từ các mảnh vụn của sao chổi C/1861 G1 Thatcher, một sao chổi có chu kỳ khoảng 415 năm trên quỹ đạo quanh Mặt trời. Tháng 4 hằng năm, khi Trái đất đi qua vùng quỹ đạo bị cắt ngang bởi dòng thiên thạch này, các thiên thạch lao vào khí quyển Trái đất và bốc cháy thành những vệt sáng dài trên bầu trời mà chúng ta gọi là sao băng.

Lyrids được xem là một trong những trận mưa sao băng cổ xưa nhất được quan sát

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam thông tin Lyrids là một trong những trận mưa sao băng cổ xưa nhất mà loài người đã quan sát được. Những tài liệu xa xưa nhất ghi nhận về hiện tượng này cho biết nó đã được quan sát từ cách đây 2.500 năm.

“Chúng ta có thể quan sát hiện tượng này bằng mắt thường và nhận biết chòm sao Lyra bằng cách tìm 3 ngôi sao sáng nhất bầu trời phía đông. Quan trọng nhất là bầu trời không mây, ít ô nhiễm, một vị trí quan sát thoải mái và an toàn cũng như cần có sự kiên nhẫn. Với điều kiện lý tưởng có thể quan sát thấy không quá 20 vệt sao băng mỗi giờ", ông Sơn nói.

Xem thêm: Bắc Du Ký Sự 4: Mã Pì Lèng, Khám Phá Cao Nguyên Đá Hà Giang

Tuy nhiên chuyên gia cũng cảnh báo tối nay, Mặt trăng ít nhiều sẽ cản trở việc quan sát. Thêm vào đó, với các vùng có mức độ ô nhiễm cao (các thành phố lớn, khu dân cư, khu công nghiệp, công trường xây dựng...) cũng khó quan sát được. Do đó, người yêu thiên văn cũng không nên đặt quá nhiều hy vọng vào lần quan sát này.


“Nếu điều kiện đủ thuận lợi, trước hết là cứ tận hưởng một đêm theo cách của bạn”, nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn nói.

Chúng ta có thể quan sát hiện tượng này bằng mắt thường và nhận biết chòm sao Lyra bằng cách tìm 3 ngôi sao sáng nhất bầu trời phía đông.


Anh Tuân Nguyễn (26 tuổi, ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM) cho biết bản thân đã sẵn sàng để tối nay có thể quan sát được hiện tượng này. Là người yêu thiên văn từ nhỏ, anh thường xuyên theo dõi và hiếm khi anh bỏ qua các sự kiện thiên văn quan trọng.

“Ngày mai không phải đi làm nên tối mình có thể thức thoải mái để chờ đợi. Hy vọng là thời tiết thuận lợi nhất để có thể ngắm mưa sao băng Lyrids, tất nhiên là mỗi lần ngắm tôi cũng có ước một vài điều”, anh Tuân Nguyễn bày tỏ.


#mưa sao băng #ngắm mưa sao băng đẹp nhất #mưa sao băng cổ xưa nhất #Lyrids #Mưa sao băng Lyrids

Tiêu dùng - Dịch vụ


Ôn thi tốt nghiệp THPT môn văn: Bí kíp đạt điểm tối đa phần đọc-hiểu

Ôn thi tốt nghiệp THPT môn sử: Nhiệm vụ mới sau thắng lợi Xuân 1975

Phỏng vấn độc quyền các VĐV SEA Games 31

Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu treo thưởng 2 tỉ đồng cho hai đội bóng đá nữ và nam

Đăng Khôi bất ngờ hé lộ về tiêu chí sưu tập bất động sản của mình

Shark Lê Hùng Anh gia nhập ‘bể cá mập’ Shark Tank Việt Nam mùa 5

Giải mã câu chuyện kinh doanh của ‘người hàng xóm quốc dân’ F88