Mưa sao băng 12/8

     

Theo quan sát của các nhà thiên văn học, đêm nay - 12/8 sẽ có trận mưa sao băng Perseids. Mưa sao băng Perseid là hiện tượng thường niên được NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ) ưu ái gọi là cơn mưa sao băng đẹp nhất trong năm


Theo các chuyên gia đến từ VACA (Hội Thiên văn Việt Nam), đêm ngày 12 rạng sáng 13/8 sẽ diễn ra trận mưa sao băng lớn (và đẹp) nhất năm mang tên Perseids. Theo các chuyên gia, mưa sao băng Perseids thường xuất hiện trên bầu trời mỗi năm mộtlần và thường đến trong khoảng thời gian từ ngày 23/7 - 22/8 hằng năm. Đặc biệt là thời gian mưa sao băng đạt cực điểm thường rơi vào đêm 12 rạng sáng ngày 13/8.

Bạn đang xem: Mưa sao băng 12/8


*

Mưa sao băng Perseids là hiện tượng thiên văn kỳ thú thường xuất hiện mỗi năm một lần.Nguồn ảnh: Hdavila

Được biết, mưa sao băng Perseids được đặt tên theomột vị anh hùng trong thần thoại của Hy Lạp - thần Perseus. Và trận mưa sao băng Perseids diễn ra vào tháng 8/2016 được xem là một vụ bùng nổ sao băng cực đẹp vàlớn với số lượng lên tới hơn 1.000 vệt/giờ (nếu người xem ở những khu vực có điều kiện quan sát tốt).


*


*

Tháng 8/2016 đã diễn ra một trận mưa sao băng cực đẹp với số lượng hơn 1000 vệt sáng mỗi giờ. Nguồn ảnh: Kiến Thức

Cũng theo các nhà thiên văn học, thời gian quan sát mưa sao băng Perseids thích hợp nhất là vào các đêm từ 12/8 - 14/8, nhưng đêm 12 rạng sáng ngày 13/8 sẽ là lúc gần cực điểm nhất. Ngoài ra, chúng ta có thể quan sát hiện tượng thiên văn lýthú này suốt đêm,nhưng thời gian lý tưởng nhất là từ 2 giờsáng trở về sau, bởi khi ấy chòm sao Perseus đã lên đủ cao vàmặt trăng thì sắp lặn.


*

Chỉ cần ngắm bằng mắt thường cũng có thể quan sát rõ trận mưa sao băng lớn nhất trong năm này. Nguồn ảnh: Twitter

Theo các nhà thiên văn học, để quan sát tốt được trận mưa sao băng Perseids thì trong thời gian như đã nhắcđến ở trên hãy nhìn về bầu trời phía đông bắc và tìm chòm sao Perseus. Hoặc đơn giản là chỉ cần bạn nhìn lên bầu trời theo hướng đông bắc, với góc nhìn tính từ mặt đất từ 30 - 50 độ.

Bên cạnh đó, bạn cũng không cần dùng đến ống nhòm hay kính thiên văn, chỉ cần nhìn bằng mắt thường cũng đã có thể quan sát rất rõ. Tuy nhiên, trước khi mưa sao băng diễn ra thì bạn nên nhìn lên bầutrời đêm (hướng về phía Đông, Đông Bắc) trong khoảng thời gian từ 2 - 3 phút cho mắt mình quen dần với bóng đêm. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn những khu vực có không gian thoáng đãng và vắng lặng (như trên sân thượng chẳng hạn) - những nơi ít bị các toà nhà hoặc cây cối che khuất tầm nhìn và cũng cần phải thật kiên nhẫn vì mưa sao băng không diễn ra liên tục như pháo hoa.


*

Để ngắm trận mưa sao băng Perseids thuận lợi bạn nên chọn những nơi có không gian thoáng đãng và vắng lặng. Nguồn ảnh: Pinterest

Ngoài trận mưasao băng Perseids diễn ra vào đêm 12 rạng sáng ngày 13/8 ra thìtháng 8 năm nay bạn còn có cơ hội chiêm ngưỡng thêm 3 hiện tượng thiên văn kì thú khác:

Ngày 18/8: Sao Hỏa và sao Thủy trùng tụ

Theo các nhà thiên văn học, vào ngày 18/8 tới đây sẽ diễn ra hiện tượng sao Hỏa và sao Thủy trùng tụtại thời điểm hoàng hôn. Theo đó, vào thời gian này, khi mặt trời lặn, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng cảnh hai sao này cùng xuất hiện. Tuy vậy, do được mặt trời chiếu sáng nên sao Thủy sẽ có phần tỏa sáng hơn.


Hoàng hôn ngày 18/8 tới đây sẽ diễn ra hiện tượng sao Hỏa và sao Thủy trùng tụ. Nguồn ảnh: Nationalgeographic

Nếu muốn quan sát rõ hiện tượng sao Hỏa và sao Thủy trùng tụ kỳ thú này, vào thời gian như đã nhắc đến ở trên bạn có thể hướng ánh mắt về phía đường chân trời (ở phía Tây) và kiên nhẫn canh đúngthời điểm mặt trời lặn.

Xem thêm: Học Sửa Chữa Điện Cơ, Quấn Motor Bao Gồm Học Những Gì, Học Nghề Điện Cơ, Quấn Motor Bao Gồm Học Những Gì

Ngày 19/8: Sao Mộc ở vị trí đối xung

Tiếp sau một ngày diễn ra hiện tượng sao Hỏa và sao Thủy trùng tụthì vào ngày 19/8, những người yêu thiên văn sẽ lại được chiêm ngưỡng hiện tượng sao Mộc ở vị trí đối xung -khoảnh khắc "phát sáng" của hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời. Khi ở gần vị trí với trái đất, sao Mộc sẽ phản xạ ánh sáng mặt trời ở bề mặt và khi đến vị trí đối xung thì sao Mộc sẽ càng sáng hơn các thời điểm khác trong năm. Hiện tượng này có thể kéo dài suốt đêm và khi sao Mộc ở vị trí đối xung thì ánh sáng sẽ trở nên vô cùng rực rỡ.


Sao Mộc ở vị trí đối xung là khoảnh khắc "phát sáng" của hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, khi ấy ánh sáng sẽ vô cùng rực rỡ. Nguồn ảnh: Space

Vào thời gian trên, nếu quan sát bằng kính thiên văn kích thước trung bình bạn sẽ có thể chiêm ngưỡng sọc mây của sao Mộc. Tuy vậy, chỉ cần dùng ống nhòm bạn cũng có thể ngắm được những vệ tinh của sao Mộc với hình ảnh có phần giống các đốm sáng xung quanh hành tinh này.

Ngày 22/8: Trăng tròn

Tiếp đến ngày 22/8, những người yêu thiên văn học trên thế giới lại chuẩn bị đón nhận hiện tượng trăng tròn (hay còn gọi là hiện tượng "trăng cá tầm" - theo cách gọi của người Mỹ). Hiện tượng này xảy ra khi mặt trăng ở vị trí đối diện mặt trời và trái đất. Và khi ấy, bề mặt của mặt trăng sẽ phản xạ hoàn toàn ánh sáng về phía trái đất và mặt trời.


Hiện tượng trăng tròn xảy ra vào ngày 22/8 năm nay còn được gọi là "trăng cá tầm" hay trăng xanh, trăng ngũ cốc... Nguồn ảnh: Gaia

Ở Việt Nam, theo dự tính của các chuyên gia, hiện tượng trăng tròn này sẽ diễn ra vào khoảng 19g02 tối ngày 22/8. Đặc biệt, ngoài cách gọi "trăng cá tầm" thì hiện tượng thiên văn khá kỳ thú này còn được gọi với những cái tên khác như trăng ngũ cốc, trăng xanh.


Nhìn Mặt Trời Qua Kính Thiên Văn

Trong những năm qua, hiện tượng mưa sao băng Perseids thu hút rất nhiều sự chú ý của những người yêu thích thiên văn học. Hiện tượng thiên văn nàylà 1 trong 2 trận mưa sao băng lớn nhất năm cùng với Geminids. Vì thế trước sự kiện đêm nay, nhiều dân mạng đã tỏ ra rất phấn khích và mong chờ để chứng kiến khoảnh khắc thiên văn đẹp nhất năm này.

Hãy cùng chờ xemmưa sao băng Perseids xuất hiện vào đêm nayvà đừng quên ghi lại những hình ảnh thú vị nhất để chia sẻ cùng mọi người ngay phần bình luận dưới đây nhé!

Hiện tượng mưa sao băng Perseids được tạo ra bởi các mảnh vụn từ đuôi của sao chổi Swift-Tuttle. Sao chổi này bay vòng quanh Mặt trời sau mỗi 130 năm. Vào tháng 7 và tháng 8 hàng năm, trái đất lại hội ngộ loạt mảnh vụn do "vị khách hành tinh" bỏ lại. Khi các mảnh băng, đá và bụi va vào bầu khí quyển, chúng di chuyển với tốc độ 59 km/s sau đó sẽ bốc cháy tạo thành các vệt sáng và màu sắc - đó chính là các sao băng Perseids, theo NASA. Đôi khi chúng cũng tạo ra những quả cầu lửa dài hơn và sáng hơn do các mảnh vụn lớn ma sát với bầu khí quyển.

Các nhà thiên văn cho biết, hầu hết các mảnh vụn tạo ra sao băng Perseids đều có kích thước bằng hạt cát, mảnh lớn nhất cũng không lớn hơn 1 viên bi, do đó hiếm khi chúng có thể đáp xuống được mặt đất, còn gọi là thiên thạch.