Môn thể thao bơi lội

     
Tổng quan Nghiên cứu khoa học Tổ LLuận CTrị - PLuật Tổ GDTChất - GDQP BM VHóa - NNgữ
*

Thực hiện việc triển khai công tác giảng dạy E - learning trong nhà trường nhằm mục đích giúp cho Sinh Viên trường CĐKT Cao Thắng nắm bắt tốt chương trình, nội dung môn học khi tập luyện Bơi Lội tại hồ bơi. Bộ Môn GDTC giới thiệu các nội dung cơ bản của môn Bơi Lội để các em tham khảo.

Bạn đang xem: Môn thể thao bơi lội


CHƯƠNG I

Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

1.1. KHÁI NIỆM VỀ BƠI LỘI

Bơi lội là môn thể thao dưới nước, do tác dụng của sự vận động toàn thân, đặc biệt là sự vận động của chân, tay mà người bơi có thể vượt qua được những khoảng đường dưới nước với những tốc độ nhất định. Nhờ những yếu tố cơ bản của nước như lực đẩy từ dưới lên (lực nổi), lực cản, lực nâng … nên người bơi có thể vận động trên mặt nước để tiến về phía trước bằng nhiều kiểu, cách bơi khác nhau. Nước là môi trường lỏng, do đó vận động trong nước là vận động trong môi trường xa lạ đối với con người. Khi bơi, thân người lại nằm ngang bằng trên mặt nước. Vì lẽ đó, bơi lội khác với các môn thể thao trên cạn.

Tính chất cơ bản của bơi lội là loại vận động có chu kỳ (trừ xuất phát và quay vòng), còn lại trên cự ly người bơi thực hiện lắp đi lắp lại động tác tạo lực tiến đưa cơ thể về phía trước.

Bơi lội hình thành, phát sinh và phát triển do nguồn gốc lao động của con người, do yêu cầu bức thiết của lao động sản xuất, sự khắc nghiệt trong việc chông thiên tai, địch họa, bảo vệ cuộc sống mà con người phải biết bơi. Từ đó bơi lội là phương tiện phục vụ hữu ích cho cuộc sống con người.

Trải qua quá trình phát triển của xã hội loài người, ở mỗi thời đại và mỗi giai cấp, con người sử dụng bơi lội với những mục đích khác nhau. Giai cấp bóc lột dùng thể thao bơi lội để vui chơi, giải trí trong cảnh giầu sang của mình, hoặc mưu đồ lôi cuốn tầng lớp thanh thiếu niên vào các tổ chức bơi lội để tạo những mục đích chính trị.

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, bơi lội thực sự là một môn thể thao của mọi người. Bơi lội thực sự là một môn thể thao của mọi người. Bơi lội được vận dụng vào mục đích phát triển sức khỏe, vui chơi giải trí, nhằm nâng cao khả năng sản xuất và chiến đấu của mọi người. Nhờ đó mà phong trào bơi lội thể thao luôn luôn được phát triển rộng khắp.

Nội dung của môn bơi lội ở nước ta hiện nay bao gồm:

- Bơi, lặn thể thao

- Bơi thực dụng

- Bơi nghệ thuật

- Trò chơi giải trí trong nước

*

1.2 LỢI ÍCH VÀ TÁC DỤNG CỦA MÔN BƠI LỘI

Ý nghĩa và lợi ích của môn bơi lội rất lớn; thông qua việc tập luyện bơi lội, con người có thể rèn luyện ý chí, lòng dũng cảm, tính cần cù chịu khó, tinh thần tập thể, củng cố nâng cao được sức khỏe của mình.

Khi tập bơi, nhất là người mới tập bơi phải cố gắng rất lớn để khắc phục những khó khăn ban đầu như cảm giác sợ nước, sợ lạnh, sợ chết đuối … Còn đối với vận động viên, tập luyện bơi lội là một quá trình lao động đầy gian khổ để vươn tới thành tích cao, vận động viên phải có ý chí, quyết tâm lớn để thực hiện khối lượng vận động lớn. Tập trung cao độ trí lực và sức lực như vậy trong quá trình tập luyện, vận động viên đã thực sự rèn luyện mình trong quá trình hình thành phẩm chất ý chí.

Mức độ hiệu quả giáo dục đạo đức ý chí cho vận động viên phụ thuộc vào huấn luyện viên và giáo viên bơi lội. Bản thân họ không những là tấm gương cho học viên noi theo mà họ còn là người chủ động vận dụng mọi phương pháp để giáo dục học viên của mình tương trợ, mọi phương pháp để giáo dục học viên của mình về mọi mặt như: Giáo dục tính kỷ luật, tự giác, tính tương trợ, ý thức tập thể, ý thức kiên trì nhẫn nại, tình yêu lao động, dũng cảm vượt khó khăn… Để hoàn thành tốt được nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng, người huấn luyện viên, thầy giáo bơi lội luôn luôn tu dưỡng chính trị tư tưởng trau dồi tác phong và đạo đức của người cán bộ khoa học kỹ thuật thể dục thể thao xã hội chủ nghĩa. Có như vậy mới đạt được hiệu quả giáo dục.

Tập luyện bơi lội còn có lợi cho việc củng cố và nâng cao sức khỏe, phát triển toàn diện con người. Vận động trong môi trường nước có ảnh hưởng tốt tới việc nâng cao chức năng một số bộ phận của cơ thể như hệ tim mạch, hô hấp, tăng quá trình trao đổi chất. Ta biết rằng nước có khả năng hấp thụ nhiệt gấp 4 lần không khí. Nước lại có áp suất lớn vào bề mặt cơ thể, mặt khác khi bơi con người phải chịu một lực cản rất lớn của nước, đặc biệt khi bơi nhanh, phải chịu đựng các tác động “dòng chảy” của nước. Do vậy trong tập luyện bơi lội, con người sẽ thích ứng dần. Do vậy trong tập luyện bơi lội, con người sẽ thích ứng dần, làm cho các chức năng vận động cơ thể được hoàn thiện nâng cao.

Khi bơi, các nhóm cơ của toàn thân cùng tham gia hoạt động. Do đó vận động viên bơi lội cơ bắp phát triển cân đối, nở nang, hài hòa.

Bơi lội lại là phương tiện để rèn luyện cơ thể làm cho cơ thể thích nghi với sự thay đổi của khí hậu bên ngoài, do đó có thể ngăn ngừa được những bệnh cảm lạnh.

Người ta còn dùng bơi lội để chữa một số bệnh về hình thể như gù lưng, cong chữ “C” thuận và ngược của trẻ em. Ngoài ra, các cố tật cứng khớp do bị gẫy xương gây nên, bơi lội cũng là phương tiện chữa có hiệu quả.

Luyện tập bơi lội có tác dụng lớn đến sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương, làm cho hệ thống tiền đình phát triển tốt.

Luyện tập bơi lội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hệ tuần hoàn và hô hấp. Những vận động viên tập luyện bơi lội thường xuyên tim co bóp mạnh hơn người bình thường, cung lượng tim tăng, do vậy tần số đập của tim lúc yên tĩnh chỉ ở mức từ 60 đến 46 lần/phút. Trong khi đó người không tập luyện bơi lội tim đập từ 70 – 75 lần trong một phút. Lưu lượng máu trong một phút có thể tăng từ 4,5 lít lúc bình thường lên 35 – 40 lít lúc vận động.

Tập luyện bơi lội còn có lợi cho việc phát triển khả năng hoạt động của hệ thống hô hấp, vì khi bơi vận động viên thở theo nhịp điệu của động tác tay, mỗi chu kỳ bơi thực hiện một lần thở ra và hít vào. Khi bơi có thể tiêu hao nhiều năng lượng, vì vậy nhu cầu đòi hỏi về Oxy rất lớn. Do đó người bơi phải thở sâu. Mặt khác áp suất của nước vào vòng ngực, khi thở ra phải mạnh, tích cực. Vì thế các cơ hô hấp của vận động viên rất phát triển, dung tích sống của người không luyện bơi là 3,4 lít (của nam) và 2,4 lít (của nữ). Vận động viên trẻ bơi lội nước ta sau hai năm tập luyện bơi, dung tích sống đạt tới 4,5 lít (của nam) và 3,8 lít (của nữ).

Tập luyện bơi lội còn có tác dụng phát triển thể lực toàn diện như: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, linh hoạt, khéo léo và khả năng phối hợp vận động… Bản thân bơi lội là môn thể thao phát triển toàn thân. Tham gia tập luyện bơi lội không những tạo cho mình thói quen hoạt động trong nước mà còn để phát triển cân đối cơ thể.

Xem thêm: Làm Thế Nào Để Ngăn Hình Xăm Ngón Tay Cho Nam Nữ ❤️ Tattoo Mini Ngón Tay

Thường xuyên tập luyện bơi lội, các tố chất sức mạnh, sức nhanh, sức bền, linh hoạt, khéo léo… được phát triển, do đó nâng cao được khả năng vận động, tạo điều kiện tốt để sản xuất, phục vụ quốc phòng. Vì vậy bơi lội cần được phổ cập rộng rãi trong mọi ngành, mọi nghề, mọi đối tượng để phục vụ cho mục đích chính trị của Đảng là bồi dưỡng sức dân để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Bơi lội là một môn thể thao có ý nghĩa thực dụng rất lớn trong đời sống sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta. Do yêu cầu cơ động trên chiến trường, do yêu cầu xây dựng hạ tầng, mạng lưới giao thông vận tải, sự đòi hỏi về nâng cao năng suất, đưa khoa học kỹ thuật vào mặt trận nông, lâm nghiệp v.v… mà mỗi người dân nước ta sống trong một đất nước nhiệt đới nhiều sông ngòi ao hồ và biển bao quanh, đặc biệt thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt, hàng năm mưa bão lũ lụt thường xảy ra đòi hỏi phải biết bơi lội. Biết bơi con người như có thêm đôi mái chèo trên sông nước. Trong thực tế của xã hội ta từ ngàn xưa, lịch sử đã ghi nhận các vị anh hùng chống ngoại xâm đã dùng bơi lội trong các trận thủy chiến với quân thù, ngày nay bơi lội được vận dụng trong nhiều ngành quan trọng như quân sự, hàng hải, giao thông vận tải, thủy sản, nông nghiệp, xây dựng v.v… Trong các lĩnh vực ấy bơi lội có ý nghĩa thực dụng rất lớn, chính trị vì vậy đối với dân tộc ta bơi lội là một môn thể thao có truyền thống lâu đời và được mọi người yêu thích.

Bơi lội không chỉ có ý nghĩa thực dụng rất lớn mà còn có ý nghĩa thể thao quan trọng. Môn bơi lội nước ta hiện nay đã được xác định là một môn thể thao trọng điểm thuộc nhóm I. Phong trào bơi lội đang có nhiều triển vọng, những trung tâm bơi lội được hình thành, nhiều câu lạc bộ bơi lặn phát triển, nhiều tỉnh, thành, ngành đã được đào tạo vận động trẻ theo chương trình mục tiêu, những trung tâm này tập trung các chuyên gia huấn luyện giỏi của quốc gia và các chuyên gia nước ngoài được mời giúp cho công tác huấn luyện.

Qua các cuộc thi đấu trong nước và quốc tế, nhiều kỷ lục bơi lặn đã được phá. Lực lượng vận động viên trẻ đã ngày một trưởng thành, hy vọng trong một thời gian ngắn, nền bơi lội của Việt Nam chúng ta sẽ tiếp cận được khu vực và châu lục.

Chính vì ý nghĩa trên mà bơi lội đã trở thành môn học chính thức trong các trường chuyên nghiệp thể dục thể thao, các trường chuyên nghiệp hàng hải thủy sản, giao thông vận tải, các trường đại học (thuộc quân đội), và các trường khác…

1.3. LỊCH SỬ BƠI LỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY

1.3.1. Về phong trào bơi lội quần chúng

Sau khi đất nước thống nhất, Đại hội Đảng toàn quốc lần thức IV đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng về đường lối phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và coi công tác TDTT là một phương tiện đối ngoại quan trọng. Bởi vậy Đảng, Chính phủ ta cho phép mở thêm một trường Đại học ở phía nam và trường Trung cấp ở Đà Nẵng. Các Ty, Sở TDTT cũng có các trường năng khiếu. Các trường phổ thông và trung học, đại học đã đưa môn bơi lội vào giảng dậy chính khóa. Năm 1977 cuộc chiến tranh ở biên giới Tây – Nam nổ ra, và năm 1979 chiến tranh ở biên giới phía Bắc. Trong khi đó Mỹ bao vây cấm vận, nền kinh tế kiệt quệ sau chiến tranh nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển phong trào bơi lội. Cơ sở vật chất thiếu thốn; cán bộ, VĐV chưa yên tâm huấn luyện, tập luyện, nên số người tham gia ngày càng ít ỏi.

Từ những năm 1988 trở lại đây, nền kinh tế thị trường đã bắt đầu phát huy tác dụng, nhất là các tỉnh phía Nam như TP. HCM, Long An… đã nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động bơi lội quần chúng. Còn các tỉnh phía Bắc, do đổi mới cơ chế quản lý TDTT có nơi còn quá chậm hoặc trình độ kinh tế thấp … phong trào bơi lội sút kém rõ rệt như Hà Nam Ninh, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Tây, Hà Bắc…

Từ năm 1993 đến nay, phong trào bơi lội Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, cả nước ta đã có hàng chục bể bơi được xây dựng ở các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Nội, Tây Ninh, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc…

Nhìn tổng thể phong trào bơi lội quần chúng trong những năm gần đây trên phạm vị cả nước vẫn chưa được phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy chúng ta vẫn tin tưởng rằng dân tộc ta có truyền thống thượng võ, với khối óc thông minh và với điều kiện địa lý vô cùng thuận lợi cho bơi lội phát triển. Với một đất nước như vậy bơi lội nhất định sẽ phải phát triển mạnh mẽ.

*

1.3.2. Về bơi lội thể thao thành tích cao.

Ngay sau ngày giải phóng đất nước do nhận biết được vai trò và tầm quan trọng của thể thao thành tích cao. Nhiều tỉnh, thành, ngành chẳng những đã duy trì mà còn phát triển các đội tuyển của mình. Các huấn luyện viên cơ sở đã tìm tòi nghiên cứu và đã có kinh nghiệm nhất định trong huấn luyện. Do vậy, hàng năm ta vẫn tổ chức được các giải bơi vượt sông Bạch Đằng truyền thống, các giải bơi đội mạnh v.v… Thành tích và kỷ lục ngày càng nâng cao. Bơi lội thể thao thành tích cao đã được chú trọng ở các trung tâm bơi lội, nơi có huấn luyện viên giỏi và có cơ sở tập luyện tốt như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Long An, Thanh Hóa, Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng…

Để tham gia Olympic lần thức XXII năm 1980 ở Matxcowva, Tổng cục TDTT đã quyết định cho thành lập đội tuyển Quốc Gia vào năm 1978.

Được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô (cũ) và Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ) nên ta đã thu được kết quả tốt ở Olympic lần thứ XXII.

Tại Đại hội Thể dục Thể thao thế giới này ta đã phá được nhiều kỷ lục quốc gia, trong đó có kỷ lục bơi 100m trườn sấp của Tô Văn Vệ với thành tích 55’’75, phá kỷ lục của Trương Ngư cũ năm 1966 là 55’’9; kỷ lục 100m ếch của Nguyễn Mạnh Tuấn và Trần Dương Tài v.v…

Năm 1985 Đại hội TDTT toàn quốc đã được tổ chức tại Hà Nội. Trong Đại hội này, môn thi đấu bơi đã có hàng chục kỷ lục quốc gia được lập. Đội bơi thành phố Hồ Chí Minh đã giữ vị trí vô địch toàn quốc.

Năm 1988, Đội tuyển bơi lội Việt Nam lần thứ 2 tham dự Đại hội Olympic.

Tại đại hội Olympic 24 Seeun (Nam Triều Tiên) chỉ có hải VĐV tham dự và mặc dù không lọt vào chung kết, nhưng đã lập được kỷ lục mới ở Việt Nam với cự ly 200m ếch: 2’39’’69 của Quách Hoài Nam và 100m bướm 1’07’’96 và 200m bướm 2’3’’69 của Kiều Oanh. Năm 1990 đội bơi của Việt Nam tham dự Đại hội TDTT châu Á tổ chức tại Bắc Kinh. Dự đại hội có 3 VĐV (Nguyễn Kiều Oanh, Trương Hải Phong, Trần Vinh Quang), cả 3 VĐV đều lập kỷ lục Quốc gia mới.

Năm 1991 chúng ta có 4 vận động viên tham dự SEA Games tổ chức tại Philippines. Tuy thành tích đứng ở vị trí 7/10 nước Đông Nam Á, những cũng đã lập được kỷ lục Quốc gia mới.

Qua các SEA Games 17, 18, 19, vị trí bơi lội của Việt Nam vẫn chỉ xếp ở hạng thứ 7 và chưa giành được huy chương bơi lội nào. Điều đó đòi hỏi Hiệp hội thể thao dưới nước cũng như mỗi cán bộ huấn luyện viên cần phải phấn đấu rất cao mới có thể đưa được nền bơi lội nước ta sánh vai với các nước khu vực và châu lục.

Tới kỳSEA Games 28diễn ra ở Singapore. Làng bơi lội Đông Nam Á chứng kiến sự ưu thế vượt trội của 2 tài năng trẻ mới nổi đó là nam vận động viênJoseph Isaac Schoolingcủa Singapore và nữ vận động viênNguyễn Thị Ánh Viêncủa Việt Nam. Cả hai kình ngư trẻ đều là những vận động viên tài năng của hai nước được đầu tư để sangMỹtập luyện từ nhỏ. Tại SEA Games 28, cả hai đã thi đấu rất xuất sắc, họ giành rất nhiều huy chương vàng (HCV) và hầu hết trong số đó là những kỷ lục mới của SEA Games. Kết thúc SEA Games 28, J.Schooling giành 9 HCV (6 nội dung cá nhân và 3 nội dung tiếp sức), trong số 9 HCV đó của J.Schooling thì có đến 8 chiếc huy chương là 8 kỷ lục mới của SEA Games được anh và các đồng đội ở đội tuyển bơi Singapore thiết lập. Còn Ánh Viên giành được tới 8 HCV (tất cả là các nội dung cá nhân) và tất cả chúng đều là những kỷ lục mới của SEA Games ngoại trừ chiếc HCV cuối cùng của Ánh Viên ở nội dung 200m ếch.

Đến với SEA Games 30 năm 2019 tại Philippines, với việc giành được 6 huy chương Vàng, cá nhân “kinh ngư”Nguyễn Thị Ánh Viênđã được vinh danh là nữ vận động viên xuất sắc nhất tại SEA Games 30. Bên cạnh đó, những gương mặt trẻ, như Nguyễn Huy Hoàng phá kỷ lục SEA Games - giành vé dự Olympic 2020; kình ngư trẻ 16 tuổi Trần Hưng Nguyên phá kỷ lục SEA Games cho thấy bơi lội Việt Nam đang phát triển, đủ lực lượng tốt hướng tới tương lai.

CÂU HỎI ÔN TẬP:

1. Trình bày khái niệm môn Bơi Lội?

2. Nêu những lợi ích và tác dụng của môn Bơi?

3. Trình bày những nét chính của lịch sử môn Bơi Lội Việt Nam từ năm 1975 đến nay?