Món ăn cho bà đẻ sau sinh chuẩn cơm mẹ chồng nấu

     
Thực đơn cho mẹ sau sinh, ăn những thực phẩm gì vừa nhiều sữa, mát sữa nhưng không khiến các mẹ tăng cân do hấp thụ lượng chất dinh dưỡng lớn vào cơ thể? Để con vừa phát triển, tăng cân mẹ vừa có thể giảm cân không ảnh hưởng đến tuyến sữa các mẹ có thể ăn theo thực đơn dành cho bà đẻ.

Giảm cân sau sinh là chủ đề mà mẹ nào cũng quan tâm, trăn trở. Vì thế mà nhiều mẹ không ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và cai sữa sớm khiến trẻ thiếu chất, chậm phát triển, nhẹ cân và dễ ốm.

Bạn đang xem: Món ăn cho bà đẻ sau sinh chuẩn cơm mẹ chồng nấu

Trong thời gian 6 tháng đầu khi sinh xong, mẹ không nên cai sữa, giảm cân bằng thuốc, nó không tốt và có hại tới sức khỏe con yêu. Mẹ có thể giảm cân, con yêu có nguồn sữa dồi dào để bú thì các mẹ chỉ cần áp dụng thực đơn cho mẹ sau sinh với các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, hạn chế tình trạng tăng cân ở mẹ.

Thực phẩm quyết định cân nặng, sức khỏe của bé yêu

Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa góp phần quan trọng vào việc bé yêu có tăng cân theo từng tháng hay không? Chỉ số cân nặng của con là cách đánh giá dễ nhất việc mẹ có ăn uống đầy đủ các dưỡng chất và nguồn sữa mẹ có tốt, chất lượng giúp con phòng tránh được bệnh tật và tăng cân đều.



*

Mẹ nên ăn các thực phẩm lợi sữa, ít chất béo có hại (Ảnh minh họa)

Nếu biết lên thực đơn cho mẹ sau sinh để ăn uống, lựa chọn thực phẩm tốt, an toàn không gây mất sữa, sữa về nhiều sẽ bé yêu có đủ nguồn sữa uống, không phải uống thêm sữa ngoài.

Trong 6 tháng đầu, mẹ nuôi con 100% sữa mẹ sẽ giúp bé tăng sức đề kháng, phòng ngừa các loại bệnh ở trẻ sơ sinh. Sữa mẹ giúp bé phát triển tốt, cứng cáp và ngủ ngon, ít quấy khóc.

6 tháng đầu, bé phải tăng được trung bình 3 cân thì được coi là bình thường, phát triển tốt. Nhưng nếu bé không tăng cân, tăng cân quá ít thì mẹ nên xem lại thực đơn cho mẹ sau sinh của mình, chế độ ăn uống không khoa học, đều đặn, lành mạnh là nguyên nhân dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, vàng da, không tăng cân, chậm phát triển so với trẻ cùng tháng tuổi.


Mẹ bầu ăn uống những thực phẩm phù hợp sẽ gây ra hậu quả gì?

Khi mang thai và sau mẹ bầu vẫn phải cẩn thận trong chế độ ăn uống của mình, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con yêu. Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa với những thực phẩm gây hại, ảnh hưởng đến tuyến sữa mẹ và bé sẽ gặp những trường hợp sau đây:

- Những thực phẩm có tính nóng như dưa hấu, lê, xoài, cafe… sẽ làm mẹ và bé bị táo bón, rối loạn đường tiêu hóa.

- Ăn những thực phẩm gây ít sữa, mất sữa hoàn toàn như: Lá lốt, rau bạc hà, mì tôm, đồ uống có ga, dưa chua cà muối… sẽ khiến tuyến sữa của mẹ giảm dần hoặc mất hẳn nguồn sữa, buộc mẹ phải cai sữa sớm. Vì vậy trong thực đơn cho mẹ sau sinh lợi sữa cần tránh những thực phẩm này.

Thực đơn cho mẹ bầu lợi sữa, tốt cho sự phát triển của con yêu (Ảnh minh họa)

- Tắc tia sữa là tình trạng nhiều mẹ đang cho con bú gặp phải và khốn khổ khi sữa không tiết ra ngoài, gây nên tình trạng viêm, sưng, đau buốt, con thiếu sữa trầm trọng. Nếu bị tắc tia sữa mẹ nên đến viện điều trị, không tự chữa trị tại nhà.

- Sữa mẹ loãng, nóng sẽ khiến bé yêu chậm phát triển, suy dinh dưỡng do chất lượng sữa mẹ không tốt, cơ thể mẹ chưa nhận và hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng để tạo nguồn sữa tốt cho con bé.

Xem thêm: Bmw R Ninet Racer And R Ninet Pure Ride Review, 2018 Bmw R Ninet Racer

Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa mà không tăng cân

Để khỏi đau đầu, mệt mỏi với câu hỏi “Hôm nay ăn gì? Ăn món gì lợi sữa, nhưng mẹ không tăng cân, phát phì?” Thì mẹ có thể tham khảo thực đơn cho mẹ sau sinh trong 1 tuần dưới đây.

Thứ 2

Bữa sáng: Cháo gà, 1 cốc sữa, 1 miếng táo, sữa đậu nành

Bữa trưa: 2 quả trứng gà ta luộc, cơm trắng, bí xanh nấu chân giò, tôm rim thịt băm, 2 miếng thanh long tráng miệng

Bữa tối: Cơm trắng, rau súp lơ luộc, thịt gà rang gừng, 1 quả vú sữa

Mẹ nên lên kế hoạch, thực đơn khẩu phần ăn mỗi ngày (Ảnh minh họa)

Thứ 3

Bữa sáng : Súp bí đỏ, bánh mì nướng và 1 ly sữa đậu nành

Bữa trưa: Cơm trắng, canh rau ngót nấu thịt băm, su hào xào thịt lợn, gà hấp gừng, ruốc heo, đu đủ tráng miệng

Bữa tối: Đỗ luộc, cơm trắng, canh mướp đắng nhồi thịt, cá chép kho

Thứ 4

Bữa sáng: Cơm rang thập cẩm, nước cam nguyên chất

Bữa trưa: Canh cua rau đay mùng tơi, cơm trắng, lườn gà ướp mật ong áp chảo, giò lụa, 1 miếng dứa tráng miệng

Bữa tối: Cơm trắng, bí đao luộc, nem rán, giá xào thịt bò, canh đu đủ xanh nấu thịt viên, 2 miếng lê tráng miệng

Thứ 5

Bữa sáng: Phở bò, 1 quả chuối, sữa chua

Bữa trưa: Canh chân giò hầm đu đủ, cơm trắng, su su luộc, thịt lợn luộc, 2 quả trứng gà luộc, 5 - 7 quả nho ngọt tráng miệng

Bữa tối: Thịt gà rang gừng, hoa thiên lý nấu thịt băm, cơm trắng, đậu đũa luộc, cơm trắng, chè long nhãn tráng miệng

Thực phẩm phải giàu chất dinh dưỡng, lợi sữa, không tăng cân (Ảnh minh họa)

Thứ 6

Bữa sáng: Bánh mì, trứng ốp la (ốp chín, không ăn trứng lòng đào), 1 ly sữa

Bữa trưa: Cơm trắng, chim hầm hạt sen táo đỏ, rau bí luộc, thịt viên sốt cà chua, ruốc heo, 2 trái hồng xiêm

Bữa tối: Canh bầu nấu tôm, cơm trắng, mướp xào tràng trứng gà non, thịt gà luộc, tráng miệng bằng quýt ngọt

Thứ 7

Bữa sáng: Cháo lươn, 1 ly sữa đậu nành, 1 quả chuối

Bữa trưa: Thịt bò kho, cơm trắng, canh hoa chuối nấu sườn, quả lặc lè luộc, 1 quả trứng luộc dầm mắm, 2 miếng táo tráng miệng

Bữa tối: Cơm trắng, canh bí xanh nấu thịt băm, tôm đồng rang, thịt bò xào tỏi, lê tráng miệng

Thực đơn cho mẹ sau sinh nên thay đổi mỗi ngày (Ảnh minh họa)

Chủ nhật

Bữa sáng: Cháo thịt bò, 1 ly sữa, thanh long

Bữa trưa: Cơm trắng, ngọn xu xu xào tỏi, canh rau ngót nấu mọc, trứng đúc thịt, giò rim nước mắm, ruốc heo, dưa lưới tráng miệng

Bữa tối: Cơm trắng, rau cải luộc, su hào, cà rốt nấu sườn, giá xào thịt bò, thịt lợn luộc, ruốc heo, tráng miệng bằng quả na

Lưu ý:

- Lá lốt, măng tươi, bắp cải, mì tôm, rau bạc hà… là những thực phẩm gây mất sữa. Vì thế trong thực đơn cho mẹ sau sinh lợi sữa, các mẹ tránh kết hợp những thực phẩm này vào chế biến các món ăn, chả lá lốt mẹ cũng không nên ăn vì nó có thể gây mất sữa, ít sữa đi.

- Mẹ nên tránh sử dụng mỡ động vật để chế biến, không ăn đồ chiên rán để tránh hấp thụ chất béo có hại, gây tăng cân.

- Ngoài thực đơn sau sinh lợi sữa là 3 bữa chính, mẹ có thể ăn thêm 3 bữa phụ vào lúc: Nửa buổi sáng, nửa buổi chiều, tối trước khi đi ngủ bằng các đồ ăn nhẹ như: Sữa, hoa quả, bánh quy, ngũ cốc lợi sữa...

Nguyên tắc lên thực đơn cho mẹ sau sinh

Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ sẽ khắt khe hơn. 6 tuần trước khi sinh mổ, mẹ cần hạn chế những đồ ăn gây sưng, phù nề tới vết mổ như thịt gà, những đồ ăn cứng, dai. Mẹ chỉ nên ăn những đồ ăn mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa.

Các thực phẩm cho mẹ bầu sau sinh vừa lợi sữa lại giảm được cân (Ảnh minh họa)

Sau sinh, mẹ cần điều chỉnh và lên thực đơn theo ngày và theo tuần. Mẹ nên đổi thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa hơn, bữa ăn phong phú, đổi mới, không gây nhàm chán và khiến mẹ sợ ăn.

Thực đơn vừa nhiều sữa mà không tăng cần với nguyên tắc sau:

- Lựa chọn các thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng như: Protein, sắt, canxi, omega 3, các loại vitamin…

- Hạn chế ăn đồ chiên rán trong dầu mỡ động vật, lựa chọn thực phẩm có chất béo từ thực vật.

- Bổ sung nhiều thực phẩm lợi sữa, tăng tiết sữa và chế biến thành nhiều món khác nhau tránh nhàm chán, sợ thực phẩm đó.

- Không ăn liên tiếp 1 món trong 2, 3 bữa ăn

- Thay đổi thực đơn liên tục, cách chế biến khác nhau

- Ăn nhạt, không ăn thức ăn khi quá nóng, để lâu

- Bổ sung trái cây tráng miệng sau bữa ăn, giúp mẹ ngon miệng, giảm được cân

- Sử dụng nguyên liệu tươi và nấu chín thực phẩm

Khi lên được thực đơn cho mẹ sau sinh giảm cân lại vừa lợi sữa, mẹ sẽ có tâm lý thoải mái vui vẻ hơn trong quá trình ở cữ chăm bé. Nguồn sữa mẹ là thực phẩm cực kỳ quan trọng với con yêu, vì thế mẹ phải ăn uống thật đảm bảo, ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển của bé yêu.

Muốn giảm cân, ngoài thực đơn cho mẹ sau sinh thì các mẹ có thể kết hợp với việc đi bơi, tập gym, yoga để lấy lại vóc dáng.