Mồ côi xử kiện lớp 3

     

 _Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn:lợn quay, gà luộc, giãy nảy,lạch cạch, công đường, vịt rán, miếng cơm,trả tiền,

 _Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

Bạn đang xem: Mồ côi xử kiện lớp 3

 _Đọc trôi trảy được cả bài và viết phân biệt lời dẫn chuyện với lời của nhân vật.

2.Đọc hiểu:

 _Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: công đường, bồi thường ,

 _Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí mà Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà.

B.Kể chuyện:

 _Dựa vào tranh minh họa kể lại được toàn bộ câu chuyện.

Xem thêm: Chết Cười Với Những Hình Ảnh Hài Hước Chỉ Có Ở Việt Nam, 10 Hình Ảnh Hài Hước Nhất Chỉ Có Ở Việt Nam

 _Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.

II.Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:_Tranh minh họa bài tập đọc và các đoạn truyện.

 _Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

 2. Học sinh: _Sách giáo khoa

 


*
5 trang
*
bachquangtuan
*
*
5499
*
17Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 17 - Bài: Mồ côi xử kiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN TUẦN : 17 BÀI : MỒ CÔI XỬ KIỆN Ngày thực hiện : I.Mục đích yêu cầu:A.Tập đọc:1.Đọc thành tiếng: _Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn:lợn quay, gà luộc, giãy nảy,lạch cạch, công đường, vịt rán, miếng cơm,trả tiền, _Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. _Đọc trôi trảy được cả bài và viết phân biệt lời dẫn chuyện với lời của nhân vật.2.Đọc hiểu: _Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: công đường, bồi thường , _Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí mà Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà.B.Kể chuyện: _Dựa vào tranh minh họa kể lại được toàn bộ câu chuyện. _Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.II.Chuẩn bị: 1. Giáo viên:_Tranh minh họa bài tập đọc và các đoạn truyện. _Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 2. Học sinh: _Sách giáo khoaIII.Hoạt động lên lớp: Thờigian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinhĐDDH 1.Ổn định :Hát bài hát2.Kiểm tra bài cũ:Yêu cầu 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: Ba điều ước. 3.Dạy bài mới:­Giới thiệu bài :Tiết này chúng ta cùng đọc và tìm hiểu câu chuyện cổ của dân tộc Nùng Mồ Côi xử kiện.Qua câu chuyện, chúng tasẽ được thấy sự thông minh, tài trí của chàng Mồ Côi, nhờ sự thông minh, tài trí này mà chàng Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà trước sự gian trá của tên chủ quán ăn. ­Hoạt động1:Luyện đọc(Phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại, giảng giải a)Đọc mẫu: _Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý:+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả, rõ ràng.+ Giọng chủ quán: vu vạ gian trá.+ Giọng bác nông dân khi kể lại sụ việc thì thật thà phân trần, khi phải đưa ra đồng bạc thì ngạc nhiên.+ Giọng của Mồ Côi:nhẹ nhàng thong thả, tự nhiên khi hỏi han chủ quán và bác nông dân: nghiêm nghị khi bảo bác nông dân xóc bạc, oai vệ trong lời phán xét cuối cùng.b)Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ _Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. _Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: _Yêu cầu 3 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi học sinh đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho học sinh . _Hướng dẫn họcsinh tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. _Yêu cầu 3 học sinh nối tiếp nhau đọc bài trước lớp, mỗi học sinh đọc 1 đoạn . _Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm. _Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. ­Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài(Phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại, luyện tập) _Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp. _Trong truyện có những nhân vật nào ? _Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì? _Theo em, nếu ngửi hương thơm của thức ăn trong quán có phải trả tiền không? Vì sao? _Bác nông dân đưa ra lí lẽ thế nào khi tên chủ quán đòi tiền? _Lúc đó, Mồ Côi hỏi bác thế nào? _Bác nông dân trả lời ra sao? _Chàng Mồ Côi phán quyết thế nào khi bác nông dân thừa nhận là mình đã hít mùi thơm của thức ăn trong quán _Thái độ của bác nông dân như thế nào khi nghe chàng Mồ Côi yêu cầu bác trả tiền? _Chàng Mồ Côi đã yêu cầu bác nông dân trả tiền cho chủ quán bằng cách nào? _Vì sao Chàng Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng đủ 10 lần? _Vì sao tên chủ quán không được cầm 20 đồng của bác nông dân mà vẫn phải tâm phục, khẩu phục? _Như vậy, nhờ sự thông minh, tài trí chàng Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà. Em hãy thử đặt một tên khác cho câu chuyện.­Hoạt động 3:Luyện học sinh đọc lại bài(Phương pháp đàm thoại,luyện tập) _Giáo viên chọn đọc mẫu một đoạn trong bài, sau đó yêu cầu học sinh luyện đọc lại bài theo vai. _Yêu cầu học sinh đọc bài theo vai trước lớp. +Xác định yêu cầu _Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu 1 của phần kể chuyện trang 141, SGK­Kể mẫu _Gọi học sinh kể mẫu nội dung tranh 1. nhắc học sinh kể đúng nội dung tranh minh họa và truyện, ngắn gọn và không nên kể nguyên văn như lời truyện.Nhận xét phần kể chuyện của học sinh . ­ Kể trong nhóm. _Yêu cầu học sinh chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe. ­ Kể trước lớp _Gọi 3 học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện. Sau đó, gọi 4 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện theo vai. - Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. - Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. -Học sinh nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục đích yêu cầu. -Mỗi học sinh đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. -Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu khó: -Bác này vào quán của tôi/ hít hết mùi thơm lợn quay,/ gà luộc,/ vịt rán/mà không trả tiền.// Nhờ Ngài xét cho.// -Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền.// Một bên/ “hít mùi thịt”./một bên/ “nghe tiếng bạc”. // Thế là công bằng.// -Yêu cầu học sinh đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. Học sinh đặt câu với từ bồi thường . -3 học sinh tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong nhóm. -Mỗi nhóm 3 học sinh, lần lượt từng học sinh đọc một đoạn trong nhóm.-2 nhóm thi đọc tiếp nối. -1 học sinh đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. -Truyện có ba nhân vật là Mồ Côi, bác nông dân và tên chủ quán -Chủ quán kịên bác nông dân vì bác đã vào quán của hắn ngửi hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà lại không trả tiền. -2 đến 3 HS phát biểu ý kiến. -Bác nông dân nói: “Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả” -Mồ Côi hỏi bác có hít hương thơm của thức ăn trong quán không? -Bác nông dân thừa nhận là mình có hít mùi thơm của thức ăn trong quán. -Chàng yêu cầu bác phải trả đủ 20 đồng cho chủ quán. -Bác nông dân giãy nảy lên khi nghe Mồ Côi yêu cầu bác trả 20 đồng cho chủ quán. -Chàng Mồ Côi yêu cầu bác cho đồng tiền vào cái bát, úp lại và xóc 10 lần. -Vì tên chủ quán đòi bác phải trả 20 đồng, bác chỉ có 2 đồng nên phải xóc 10 lần thì mới thành 20 đồng (2 nhân 10 bằng 20 đồng) -Vì Mồ Côi đưa ra lí lẽ một bên “hít mùi thơm”, một bên “nghe tiếng bạc” thế là công bằng. -2 học sinh ngồi cạnh nhau thảo luận theo cặp để đặt tên khác cho câu chuyện, sau đó đại diện HS phát biểu ý kiến. Ví dụ: -Đặt tên là: Vị quan tòa thông minh vì câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi trong việc xử kiện.+ Đặt tên là Phiên tòa đặt biệt vì lí do kiện bác nông dân của tên chủ quán và các trả nợ Mồ Côi bày ra cho bác nông dân thật đặc biệt. -4 học sinh tạo thành một nhóm và luyện đọc bài theo các vai: người dẫn truyện, Mồ Côi, bác nông dân, chủ quán. -2 nhóm đọc bài, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay. - Kể trong nhóm -Học sinh chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe. - Kể trước lớp : học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện theo vai. 4.Củng cố :_ Giáo viên nhận xét tiết học. _Dặn dò học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. _Chuẩn bị bài : Anh Đom Đóm *Các ghi nhận cần lưu ý : _____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________