Mẫu đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp thcs

     

Đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp trung học cơ sở là gì? Mục đích của đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp trung học cơ sở? Mẫu đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp trung học cơ sở 2021? Hướng dẫn viết đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp trung học cơ sở? Quy định pháp luật về việc cấp lại bằng tốt nghiệp trung học cơ sở


Chương trình trung học cơ sở là chương trình giáo dục bắt buộc đối với học sinh hiện nay. Sau khi hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở, và thi tốt nghiệp thì học sinh sẽ nhận được bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Vì một lý do sai thông tin trong bằng tốt nghiệp thì cá nhân có quyền yêu cầu cấp lại bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Khi đó, cá nhân cần có đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp trung học cơ sở gửi lên Phòng Giáo dục đào tạo nơi cấp bằng.

Bạn đang xem: Mẫu đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp thcs

1. Đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp trung học cơ sở là gì?

Đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp trung học cơ sở là văn bản của cá nhân đã tốt nghiệp chương trình giáo dục trung học cơ sở gửi lên Phòng Giáo dục và đào tạo để đề nghị được cấp lại bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

2. Mục đích của đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp trung học cơ sở?

Đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp trung học cơ sở được dùng để thể hiện ý chí của cá nhân mong muốn được cấp lại bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và đây là cơ sở để Phòng Giáo dục đào tạo cấp lại bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

3. Mẫu đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

……., ngày …. tháng ….. năm……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Xin cấp lại Bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở

Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo……

– Họ và tên:…..Giới tính: …… Dân tộc:…

– Sinh ngày: …. / ….. / ….. Nơi sinh:…..

– Hộ khẩu thường trú:…….Số ĐT…..

– Số CMND…….Ngày cấp:….Nơi cấp:….

– Nội dung đề nghị: Xin cấp lại bằng Tốt nghiệp Trung học cơ sở

– Số hiệu:…

– Năm tốt nghiệp …… Xếp loại TN: ……. Hình thức đào tạo: Chính Quy

– Lí do xin cấp lại bằng:….

– Vì vậy tôi làm đơn này đề nghị Phòng Giáo dục – Đào tạo……… cấp lại Bằng tốt nghiệp cho tôi.

– Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trên.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN

CỦA TRƯỜNG THCS……….

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(ký và ghi rõ họ, tên)

4. Hướng dẫn viết đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Phần Kính gửi ghi tên Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi đã cấp Bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở.

Xem thêm: Tổng Hợp C Ôn Thi Đại Học Môn Toán, Ôn Thi Đại Học Trực Tuyến

Họ và tên ghi theo Giấy Khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân

Giới tính nếu là nam thì ghi “Nam”, nếu là nữ thì ghi “Nữ”

Ngày sinh ghi theo Giấy Khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân

Nơi sinh ghi theo Giấy Khai sinh

Hộ khẩu thường trú ghi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ghi thôn/ xóm/ bản, xã/ phường/ thị trấn, huyện/quận/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.

Số điện thoại ghi số điện thoại cá nhân đang sử dụng

Phần số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp ghi theo chứng minh nhân dân.

Số hiệu là số Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở

Ghi năm tốt nghiệp, loại tốt nghiệp

Lý do xin cấp lại bằng: nêu lý do như bị sai thông tin ví dụ sai ngày sinh, năm tốt nghiệp,…

5. Quy định pháp luật về việc cấp lại bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Tại Luật Giáo dục năm 2019 quy định về chương trình giáo dục trung học cơ sở như sau:

Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm. Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.

Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;

Học sinh học hết chương trình trung học cơ sở đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

Tại thông tư số 21/2019/TT- BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân quy định về việc cấp lại văn bằng, chứng chỉ như sau:

” Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ cấp đúng thời hạn quy định; ghi chính xác, đầy đủ các thông tin trên văn bằng, chứng chỉ; cấp lại văn bằng, chứng chỉ hoặc chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Quy chế này;

b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc khi có nhu cầu.” (Điều 4)

“Điều 18. Cấp lại văn bằng, chứng chỉ

1. Trường hợp văn bằng, chứng chỉ đã cấp nhưng phát hiện bị viết sai do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ thì cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm cấp lại bản chính văn bằng, chứng chỉ.

2. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ quy định tại Điều 15 của Quy chế này có thẩm quyền cấp lại văn bằng, chứng chỉ.

3. Thủ tục cấp lại văn bằng, chứng chỉ như sau:

a) Người có yêu cầu cấp lại văn bằng, chứng chỉ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho cơ quan có thẩm quyền cấp lại văn bằng, chứng chỉ một bộ hồ sơ gồm: đơn đề nghị cấp lại văn bằng, chứng chỉ; văn bằng, chứng chỉ đề nghị cấp lại; giấy tờ chứng minh cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ viết sai văn bằng, chứng chỉ;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc cấp lại văn bằng, chứng chỉ; nếu không cấp lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Trường hợp mẫu văn bằng, chứng chỉ tại thời điểm cấp văn bằng, chứng chỉ đã thay đổi, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ sử dụng mẫu văn bằng, chứng chỉ hiện hành để cấp cho người được cấp lại văn bằng, chứng chỉ.”

Việc cấp lại bằng tốt nghiệp trung học cơ sở cần được phân biệt với hoạt động cấp bản sao của bằng tốt nghiệp. Thủ tục cấp bản sao, văn bằng được quy định như sau:

Thủ tục cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

“1. Hồ sơ đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc gồm:

a) Đơn đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ, trong đó cung cấp các thông tin về văn bằng, chứng chỉ đã được cấp;

b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra;

c) Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc là người quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 30 của Quy chế này thì phải xuất trình giấy ủy quyền (đối với người được ủy quyền) hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ;

d) Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi bản sao có chứng thực giấy tờ quy định tại điểm a, b, c khoản này kèm theo 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc.

2. Trình tự cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc được quy định như sau:

a) Người đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc;

b) Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 03 (ba) giờ chiều, cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng chứng chỉ từ sổ gốc phải cấp bản sao cho người có yêu cầu. Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được xác định từ thời điểm cơ quan tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến;

c) Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu cấp bản sao từ nhiều sổ gốc, yêu cầu số lượng nhiều bản sao, nội dung văn bằng, chứng chỉ phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao không thể đáp ứng được thời hạn quy định tại điểm b khoản này thì thời hạn cấp bản sao được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu cấp bản sao.

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ căn cứ sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao hoặc không cấp bản sao cho người yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu và nêu rõ lý do theo thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.” (Điều 31)

Như vậy, việc cấp lại bằng tốt nghiệp trung học cơ sở chỉ được áp dụng khi bằng tốt nghiệp bị viết sai do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Còn cấp bản sao bằng tốt nghiệp được sử dụng khi người đã tốt nghiệp trung học cơ sở có nhu cầu cấp bản sao, thông thường là khi bị mất bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Cơ sở của sự khác nhau này dựa trên nguyên tắc văn bằng, chứng chỉ chỉ có một bản duy nhất, do vậy, với các trường hợp đã cấp văn bằng mà không có sự sai sót nào thì đó chính là bản chính duy nhất.