Mẫu đơn đòi lại đất

     

Mục lục (Ẩn/Hiện)

Tranh chấp đất đai là gì?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyề; nghĩa vụ của người sử dụng đất trong quan hệ đất đai. Khi các bên trong quan hệ đất đai có sự mâu thuẫn, xung đột với nhau về quyền và lợi ích mà không thể thương lượng, thỏa thuận được thì tranh chấp sẽ phát sinh. Giải quyết tranh chấp đất đai là một quá trình rất phức tạp, đoi hỏi các bên tham gia vào quá trình này phải nắm vững hệ thống các quy định của pháp luật điều chỉnh và vận dụng một cách nhuần nhuyễn để giải quyết triệt để tranh chấp đất đai.

Bạn đang xem: Mẫu đơn đòi lại đất

*

Hình ảnh: Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai.

Luật đất đai hiện nay chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai. Tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng sẽ được áp dụng mẫu đơn khởi kiện số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP. Bạn đọc có thể tham khảo nội dung mẫu đơn khởi kiện sau của Luật Hùng Bách để nắm rõ hơn về bố cục, nội dung cần có khi viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh Y

Người khởi kiện: Lê Minh A

Địa chỉ thư điện tử: ………................................................. (nếu có)

Người bị kiện: Lê Minh B

Địa chỉ thư điện tử: ………................................................. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có) 

Địa chỉ thư điện tử : ………………………………............(nếu có)

Yêu cầu Tòa án nhân dân huyện X giải quyết những vấn đề sau đây:

Nay nhận thấy hai bên không thể đạt được thỏa thuận với nhau nên tôi làm đơn khởi kiện này yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Đông Anh buộc anh B trả lại diện tích đất đã lấn chiếm nêu trên. Giá trị quyền sử dụng đất bị lấn chiếm khoảng 760,000,000đ (Bảy trăm sáu mươi triệu đồng).

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vụ việc của tôi, kính mong Tòa án xem xét giải quyết vụ việc theo đúng quy định pháp luật.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Người làm chứng (nếu có) ………………………...…….….........

Địa chỉ thư điện tử: ………………………...…….…......... (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

………………………...…….…......... ………………………...…….…......... ………………………...…….….........

Hà Nội, ngày… tháng … năm 2021.

Người khởi kiện

(Ký, ghi rõ họ tên)

Cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai.

Bạn đọc có thể tham khảo nội dung hướng dẫn sau để biết thêm về cách viết đơn khởi kiện:

Phần kính gửi:

Phần này ghi tên Toà án có thẩm quyền tiếp nhận đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào. Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào.

Phần thông tin người khởi kiện:

Nếu người khởi kiện tranh chấp đất đai là cá nhân thì ghi đầy đủ họ tên, nơi cư trú. Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi thông tin của người đại diện hợp pháp của người đó. Nếu người khởi kiện tranh chấp đất đai là cơ quan, tổ chức thì ghi tên; địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức; ghi rõ họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

Trường hợp các bên muốn Tòa án liên hệ; hoặc gửi thông báo về một địa chỉ khác để thuận tiện cho việc tiếp nhận thì có thể ghi rõ địa chỉ đó trong đơn.

Phần thông tin người bị kiện.

Nếu người bị kiện là cá nhân thì ghi đầy đủ họ tên; địa chỉ nơi cư trú. Nếu người bị kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên; địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức; ghi rõ họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức bị kiện đó. Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của bên bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú; làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của bên bị kiện.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 04/2017 địa chỉ “nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng” là địa chỉ người bị kiện đã từng cư trú, làm việc hoặc có trụ sở mà người khởi kiện biết được gần nhất tính đến thời điểm khởi kiện. Địa chỉ này được cơ quan tổ chức có thẩm quyền cấp; xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh.

Phần yêu cầu Tòa án:

Ở phần này trước tiên người khởi kiện cần trình bày qua về sự việc tranh chấp đất đai. Thời điểm diễn ra tranh chấp, nguồn cơn diễn ra tranh chấp đất đai. Nêu rõ vị trí cụ thể thửa đất đang tranh chấp. Qúa trình giải quyết tranh chấp trước khi khởi kiện ra Tòa án đã diễn ra như thế nào? Quan điểm của các bên về thửa đất đang tranh chấp như thế nào? Để Tòa án có thể nắm được một cách khái quát nhưng vẫn đầy đủ về nội dung tranh chấp đất đai.

Sau đó, người khởi kiện mới đưa ra yêu cầu để Tòa án xem xét, giải quyết. Phần yêu cầu này cần ngắn gọn nhưng phải đảm được tính rõ ràng. Nhiều trường hợp người khởi kiện sau khi trình bày sự việc nhưng lại không có nội dung yêu cầu Tòa án giải quyết; hoặc có đưa ra yêu cầu nhưng lại chung chung không cụ thể; hoặc yêu cầu chồng chéo, không thống nhất với nhau. Việc xác định đúng yêu cầu khởi kiện sẽ là tiền để ảnh hưởng tới cả quá trình giải quyết vụ án tranh chấp đất đai sau này.

Phần danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện:

Kèm theo đơn khởi kiện tranh chấp đất đai phải có tài liệu; chứng cứ chứng nộp kèm để chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện. Người khởi kiện tranh chấp đất đai ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào. Tài liệu nào là bản sao ghi ghi rõ bản sao; tài liệu nào bản chính thì ghi rõ là bản chính. Số hiệu trên tài liệu, giấy tờ; ghi rõ cơ quan nhà nước cấp tài liệu, giấy tờ. (Vd: Bản sao chứng minh nhân dân Lê Minh A).

Xem thêm: Những Mẫu Siêu Xe Có Số Lượng "Đông Đảo" Nhất Việt Nam, Bảng Giá Các Dòng Siêu Xe 2021 Mới Nhất (10/2021)

Phần ký tên, điểm chỉ của người viết đơn:

Cuối đơn khởi kiện tranh chấp đất đai cần có chữ ký; xác nhận của người làm đơn. Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ký xác nhận hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện. Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của người đó phải ký tên điểm chỉ. Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên; ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Nộp đơn khởi kiện tranh chấp đấy đai ở đâu?

Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận; giải quyết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là Toà án. Tuy nhiên, nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai ở Toà án nào thì không phải ai cũng nắm rõ.

Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất.

Đây là tranh chấp nhằm xác định ai là người có quyền sử dụng đất đối với một phần hoặc toàn bộ diện tích đất đang có tranh chấp. Tranh chấp này bao gồm cả tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất liền kề (tranh chấp đòi lại đất; tranh chấp lối đi chung;...Đối với loại tranh chấp đất đai này thì thẩm quyền giải quyết được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.

Ví dụ:

Tháng 01/2021, ông Lâm tiến hành xây dựng công trình nhà ở tại địa chỉ đường G, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Trong quá trình xây nhà có xảy ra tranh chấp với nhà Bà Liên là chủ sử dụng thửa đất liền kề; bà Liên đã yêu cầu ông Lâm dừng thi công với lý do công trình của ông Lâm đã lấn sang đất của bà với diện tích khoảng 20m2. Do hai bên không hòa giải được với nhau nên bà Liên đã khởi kiện ra Tòa án để giải quyết vụ việc. Trường hợp của bà Liên sẽ phải khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận Đống Đa - là Tòa án nơi có đất để giải quyết tranh chấp đất đai.

Đối với những tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất.

Đây là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên liên quan đến quyền sử dụng đất như: Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất (mua bán đất, tặng cho đất đai,...); Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất; Tranh quyền sử dụng đất chấp là tài sản chung vợ chồng;.... Đối với loại tranh chấp đất đai này thì thẩm quyền giải quyết được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật đất đai năm 2013:

“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”.

Ví dụ:

Cách nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai.

Sau khi đã viết xong đơn khởi kiện tranh chấp đất đai; chuẩn đầy đủ hồ sơ khởi kiện cần thiết thì có thể nộp đơn tới Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo những cách sau:

Nộp trực tiếp tại Tòa án.

Người khởi kiện sẽ nộp đơn tại bộ phận tiếp nhận đơn hoặc phòng tiếp dân của Tòa án. Khi nhận đơn khởi kiện tranh chấp đất đai nộp trực tiếp, người nhận đơn có trách nhiệm ghi thông tin vào sổ nhận đơn; cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Người khởi kiện đa số sẽ nộp đơn theo phương thức này do sự đảm bảo về việc đơn khởi kiện chắc chắn sẽ được gửi đến được Tòa án. Đồng thời có thể biết thêm hồ sơ khởi kiện đã đầy đủ hay chưa qua sự hướng dẫn của cán bộ Tòa án.

Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.

Người khởi kiện có thể lựa chọn bất kỳ một đơn vị chuyển phát gửi hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai tới Tòa án. Khi nhận được đơn khởi kiện qua dịch vụ bưu chính thì người tiếp nhận phải ghi thông tin vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn; Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Người khởi kiện tranh chấp đất đai nộp đơn qua hình thức này cần lưu ý nên giữ lại biên lai xác nhận đã gửi đơn của đơn vị chuyển phát. Việc này sẽ giúp ích cho quá trình theo dõi trạng thái vận chuyển đơn; có ý kiến khiếu nại tới Tòa án trong trường hợp Tòa án chậm trễ trong việc xử lý đơn khởi kiện.

Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Nếu không có thời gian và điều kiện để nộp đơn theo hai cách trên thì người khởi kiện có thể nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai bằng phương thức trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in hồ sơ ra bản giấy; phải ghi vào sổ nhận đơn. Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án sau khi nhận được thông báo nhận đơn.

Tuy nhiên, phương thức này hiện nay chưa được phổ biến rộng rãi. Người dân không phải ai cũng có điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin để nộp đơn qua phương thức này. Thêm vào đó, dù có nộp hồ sơ khởi kiện bằng cách này thì người khởi kiện vẫn phải bổ sung thêm hồ sơ bản giấy trong quá trình giải quyết vụ án. Do đó, nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai bằng cách này không mấy khi được thực hiện.

Luật sư soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp đất đai.

Nếu bạn còn băn khoăn không biết phải viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai như thế nào thì có thể sử dụng dịch vụ Luật sư soạn thảo đơn khởi kiện của Công ty Luật Hùng Bách. Với đội ngũ Luật sư chuyên môn cao; giàu kinh nghiệm thực tế trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai sẽ tư vấn; hỗ trợ bạn soạn thảo đơn khởi kiện đáp ứng được đầy đủ về mặt hình thức lẫn nội dung theo quy định của pháp luật. Với chi phí soạn thảo đơn khởi kiện hợp lý, Luật Hùng Bách tự tin sẽ cung cấp cho khách hàng dịch phụ pháp lý với chất lượng tốt nhất; đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Hùng Bách liên quan đến chủ đề Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai. Nếu cần tư vấn thêm về đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau: