Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ kinh tế

     

Làm đề cương luận văn thạc sĩ là một trong những bước bắt buộc, là cơ sở để hội đồng chấm thi thông qua đề tài luận văn, từ đó học viên mới có thể tiếp tục nghiên cứu đề tài. Do đó, việc chuẩn bị một bản đề cương hay, chi tiết đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ hướng dẫn bạn cách viết đề cương luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế chính xác nhất cùng mẫu đề cương đạt chuẩn, mời các bạn tham khảo.

Bạn đang xem: Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ kinh tế


*

Cách viết đề cương luận văn thạc sĩ đúng chuẩn - Kèm mẫu


1. Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế

Tên đề tài: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Nội dung đề cương:

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Khái niệm Cán bộ, công chức

1.1.2. Khái niệm liên quan đến Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của lực lượng cán bộ, công chức đối với quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng nhau cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.2.1. Các yếu tố tác động đến chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức

1.2.2. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH

1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ở một số địa phương

1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức vùng đồng bằng sông Cửu Long

1.3.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU

2.1. Khái quát thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện

2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

2.2.1. Các yếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

2.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Thành công

2.3.2. Hạn chế

2.3.3. Nguyên nhân.

2.3.4. Bài học rút ra trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CNH-HĐH TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020

3.1. Phương hướng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của huyện

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020

3.2.1. Tiếp tục thực hiện và quán triệt các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng và quy định của Nhà nước về công tác cán bộ đến tất cả các cán bộ, công chức.

3.2.2. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các khâu, các bước của công tác tổ chức cán bộ, công chức.

3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát chất lượng cán bộ, công chức

3.2.4. Tiếp tục đẩy mạnh tinh thần “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” 

KẾT LUẬN

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


*

Chi tiết bản đề cương luận văn thạc sĩ được đánh giá cao


Tri Thức Cộng Đồng gửi đến bạn bản hoàn chỉnh đề cương luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, tải ngay TẠI ĐÂY

2. Cách viết nội dung của bản đề cương

Mỗi đơn vị đào tạo sẽ có những yêu cầu riêng cho bản đề cương luận văn thạc sĩ kinh tế, tuy nhiên nhìn chung sẽ bao gồm những nội dung chính sau đây:

2.1. Tên đề tài

Học viên xác định rõ tên đề tài nghiên cứu, sao cho không trùng lặp với những đề tài đã được thực hiện và bảo vệ trước đó. Đồng thời, tên đề tài cần đảm bảo được những tiêu chí sau đây:

Tính khả thi.Tính phù hợp đối với chuyên ngành mà học viên đang theo học.Tên đề tài không quá dài, nêu đúng và đủ ý tưởng, nội dung và đối tượng nghiên cứu.

2.2. Tính cấp thiết của đề tài

Nêu rõ những lý do vì sao tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: tính thời sự cao, vấn đề nghiên cứu đang tồn tại nhiều bất cập, hay tính chất công việc đòi hỏi học viên phải thực hiện đề tài này,...

2.3. Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: nêu được mục tiêu cuối cùng mà đề tài hướng đến, mục tiêu chung nhất mà bài luận văn tập trung giải quyết. Mục tiêu này liên quan trực tiếp đến tên đề tài.Mục tiêu cụ thể: xác định rõ những mục tiêu cụ thể cần đạt được để hoàn thành mục tiêu tổng quát.

2.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tác giả cần làm rõ bài nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng nào, quy mô ra sao, đối tượng này có phù hợp với chuyên ngành và hoàn cảnh nghiên cứu không,...Bên cạnh đó, cũng cần xác định rõ phạm vi nghiên cứu với các giới hạn về không gian (đơn vị, địa bàn hay ngành cụ thể), giới hạn về thời gian (thường sẽ là 3 năm liên tiếp) và giới hạn về nội dung luận văn nghiên cứu. 

Ví dụ như đối với những đề tài nghiên cứu cho doanh nghiệp hay ngân hàng, phải có những so sánh với một hoặc một số đối thủ cùng ngành, hoặc so với tình hình chung của ngành thông qua một số chỉ tiêu nhất định.

Việc xác định rõ phạm vi nghiên cứu giúp đảm bảo được tính đầy đủ về mặt nội dung, đồng thời tránh lan man, làm mất đi tính tập trung của bài viết.


*

Cách viết đề cương luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế


2.5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đây chính là những nhiệm vụ phải làm để dần dần giải quyết được những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể đã đề ra.

Xem thêm: Đặt Lời Mới Cho Bài Đi Cấy Đi, Viết Lời Mới Cho Bài Đi Cắt Lúa

2.6. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả cần chỉ ra những phương pháp nghiên cứu đã sử dụng để hoàn thiện bài luận văn. Những phương pháp thường xuyên được sử dụng phải kể đến như:

Phương pháp duy vật biện chứngPhương pháp hệ thốngPhương pháp phân tíchPhương pháp tổng hợpPhương pháp chứng minhPhương pháp thu thập số liệuPhương pháp thống kêPhương pháp tổng kết thực tiễnPhương pháp toán kinh tế,...

Để thực hiện nội dung trên, tác giả cần thu thập và nghiên cứu tổng quan các lý thuyết và tài liệu liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó xác định những phương pháp, chỉ tiêu đo lường, đánh giá, lựa chọn mô hình phân tích thích hợp.

Lưu ý: Tránh nêu các phương pháp một cách chung chung, hoặc nêu những phương pháp mà bài luận văn không sử dụng.

2.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa khoa học: làm rõ những đóng góp của đề tài vào kho tàng lý luận về vấn đề nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề nghiên cứu liên quan và khả năng ứng dụng những lý luận đó vào những điều kiện đặc thù của đối tượng.Ý nghĩa thực tiễn: kết quả của vấn đề nghiên cứu đã đem lại những thay đổi tích cực nào vào thực trạng hiện nay.

2.8. Kết cấu của luận văn

Xác định rõ kết cấu luận văn gồm những nội dung nào.

Thông thường, bài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế sẽ được chia làm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan những cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu.Chương 2: Nghiên cứu thực trạng doanh nghiệp hoặc nền kinh tế,...Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện những tồn động của thực trạng được nêu ra.

2.9. Dự kiến kế hoạch thực hiện

Tại đây, học viên cần lập kế hoạch chi tiết về quá trình thực hiện bài luận văn, bao gồm các đầu việc và phân bố thời gian thực hiện từng công việc một cách hợp lý.

Công việc được sắp xếp theo thứ tự, bắt đầu từ việc lập đề cương đến khi hoàn thành việc bảo vệ luận văn.


*

Đề cương luận văn thạc sĩ kinh tế cần tuân theo những quy định về nội dung


2.10. Kiến nghị người hướng dẫn

Học viên ghi rõ thông tin của người hướng dẫn, bao gồm họ tên, chức danh, học vị, cơ quan công tác. Trong đó:

Người hướng dẫn cần có học vị tiến sĩ trở lên, hoặc chức danh giáo sư, phó giáo sư, có chuyên môn phù hợp và am hiểu về chuyên ngành quản lý kinh tế.Người hướng dẫn phải có tên trong danh sách do viện đào tạo sau đại học đề xuất, nếu không phải cần có lý lịch khoa học rõ ràng (xác nhận từ phía cơ quan của người hướng dẫn).Sau khi có quyết định giao đề tài, học viên không được phép thay đổi người hướng dẫn.

2.11. Đề cương chi tiết luận văn

Đề cương chi tiết bao gồm nội dung chính là những mục cụ thể có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Số chương và số mục tùy thuộc vào từng đề tài nghiên cứu cụ thể, tuy nhiên thông thường sẽ bao gồm những nội dung sau:

Lời cam đoan.Lời cảm ơn.Mục lục.Danh mục từ viết tắt.Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ.Phần mở đầu (tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài,...)Phân nội dung

Chương 1:

Chương 2:

Chương 3:

Phần kết luận: trình bày kết quả mà luận văn đã đạt được một cách cô đọng, không có lời bàn và bình luận thêm.Danh mục tài liệu tham khảo.Phụ lục.

3. Hình thức trình bày


*

Những lưu ý trong trình bày đề cương luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế


Luận văn phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc. Trong đó:

Tác giả cần đóng bìa đề cương luận văn với bìa chính và bìa phụ theo quy định.Đề cương sử dụng bảng mã Unicode, font chữ Time New Roman cỡ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Window, mật độ chữ vừa phải, dãn dòng 1,5 lines.Đánh số trang ở chính giữa phía trên.Bảng biểu, sơ đồ trình bày theo chiều dọc khổ giấy, hạn chế để theo chiều ngang. Tên bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ phải gắn với số chương.Đề cương luận văn được in trên khổ A4, dày từ 15-25 trang không kể phụ lục.Hạn chế sử dụng các từ viết tắt, không viết tắt những cụm từ dài, hay mệnh đề và những cụm từ xuất hiện ít trong đề cương.Tài liệu tham khảo cần được trích dẫn đúng quy định, đảm bảo nguyên tắc nêu đủ và chính xác thông tin tác giả và nguồn tài liệu được trích dẫn.

Trên đây là những chia sẻ của Tri Thức Cộng Đồng về cách viết đề cương luận văn thạc sĩ kinh tế, hy vọng giúp đỡ được bạn phần nào trong quá trình thực hiện bài luận văn đầy gian nan. Nếu cần hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp giúp đỡ nhé!