Luận văn tốt nghiệp ngành luật kinh tế

     

Việc viết luận văn luật giống như một công trình nghiên cứu của các học viên đúc rút được sau một chặng đường dài học tập. Điều đầu tiên và quan trọng nhất để có một luận văn ngành luật chất lượng đó chính là việc lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể lựa chọn một đề tài tốt nhất thì nhiều bạn chưa nắm được. 

Chính vì vậy, trong bài viết sau đây, Trung Tâm Luận Văn 1080 sẽ chia sẻ đến bạn những lời khuyên hữu ích nhất khi lựa chọn đề tài luận văn ngành luật và danh sách đề tài mới nhất để bạn tham khảo.

Bạn đang xem: Luận văn tốt nghiệp ngành luật kinh tế

*
Kho 189 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Luật Chọn Lọc

Hướng Dẫn Viết Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Luật Kinh Tế Chi Tiết

Khái niệm và đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước

1. Lời khuyên hay khi chọn đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật

Khi làm luận văn tốt nghiệp ngành luật chắc chắn rằng bạn sẽ dễ bị mắc kẹt khi không biết lựa chọn đề tài nào.

Xem thêm: Chợ Đông Kinh, Lạng Sơn - Chợ Đông Kinh (Lạng Sơn,Việt Nam)

Bởi thường thì bạn sẽ được tự do lựa chọn đề tài. 

Trong khi ngành luật thì lại bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: luận văn tốt nghiệp ngành luật kinh tế, luận văn tốt nghiệp ngành luật hành chính.... 

Vậy bạn nên chọn đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật như thế nào?

*

Trước tiên bạn cần nhận thức tầm quan trọng của khâu chọn đề tài. Đây là một khâu cực kỳ quan trọng. Một vài gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn chọn được đề tài phù hợp:

- Nên chọn đề tài mà bạn cảm thấy thực sự hứng thú, bạn cảm thấy tiềm năng và có nhiều vấn đề để khai thác

- Nên cân nhắc các đề tài mà thầy cô đã gợi ý cho bạn bởi đó thường là những đề tài hay và mang tính cấp thiết đối với thực tiễn

- Nên chọn đề tài nhanh và đăng ký càng sớm càng tốt tránh trường hợp bị trùng đề tài. Thường thì bạn sẽ được đăng ký 3 đề tài để trong trường hợp bị trùng thì có thể đổi được.

- Không nên chọn các đề tài quá hẹp (vì có quá ít nội dung để triển khai)

- Không nên chọn đề tài quá rộng (vì như vậy bài viết thường sẽ không có chiều sâu)

- Không nên chọn đề tài quá mới (vì tư liệu tham khảo khan hiếm và thường chưa được kiểm chứng hay chưa có sự rõ ràng)

- Không nên chọn đề tài có quá nhiều người đã viết (vì việc nghiên cứu nên có tính mới chứ không phải là nhắc lại những điều người khác đã nói đến).