Quyết định “khai tử” 142 lò gạch ở bình dương

     

Đại diện cho hàng trăm cơ sở, doanh nghiệp và hàng chục nghìn lao động đang làm việc trong lĩnh vực sản xuất gạch Hoffman trên địa bàn tỉnh Bình Dương, mới đây, nhiều chủ cơ sở, giám đốc doanh nghiệp đã cùng đứng đơn khiếu nại và kiến nghị khẩn cấp (lần thứ 15).

Bạn đang xem: Quyết định “khai tử” 142 lò gạch ở bình dương


Thủ đô Hà Nội ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt Lộ diện chủ nhân chiếc vương miện Hoa khôi VNUA 2023 Bảng tổng sắp huy chương SEA Games 32 chung cuộc: Việt Nam tạo nên kỳ tích Những người “bố nuôi” vùng biên ải Hà Nội đề xuất học phí bằng mức sàn theo quy định của Chính phủ

*

Đại diện cho hàng trăm cơ sở, doanh nghiệp và hàng chục nghìn lao động đang làm việc trong lĩnh vực sản xuất gạch Hoffman trên địa bàn tỉnh Bình Dương, mới đây, nhiều chủ cơ sở, giám đốc doanh nghiệp đã cùng đứng đơn khiếu nại và kiến nghị khẩn cấp (lần thứ 15).

Ông Trần Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.

Chưa thỏa đáng

Trên thực tế, với sự hướng dẫn của ông Trần Thanh Liêm, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đến một lò gạch đã được chọn sẵn để kiểm tra. Vì thế, kết luận của Thứ trưởng Nam khó có thể sát với tình hình thực tế. “Thứ trưởng không xuống từng cơ sở, doanh nghiệp để xác minh, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp, người lao dộng mà chỉ nghe ông Liêm báo cáo và từ đó đưa ra kết luận “khai tử”. Như vậy, là chưa thỏa đáng”, bà Bùi Thị Ngọc Ánh, chủ cơ sở sản xuất gạch Trường Trung, chia sẻ.

Các chủ lò gạch lo lắng vì việc “khai tử” các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch Hoffman trên địa bàn tỉnh Bình Dương sẽ diễn ra.

Cần sự công bằng

Liên quan đến việc UBND tỉnh Bình Dương cho rằng các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gạch Hoffman xây dựng không đúng quy hoạch, một chủ cơ sản sản xuất gạch phân tích: Thực tế Tân Uyên mới được chuyển thành thị xã hơn một năm nay (từ huyện Tân Uyên). Trước đây, huyện Tân Uyên là một trong những huyện vùng sâu thuộc tỉnh Sông Bé, đời sống của người dân khó khăn. Chính vì vậy, chính quyền vận động, kêu gọi người dân, cùng các cơ sở sản xuất gạch về đây nhằm cải thiện đời sống người dân, giải quyết vấn đề việc làm. Theo chủ trương, chúng tôi đã về đây sinh sống và đầu tư vào ngành sản xuất gạch, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế địa phương. Huyện Tân Uyên trở thành một huyện năng động, đầy sức sống và được nâng cấp thành thị xã.

Xem thêm: Đánh Giá Xe Toyota Camry 2017 (Cũ): Thông Số, Giá Bán, Toyota Camry 2017 Ở Hà Nội Cũ Giá Rẻ 12/2021

Huyện Phú Giáo, Bàu Bàng, Dầu Tiếng… cũng tương tự như Tân Uyên. Chính quyền kêu gọi các chủ cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gạch Hoffman đến đầu tư. Các doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn không nhỏ để sản xuất kinh doanh, giúp huyện phát triển kinh tế ổn định. Vậy mà nay, chính quyền cho rằng phải dẹp bỏ mà không quan tâm tới lộ trình thực hiện cũng như số phận hàng chục ngàn công nhân.

Bà Trương Thị Kim Ánh, chủ cơ sở sản xuất gạch Thành Đạt (xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, Bình Dương) cho biết: “Chúng tôi phải vay mượn ngân hàng, bỏ ra hàng chục tỷ đồng để chuyển đổi từ lò nung gạch thủ công sang công nghệ Hoffman. Trong lúc thực hiện việc xây dựng lò Hoffman kéo dài từ năm 2000 đến năm 2011, chính quyền địa phương cũng như UBND tỉnh Bình Dương không có ý kiến gì. Đến khi, chúng tôi xây xong và đi vào hoạt động thì chính quyền ra quyết định xử phạt hành chính xây dựng không phép (cho đóng phạt hành chính) đồng thời buộc tháo dỡ trong thời gian hai tháng. Tuy nhiên, khi hạn tháo dỡ đến, chính quyền tiếp tục bỏ qua, để cho các lò gạch hoạt động đến nay gần chục năm trời, đều đặn thu thuế của chúng tôi”.

Theo các doanh nghiệp, lò gạch sản xuất theo công nghệ Hoffman sử dụng phế liệu của ngành nông nghiệp (trấu, mùn cưa, vỏ hạt điểu...) qua bể lọc nước, thoát qua ống khói cao tử 22 đến 30m… chắc chắn ít gây ô nhiễm môi trường so với lò gạch sản xuất theo công nghệ Tuynel được đốt bằng nhiên liệu hóa thạch (than đá). “Các cơ quan chức năng cần có câu trả lời rõ ràng về việc sản xuất gạch theo công nghệ Hoffman và công nghệ Tuynel, cái nào ô nhiễm hơn”, bà Trương Thị Kim Ánh bức xúc hỏi.

Doanh nghiệp bị đưa vào thế khó

“Trong khi các tỉnh lân cận như Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Binh Thuận... đều được chính quyền khuyến khích đầu tư sản xuất lò gạch Hoffman, Bộ Xây Dựng không cấm… mà UBND tỉnh Bình Dương đòi “khai tử” là vì sao?”, bà Bùi Thị Ngọc Ánh than thở.

Các chủ cơ sở, doanh nghiệp nói trên đề nghị Chính phủ cho phép họ tiếp tục sản xuất gạch theo công nghệ Hoffman trên địa bàn tỉnh Bình Dương và được hoạt động sản xuất đến hết năm 2018 và chậm nhất là năm 2020 để có thêm thời gian thanh toán nợ ngân hàng với số tiền lên đến hàng nghìn tỉ đồng mà họ đã vay; Đồng thời giúp họ có thời gian, cơ hội để chuyển đổi sang gạch không nung theo lộ trình của Chính phủ từ năm 2020-2030.