Lịch diễn nhà hát hòa bình

     

Giới Thiệu Về Nhà Hát Hòa Bình – Sơ Đồ Nhà Hát Hòa Bình

Là nhà hát lớn nhất Việt Nam, thế nhưng nhà hát Hòa Bình lại đang bị quên lãng khi người ta nhắc đến một địa điểm dại diện cho đời sống nghệ thuật của TP.HCM nói riêng và toàn quốc nói chung. Vậy làm thế nào để nhà hát Hòa Bình không là viên ngọc “thô”, cách duy nhất là hiểu rõ hơn về nó. Cùng thông tin giải trí tìm hiểu nhé!


*

Giới Thiệu Nhà Hát Lớn Hà Nội - Lịch Biểu Diễn Nhà Hát Lớn Hà Nội

Lịch Biểu Diễn Tại Cung Văn Hóa Hữu Nghị Việt Xô 23/6

Tất Tần Tật Về Phòng Trà We: Giá Vé – Lịch Biểu Diễn

1. Những điều duy nhất chỉ có tại nhà hát Hòa Bình

Nhà hát Hòa Bình là một trong những nhà hát lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc trên đường 3/2, quận 10. Nhà hát do cố phó thủ tướng – kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát trực tiếp thiết kế và tham gia chỉ đạo xây dựng từ những năm 1980. Ngoài phục vụ những chương trình ca nhạc tạp kỹ, những chương trình trình diễn nghệ thuật và sự kiện văn hóa tầm quốc gia, nhà hát còn trung dụng khán phòng lớn biểu diễn ca nhạc để làm rạp chiếu phim dã chiến, từ 16 giờ mỗi ngày (trừ những đêm diễn) nhà hát buông màn chiếu phim (theo wiki).Bạn đang xem: Lịch diễn nhà hát hòa bình

Nhà hát Hòa Bình có sức chứa lên đến 2330 người cùng hệ thống sân khấu quay độc đáo, đường kính 22m. Do đó mà nhà hát Hòa Bình luôn là lựa chọn tối ưu để tổ chức các chương trình nghệ thuật, sự kiện mang tầm vóc lớn của trong và ngoài nước.

Bạn đang xem: Lịch diễn nhà hát hòa bình

Sân khấu quaytại nhà hát có 3 mặt khác nhau nhằm tạo ra cảm giác mới lạ cho khán giả sau mỗi lần xoay chuyển cũng như thuận tiện cho việc chuẩn bị, dàn dựng sân khấu mà không cần phải che màn và chờ đợi MC “cứu cánh”.

Sau này vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập, nhà hát Hòa Bình đã xây dựng sân khấu quay mới được đầu tư gần 5,6 tỷ đồng, thiết kế theo dạng trục tròn, phân làm 2 mâm (hiểu theo một cách đơn giản thì khi ca sĩ đứng trên 1 mâm, xoay mặt về phía khán giả - mâm nằm trong, nhỏ hơn, cố định; mâm ngoài sẽ quay để chuyển cảnh; trong khi đó sân khấu cũ sử dụng bằng cáp một chiều – tương tự như hình chóp cụt có 3 mặt, tương ứng với 3 sân khấu, một khi sân khấu quay thì người đứng ở trung tâm sẽ chuyển động theo cùng.

Với mục tiêu sẽ trở thành nơi tổ chức những sự kiện lớn nhất, ngay từ đầu nhà hát Hòa Bình đã mạnh dạn đầu tư để có được một hệ thống hiện đại, nổi bật là sân khấu quay độc nhất Việt Nam như đã nói trên và cũng là sân khấu đứng đầu Đông Nam Á (từ những ngày đầu thành lập nhà hát đã được nhiều đoàn nghệ thuật từ Malaysia, Singapo, Thái Lan,…sang thăm và học hỏi) hay “hố nhạc” dành cho dàn giao hưởng biểu diễn phía dưới mà không che khuất tầm nhìn của khán giả, nhà hát còn là nơi dành cho biểu diễn live, opera và vì đã được trang bịlỗ thoát âmnên cho dù âm thanh có lớn đến đâu vẫn không thể truyền ra bên ngoài được.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Mua Xe Suzuki Hayate Cũ Chính Xác Nhất, Suzuki Hayate 2020 Giá Bao Nhiêu


*

2. Những biểu tượng nghệ thuật đi lên từ nhà hát Hòa Bình

Tính đến thời điểm nay, nhà hát đã trải qua 30 năm hoạt động. Ngoài việc phục vụ các chương trình nghệ thuật và các sự kiện văn hóa lớn, nhà hát Hòa Bình còn là đơn vị tổ chức những chương trình biểu diễn chuyên nghiệp đã để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lòng công chúng như:

-“Tuổi thần tiên”– chương trình từng trở thành cái tên gắn bó với thiếu nhi trong mỗi dịp hè về, khởi động từ 1993 qua các số 1,2,3,4,5,6 do đạo diễn Tất My Loan phác thảo và dàn dựng, sau 10 năm vắng bóng chương trình đã quay trở lại với màn “hồi sinh” đầy ấn tượng vào 6/2013 (nhằm kỉ niêm 20 năm ngày ra mắt). “Trở lại tuổi thần tiên” là chuyến đi của những giấc mơ diệu kỳ cũng như những phép màu có thật từ chính cuộc sống xung quanh mình (về chủ đề gia đình – chủ đề 2013).

Chương trình được thực hiện bởi ekip chuyên nghiệp và đầy tâm huyết với sân khấu trẻ em: trang phục (nhà thiết kế Lê Minh Khoa), hoà âm - phối khí (nhạc sĩ Đức Trí), đạo diễn và biên tập (bộ đôi Tất My Ly - Tất My Loan) - đặc biệt còn có kỹ thuật 3D Mapping đẳng cấp do đích thânnghệ sĩ người Ý Fernando Toma dàn dựng.

-“Duyên dáng Việt Nam”– ra mắt từ năm 1994 với mục đích tìm ra nguồn kinh phí lớn và ổn định cho quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình dành cho học sinh, sinh viên. Không đơn thuần là chương trình bán vé gây quỹ, Duyên dáng Việt Nam đã đưa vào một làn gió mới cho sân khấu ca nhạc bấy giờ và chương trình liên tục hoạt động cho đến hiện nay. Mỗi năm chương trình diễn ra từ 1 đến 2 chủ đề khác nhau ở một số thành phố lớn cả trong và ngoài nước, được dàn dựng quy mô, đậm đà bản sắc dân tộc.

Một số chương trình nổi bật khácnhư: Bài ca không quên, Điểm hẹn âm nhạc 1 và 2, Tình ca 19, Tuổi 20, cải lương: Thanh xà Bạch xà, kịch: Tình nghệ sĩ, Chuyến tàu hoàng hôn và các chương trình sân khấu nhỏ cho thiếu nhi, sân khấu chuyên đề…


*

*

4. Sơ đồ nhà hát Hòa Bình