Lê kiên thành là ai

     

Nhân dịp kỷ niệm 46 năm thống nhất đất nước, cũng là một chặng đường rất dài của một đời người, TS. Lê Kiên Thành trầm lắng, suy tư hơn. Ông dành cho tôi cuộc gặp gỡ gần gũi, cởi mở, và chầm chậm chia sẻ những góc nhìn về lịch sử oanh liệt của đất nước, về cuộc sống, cuộc đời và con đường đi tới của dân tộc.

Bạn đang xem: Lê kiên thành là ai

Chưa bao giờ tôi thấy ông xúc động đến thế khi nói về quyền quyết định vận mệnh của mình và vận mệnh của quốc gia…

- So với lần gặp ông cách đây tròn một năm, đợt này có vẻ như ông nhuận sắc hơn, vóc dáng cũng “mảnh mai” hơn. Có lẽ, ông sắp quay trở lại anh thanh niên Lê Kiên Thành hồi nào rồi!

TS. Lê Kiên Thành: Tôi đã giảm được hơn mười cân so với thời điểm trước Tết Nguyên đán. Giờ gầy hơn nhưng lại cảm thấy khỏe hơn. Trước đây các chỉ số hơi vượt ngưỡng, nhưng giờ đã trở lại bình thường. Cuộc sống đúng là có những điều diệu kỳ khó lý giải.

- Ông Thành này, là một doanh nhân, trong số hàng vạn doanh nhân Việt Nam, ai là người khiến ông nể phục nhất?

TS. Lê Kiên Thành: Cô Ba Sương, một Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi mới nhưng phải đi tù. Nhiều người tìm mọi cách để đẩy bà vào tù. Khi bà vào tù, biết bao người viết đơn phản đối. Thử hỏi ở Việt Nam, có mấy ai được như con người này?

Rồi khi được ra tù, cô Ba Sương vẫn anh hùng hiên ngang sống, một cuộc mưu sinh cực khổ. Điều gì đã đẩy một con người ngày hôm nay là Anh hùng, ngày mai thành tù tội?

Mắt ông Lê Kiên Thành rưng rưng và tay ông run lên. Tại sao vậy? Có điều gì đau đớn khiến con trai của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn xúc động đến như vậy…

*

- Lý do thực sự để ông rời bỏ công chức Nhà nước đi làm kinh tế tư nhân là gì?

TS. Lê Kiên Thành: Hồi đó, tôi đi ra ngoài làm kinh tế tư nhân cũng vì cuộc sống quá khó khăn. Tôi từng phải đi ra chợ trời bán cả bộ quần áo mới của mình để mua sữa cho con. Sáng nào, vợ tôi cũng đưa cho tôi 5 nghìn để đi ra đầu đường mua 4 ổ bánh mì, 1 ổ mình ăn, 3 ổ còn lại là vợ, con và bà giúp việc.

*

Khi tôi bắt đầu quay lại Nga tìm kiếm cơ hội thì cũng là lần đầu tiên, mình không để ý tháng này đổ xăng mấy lần và quên mất lần đổ xăng cuối cùng từ bao giờ. Cảm giác thoát khỏi những khó khăn thường nhật thật là sung sướng.

Trước đó, phòng Vật lý nơi tôi công tác, mọi người phải đi nấu tinh dầu bưởi kiếm thêm tiền, vì không phải trả tiền điện nước nên phải tranh thủ.

Ông trưởng phòng còn bảo nấu như này thêm được mấy đồng đâu mà cực thế. Tôi nghĩ mình học hành bài bản và có quan hệ, vậy mà không đủ tiền để nuôi sống mình, nghèo tới mức mà làm thêm còn bị người ta nói đừng làm nữa, thấy hèn người ra.

Vì thế, tôi mới nghĩ cách khác để sống. Hồi đó, tôi vẫn là người Nhà nước, có hộ chiếu đi sang Nga là mình đã hơn những người khác ở Sài Gòn rồi.

Dần sau đó, tôi mới sang lại Nga, móc nối các Viện của Nga, đưa công nghệ về và áp dụng vào nhà máy đóng tàu Ba Son, nhà máy dệt Thắng Lợi…, và thành công nhất là đưa học sinh Việt Nam đi du học tự túc ở Nga.

Tôi sang ký với các trường ở Nga, họ nhận sinh viên Việt Nam sang đó học, có ký túc xá và bao trọn gói mà chỉ mất 200 đô la/học sinh. Tôi về Việt Nam ký mức 500 đô la/người, lãi khủng khiếp.

Một buổi sáng, tôi giật mình vì đông người tới đăng ký học, tôi còn tưởng là người ta tới biểu tình vì hồi đó khó khăn, ai cũng muốn ra nước ngoài.

Khi có khoảng 40 – 50 người đăng ký đi, thì một anh nhà báo đến cà khịa.

Họ hỏi chúng tôi thì có chức năng gì mà đi tuyển sinh. Tôi trả lời là đói quá, ai làm gì ra tiền thì làm. Người ta mở hàng bán phở anh có hỏi chức năng không? Tôi không muốn bán phở vì chúng tôi có mối quan hệ nên tổ chức đi du học.

Cậu ta mới hỏi tại sao Liên Xô sụp đổ mà ông còn tổ chức đi học ở Nga là thế nào?

Tôi đáp: Mọi người thích đi học ở Singapore, Thái Lan thì hãy kể cho tôi có người bác học nào tại nước đó không? Trong khi ở Nga, tôi có thể kể tên cả trăm nhà bác học.

Vậy tại sao mình không đi Nga học, chưa kể chi phí rẻ như thế?

Sau đó, tôi đã thuyết phục được họ và trở thành bạn bè thân thiết, chứ lúc đầu như là kẻ thù, chỉ muốn chiến đấu với mình.

Từ điều đầu tiên này, sau đó tôi mới phát triển lên và làm được những điều lớn hơn.

- Khi ông quyết định bỏ việc Nhà nước ra làm kinh tế tư nhân, thì Tổng Bí thư Lê Duẩn đã qua đời. Thời điểm đó, người ta vẫn nhìn kinh tế tư nhân với con mắt rất khắt khe. Tôi cũng mường tượng ra rằng, quyết định ra làm kinh tế tư nhân của ông thời điểm đó chắc chắn gặp phải nhiều trở ngại, nhất là ở vị trí của ông – con trai của một Tổng Bí thư. Khi đó, mẹ ông có ủng hộ ông không?

TS. Lê Kiên Thành: Nhìn chung, hồi đó gia đình tôi tôn trọng những gì tôi làm. Mẹ tôi hiểu tôi được đào tạo bài bản ở nước ngoài nhưng về nước lại không có điều kiện theo nghề nghiên cứu vật lý hạt nhân. Về nước, thiếu thốn từ điện, nước... làm sao nghiên cứu nổi. Sáng ra, ngồi uống nước chè rồi tán gẫu và đi về, không có việc gì để làm.

Bà hiểu hoàn cảnh của tôi lúc đó, và tôi cũng khẳng định với bà: Con làm gì cũng không bao giờ để ảnh hưởng xấu tới truyền thống gia đình.

*

Hồi đó, kể cả khi người ta muốn đưa tôi ra khỏi Đảng thì mẹ tôi vẫn chấp nhận. Tôi khẳng định tôi không làm gì sai. Chỉ vì người ta nghĩ Đảng viên không nên làm kinh tế tư nhân. Tôi nói với bà rằng: Bây giờ chẳng may chiến tranh xảy ra, những người tư nhân Đảng viên như chúng con sẽ ở lại cùng đất nước mình chiến đấu. Con có xí nghiệp, nhà máy, của cải gì cũng sẽ cống hiến cho đất nước, và con sẽ tập hợp công nhân lại thành đội tự vệ chiến đấu…

Tôi dám đảm bảo, nhiều tư nhân khác nếu không phải là người cách mạng sẽ tìm cách bán hết của cải và tháo chạy ra nước ngoài ngay.

Vậy thì, tại sao lại phản đối người Đảng viên làm kinh tế tư nhân. Cho nên, tôi vẫn làm bình thường.

- Khi đó, nếu ông Lê Duẩn còn sống, liệu ông có đồng ý?

TS. Lê Kiên Thành: Tôi nghĩ ông cũng sẽ ủng hộ. Mà thực ra, ngay sau ngày giải phóng, ông cũng là một trong những người đầu tiên nói đến khái niệm nên duy trì 5 thành phần kinh tế ở Sài Gòn và miền Nam, chứ không phải chỉ là 1 – 2 thành phần kinh tế như ở ngoài miền Bắc. Bởi trong miền Nam, điều kiện nền tảng và hoàn cảnh hơi khác, nên mình cần giữ sự đa dạng và lái theo hướng tốt cho sự nghiệp chung.

Nhưng, hồi ấy để nói ra được điều đó là vô cùng khó khăn, bởi còn Liên Xô, còn phe xã hội chủ nghĩa và người ta đang giúp đỡ mình mà mình duy trì cái gì đó khác người ta là điều không phải dễ.

Họ cấp cho mình gạo, lương thực, xe tăng, máy bay mà rồi lại bảo chúng tôi đi con đường khác thì rất khó được chấp nhận. Việt Nam vẫn phải một mặt cố gắng duy trì mối quan hệ đó, một mặt tìm kiếm những tư duy mới để đất nước đi lên và được người ta chấp nhận. Chứ không thể có chuyện, “anh ăn gạo của tôi rồi anh phát triển tư bản”, không ai chấp nhận.

Mình cố gắng chứng tỏ cho họ rằng, xã hội phải thay đổi. Điều mình chứng tỏ đó đến với họ chậm hơn một nhịp, nhưng họ phải trả giá rất lớn, là sự sụp đổ cả một chế độ.

- Tại sao Liên Xô hùng vĩ như thế lại sụp đổ?

TS. Lê Kiên Thành: Người ta cứ bảo Liên Xô sụp đổ là vì nghèo. Nhưng Đức có nghèo đâu? Những nước tư bản thường thường làm sao bằng Đức được? Họ có chính sách nuôi đứa bé từ khi lọt lòng cho tới khi về già, những người trí thức ở miền Nam đi sang Đức đều cảm thán không thể tưởng tượng được có một xã hội như thế này. Trẻ con đi học không mất tiền, học xong không bao giờ thất nghiệp, nhà cửa do nhà nước phân phối hết.

Thế nhưng, lo cho người dân tới như thế nhưng khi không tạo sự dân chủ trong xã hội thì người ta vẫn đạp đổ. Cho nên, khi xã hội đói kém, người ta cần vật chất, nhưng khi đầy đủ về vật chất thì nhu cầu về tinh thần lớn hơn gấp nhiều lần.

*

Nước mình đang yên bình bởi vì xuất phát điểm tương đối thấp, người ta đang lo cơm áo gạo tiền. Nhưng tới một lúc nào đó, tôi nghĩ khi cuộc sống khá lên thì người ta sẽ suy nghĩ khác.

Cuộc sống phải có sự dân chủ, con người ta phải được quyết định vận mệnh của mình, chứ mọi người cứ cúi đầu xuống để cho người khác quyết định cuộc đời mình thì không bao giờ phát triển được.

- Câu chuyện ép ông ra khỏi Đảng khi làm kinh tế tư nhân thể hiện sự không dân chủ?

TS. Lê Kiên Thành: Đó là một ý định của người ta, chứ sau này đâu có làm được chuyện đó!

*

- Tôi được biết, nhờ cuộc gặp với Tổng Bí thư Đỗ Mười và ông Sáu Phong (tên gọi thân mật Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết) mà năm 1997, ông đã không bị ép ra khỏi Đảng và vẫn được làm kinh tế tư nhân. Quả thực, không dễ gì để một vị Tổng Bí thư dành thời gian gặp một Đảng viên “bình thường” như Lê Kiên Thành lúc đó. Nhưng ông đâu chỉ là Đảng viên bình thường mà còn là con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Nếu ông không có cái uy của con trai một Tổng Bí thư thì liệu có những cuộc gặp như vậy không?

TS. Lê Kiên Thành: Tôi nghĩ uy gì thì uy mà mình làm không đúng thì cũng bị đạp đổ. Có là ông trời đi chăng nữa mà những đứa con làm điều không đúng đạo lý thì không có cái uy nào cứu lại được.

Tuy nhiên, cùng một việc ấy nếu là người khác để chứng minh cái đúng thì chắc chắn khó hơn mình. Khi nghe tin tôi có thể bị ra khỏi Đảng, ông Đỗ Mười gọi tôi lên chứ người bình thường làm sao có cơ hội để nói chuyện, giải thích với Tổng Bí thư.

Sau đó, Tổng Bí thư mới yêu cầu ông Sáu Phong gặp lại tôi để nghe tôi nói chuyện, giãi bày. Nếu là một người bình thường thì mọi chuyện cũng sẽ trôi đi thôi.

Tôi chia sẻ với ông Sáu Phong rằng: “Nếu chúng em chấp hành đúng pháp luật lao động về tiền lương, chế độ phúc lợi, điều kiện làm việc... mà vẫn còn là bóc lột thì chứng tỏ luật pháp của Nhà nước đang sai! Mà em nói thật, cùng một công việc, tư nhân trả lương gấp 2, gấp 3 lần Nhà nước thì không biết ai mới là người bóc lột?

*

 

Em có nói với mẹ là: “Nếu thành phố không cho con sinh hoạt Đảng, con sẽ về Vũng Tàu, Cà Mau hay bất cứ nơi nào còn có thể. Chỉ khi nào trên toàn đất nước này không nơi nào chấp nhận Đảng viên làm kinh tế tư nhân, con mới ra khỏi Đảng. Nhưng hôm nay, con thề trước bàn thờ của Ba là con không làm gì sai trái, mẹ cứ yên tâm!”.

Tiễn tôi ra cửa, ông Sáu Phong chỉ nói: “Em cứ yên tâm mà làm việc đi, khi nào người ta bắt em ra khỏi Đảng, anh sẽ đi ra cùng với em!”.

Tất nhiên, sau này Đảng cũng nhận ra là Đảng viên làm kinh tế tư nhân cũng không có vấn đề gì, nhưng đó là bị chậm đi một nhịp, còn bản thân mình có cơ hội đi tới nhanh hơn. Tôi không phải là người khai phá, khai thông gì, mà chỉ cùng với nhiều người khác thúc đẩy quá trình đó đến nhanh hơn.

- Nhưng phải khoảng 10 năm sau đó, chúng ta mới chính thức cho phép Đảng viên được làm kinh tế tư nhân. Tôi muốn hỏi ông một điều, tại sao chúng ta lại mất tận 10 năm, để thay đổi một quan điểm cực kỳ quan trọng: Đảng viên được làm kinh tế tư nhân? Mà thực ra đến giờ, cũng vẫn còn dai dẳng những quan niệm cũ chứ chưa phải đã hoàn toàn chấp nhận!

TS. Lê Kiên Thành: Tôi nghĩ tới thời điểm này, kinh tế tư nhân là xu thế không thể đảo ngược. Đảng ta đã thừa nhận kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế. Nhưng, ở đâu đó vẫn có sự phân biệt giữa kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà nước.

*

- Liệu điều đó có liên quan đến câu chuyện cứu trợ ngành hàng không trong bối cảnh Covid-19, bản thân chính sách hỗ trợ chưa tạo ra sự công bằng giữa hãng hàng không Nhà nước và các doanh nghiệp hàng không tư nhân?

TS. Lê Kiên Thành: Thực ra, Vietnam Airlines là một doanh nghiệp Nhà nước, phải gồng lên để làm nhiều nhiệm vụ quốc gia hơn. Các doanh nghiệp khác chỉ chọn đường bay có lãi lớn, chứ bảo bay lên những nơi như Điện Biên, Cà Mau… thì hiếm thấy.

Nhà nước vẫn phải có doanh nghiệp để đảm bảo việc quốc gia, như Vietnam Airlines. Nhưng, đừng vì điều đó mà làm méo mó đi tính chất của nền kinh tế. Kể cả có làm nhiệm vụ quốc gia thì vẫn phải có sự tính toán cho đúng, chứ không thể chứa cho mình một số lượng nhân viên khổng lồ, cồng kềnh quá mức. Nói đi thì cũng phải nói lại, chứ không nên dư luận một chiều.

Nhưng, ở nhiều nước khác, công nghiệp quốc phòng cũng cho tư nhân làm hết, ai làm giỏi thì Nhà nước mua. Ở Việt Nam chưa làm được điều đó. Rất nhiều việc còn rón rén đi từng bước chầm chậm, đặc biệt là ngành điện. Nhà nước có vẻ vẫn áp về giá mua, giá bán, với lập luận là Nhà nước đầu tư làm toàn bộ đường dây nên có quyền như thế. Điều đó là không đúng. Sao không để cho họ làm đường dây?

Hiện nay, theo tôi nghĩ, có vẻ như vẫn còn sự lúng túng trong việc xây dựng một học thuyết tồn tại và phát triển của đất nước. Nếu mình chỉ bám theo con đường cũ mà không phát triển hoặc cái cũ còn chưa hiểu kỹ, chưa hiểu tường tận, ngọn ngành thì làm sao tiến bộ được?

Giống như nhiều người bảo đi theo đạo Phật nhưng chỉ hiểu một cách rất sơ đẳng về đạo Phật, rằng đạo Phật là đừng sát sinh. Có phải vậy đâu?

*

*

 

TS. Lê Kiên Thành: Đạo Phật cắt nghĩa về sự tồn tại sâu xa hơn rất nhiều. Có một câu nói mà tôi xúc động mãi: “Cuộc sống tồn tại bằng cái chết”. Tại sao con người sống lại ăn con gà, con gà sống lại ăn con cá, con cá sống lại ăn con giun?

Tức là, để nuôi dưỡng một sự sống này thì phải dựa vào cái chết của sự sống khác, đó là điều rất nghịch lý trong cuộc sống. Cho nên, anh sống thì cũng phải nghĩ đến sự sống của người khác.

Xem thêm: Link Xem Trực Tiếp Liverpool Vs Chelsea Ở Kênh Nào? Liverpool V Chelsea, 2021/22

*

Tại sao sự sống không được nuôi dưỡng bằng một sự sống khác mà lại được nuôi dưỡng bằng cái chết khác. Mà cái chết nào chẳng có đau đớn, chẳng có phi lý của nó. Tại sao con giun, con gà đang sống lại phải lăn ra chết để nuôi dưỡng một sự sống khác? Đó là cách hiểu sâu về đạo Phật nhưng cũng mới chỉ là một phần rất nhỏ của đạo Phật.

Hỏi người theo đạo Phật, liệu có mấy ai hiểu được triết lý này?

Cũng giống như người cộng sản, nhiều người không hiểu chủ nghĩa cộng sản sâu như bản thân chủ nghĩa đó. Chủ nghĩa cộng sản hay ở sự biện chứng. Khi mang tới sự biện chứng là nói tới cả một quy trình suy nghĩ chứ đừng chỉ vin vào hiện tượng. Bởi thời điểm Các Mác sống, chủ nghĩa tư bản đang tồn tại bằng sự bóc lột, chứ không phải tồn tại bằng sự văn minh.

Thời tư bản mới phát triển, hoang sơ tới mức để tạo nên sự sống của nó thì buộc phải bóc lột. Khi Các Mác nói: “Vì lợi nhuận, người tư bản sẵn sàng treo cổ chính mình lên”. Tức là, bản thân người tư bản sẵn sàng phủ định nó. Cái chết là một sự phủ định biện chứng và thuyết phục.

Sau này, tư bản tiến hành cổ phần hóa và bán hết cổ phần ra ngoài. Trong điều kiện nào đó, khi người ta không bầu vào ban lãnh đạo thì sẽ không được làm chủ doanh nghiệp, nhưng tư bản chấp nhận bởi vì chỉ có như vậy, sản xuất mới bùng nổ, chứ nếu giữ khư khư thì không có sự phát triển.

Có nghĩa là, Các Mác rất đúng ở câu nói, “Vì lợi nhuận, người tư bản sẵn sàng treo cổ chính mình lên”. Tư bản sẽ vượt qua chính sự tồn tại của mình, chấp nhận chết để có lợi nhuận. Nếu điều đó thực sự là đúng, và cuộc sống chứng minh điều đó là đúng, thì chủ nghĩa tư bản như bây giờ không phải chủ nghĩa tư bản như thời sơ khai nữa.

Như vậy, liệu có phải con đường giải phóng người lao động thông qua đấu tranh giai cấp chỉ cần trong những giai đoạn nhất định cũng là điều cần nghiên cứu cho thấu đáo?

- Chúng ta có mâu thuẫn rất lớn về việc cổ phần hóa, khi giữ khư khư định hướng xây dựng hàng loạt tập đoàn kinh tế Nhà nước và thất bại…

TS. Lê Kiên Thành: Méo mó ở chỗ, có trường hợp khi sinh ra một tập đoàn Nhà nước thì ông giám đốc doanh nghiệp Nhà nước đó đời nào người ta muốn cổ phần hóa? Họ coi doanh nghiệp đó là của riêng họ, và con họ sẽ ngồi vào đó. Họ thường cổ phần hóa khi gia đình họ chiếm phần đông trong doanh nghiệp đó thôi.

*

Cứ lập luận như thế sẽ dẫn đến ngõ cụt, tự trói mình vào một điểm mà không tự gỡ được nếu không có sự thông minh, lòng dũng cảm vì đất nước để thoát ra khỏi sự ràng buộc về ý thức hệ.

Thậm chí, có nhiều điều phi lý với chính bản thân của hệ tư tưởng đó, với sự biện chứng của hệ tư tưởng đó.

- Thực ra, đi theo chủ nghĩa Mác là một phương tiện, là một hình thức để đi qua khó khăn hiện tại và vươn tới tương lai tốt đẹp hơn?

TS. Lê Kiên Thành: Hiện nay, có những người lợi dụng xuyên tạc chủ nghĩa Mác không đúng là điều cần phải phê phán.

Khi tôi học ở bên Nga, báo chí Nga phỏng vấn một tỷ phú trẻ người Nhật Bản (gần 40 tuổi). Họ hỏi điều gì khiến ông đi tới thành công. Vị tỷ phú trả lời: Một trong những nguyên nhân tôi thành công như bây giờ là vì tôi đọc Các Mác từ năm tôi 13 tuổi. Những điều Mác chỉ ra về sai lầm của xã hội này thì tôi tìm cách khắc phục nó.

Để khắc phục những sai lầm của chủ nghĩa tư bản mà Các Mác chỉ ra, ông nói: Giai cấp công nhân đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản như Mác nói, thì tôi xóa đi. Ở bên tôi không còn giai cấp công nhân. Bởi, khi người ta biến người công nhân có quyền lợi trong xí nghiệp bằng nhiều cách khác nhau như cổ phần hóa thì mọi mâu thuẫn sẽ khác. Bao nhiêu năm nay, nước Nhật không có đình công. Mà một trong những vũ khí đấu tranh của giai cấp công nhân là đình công. Khi không có còn giai cấp công nhân thì lấy đâu ra người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản như Mác nói?

Các Mác nói rất đúng, nếu như tiếp tục con đường cũ thì người công nhân sẽ vùng lên và đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản. Nhưng nếu tạo điều kiện để công nhân gắn bó với xí nghiệp thì họ vùng lên để làm gì!

Ở Hàn Quốc, Hyundai là cả một đế chế, họ xây dựng trường học, nhà cửa và có chế độ phúc lợi như một mô hình xã hội chủ nghĩa thu nhỏ. Như vậy, làm sao có người công nhân nào sẵn sàng đào mồ chôn quyền lợi của mình?

Nói vậy để thấy rằng Các Mác đúng, đúng tới mức người tư bản phải lấy ra để học tập. Chưa có trường đại học nào ở trên thế giới khi học về triết học mà nói chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa vớ vẩn. Họ nói Mác, Ăngghen, Lênin là những nhà khoa học đúng nghĩa, đủ sức nghĩ ra những học thuyết, những con đường đi đúng đắn.

Cũng giống như tôi không hiểu đạo Hồi lắm đâu, nhưng cứ băn khoăn tự hỏi, tại sao đạo Hồi có mấy tỷ người đi theo? Như vậy, trong lòng nó phải có điều gì đó thật sự hay ho. Có nhiều người Mỹ khi họ tìm hiểu về đạo Hồi lại bỏ hết tất cả để đi theo, chứ không phải nói đến đạo Hồi là nghĩ đến chặt chém nhau, đó chỉ là sự biến tướng…

Người ngoài nhìn vào cứ hình dung đạo Hồi là chém giết nhau nhưng thật ra là mình không có cơ hội để hiểu về đạo Hồi một cách sâu sắc. Họ phải có triết lý và hệ tư tưởng dẫn dắt, đó là điều không thể phủ nhận được… Biến tướng chỉ là do những người muốn cầm quyền nghĩ ra và tìm cách làm méo mó nó, cản trở người theo đạo đúng nghĩa. Cho nên, những trường hợp cực đoan chỉ là thiểu số.

- Ông có tin vào đạo Phật không?

TS. Lê Kiên Thành: Tôi tin. Cái hay của Phật giáo là gần như không có chuyện các vị tu hành ép buộc người ta theo Phật mà tất cả đều dựa trên tinh thần tự nguyện. Chỉ khi nào lợi ích của tôn giáo gắn liền với lợi ích của từng con người, từng dân tộc, khi Phật đã thật sự ở trong tâm mình rồi thì người dân sẽ tự nguyện đi theo.

Cốt lõi của đạo Phật, có lẽ là sự hy sinh. Ba tôi kể lại với chúng tôi rằng, khi còn ở tù Côn Đảo, tất cả những người Cộng sản đều nằm trần truồng trong xà lim lạnh ngắt, da bọc xương thấm đau đến từng thớ thịt.

Có một đồng chí nằm bên cạnh ba tôi khi sắp chết đã rưng rưng nói: “Tao sắp chết rồi, tao muốn làm điều gì đó cho Đảng quá. Mày giúp tao một điều, là mặc cái áo vào được không? Với tao, chết trần truồng cũng chẳng sao, nhưng mày mặc cái áo vào đi để tao thấy rằng trước khi chết tao làm được một điều gì đó cho Đảng”.

Ba tôi bật khóc. Tiếng khóc hạnh phúc khi thấy được hy sinh cho Đảng, cho Dân tộc.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng, thế hệ đó, sự hy sinh đó là hạnh phúc, không phải là công lao. Người Cộng sản chân chính thì không cần kể công với đất nước. Vì rất nhiều người muốn hy sinh mà không được hy sinh!

*

 

Sự hy sinh đó chính là tư tưởng của Phật giáo, lấy hy sinh làm lẽ sống.

Tôi hay nói chuyện với những ông thầy hiểu đạo Phật sâu sắc, họ nói khi học đạo Phật thì con người ta sáng ra, không bị ham muốn bản năng chi phối.

Nhưng tôi có hỏi một câu mà ông thầy đó không trả lời được: Tại sao nơi nào đạo Phật phát triển thì đất nước không phát triển? Như ở Bhutan, đạo Phật phát triển thì kinh tế, văn hóa, khoa học không phát triển, tại sao vậy?

Nếu quả thật, đạo ấy soi sáng con đường, làm cho người ta sáng hơn về mọi mặt thì tại sao lại như vậy?

- Ở Việt Nam cũng có thời như vậy chăng?

TS. Lê Kiên Thành: Thời vua Trần Nhân Tông lập trường phái thiền tông ở Việt Nam thì có ý nghĩa rất khác. Sau khi 3 lần thắng giặc Nguyên, ông hiểu rằng, nếu cứ cầm gươm giáo thì sẽ có lúc bị khuất phục, bởi mình không thể nhiều gươm, nhiều giáo bằng giặc phương Bắc.

Thế thì, khi 30 tuổi ông rời bỏ ngôi vua, lên Yên Tử để cố tìm ra được hình thức thiền tông Việt Nam. Thiền nghĩa là qua đó tạo ra cách tư duy về cuộc sống, hiểu thế nào là hạnh phúc, là đau khổ để tìm ra sức mạnh của dân tộc.

Sức mạnh phải đến từ hiểu biết, chứ không phải từ gươm giáo. Ông sẵn sàng hy sinh mọi thứ để trang bị cho người Việt mình một tư duy logic hoàn toàn khác. Cho nên, người Việt Nam có thể nói những câu ngược với người Trung Quốc. Họ có câu “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu”, còn người Việt có câu “con hơn cha là nhà có phúc”; “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Phải chăng, những cái đó mới tạo cho dân tộc mình một sức mạnh mạnh hơn cả gươm giáo, mạnh hơn cả biển người?

Khi còn sống, ông Lê Duẩn cố cắt nghĩa mãi tại sao hơn 1.000 năm mà Trung Quốc lại không đồng hóa được người Việt Nam? Chúng ta đã tạo ra một tư duy của người Việt và tư duy đó luôn luôn đối chọi với người Trung Quốc từ những điều nhỏ nhất. Người Trung Quốc nói “trung với vua”, người Việt Nam bảo “phép vua thua lệ làng”. Nếu nói như thế là nghịch tử, khinh quân, khủng khiếp lắm nhưng người mình vẫn chấp nhận điều đó.

Như vậy, Trần Nhân Tông lên Yên Tử thành lập ra trường phái thiền tông để làm gì? Để giống như trang bị cho người Việt một luồng tư tưởng, một cách nhìn về sự sống, lý giải cho hạnh phúc và đau khổ của riêng mình và ông cho rằng, phải như vậy để mình có cách chống lại với nước ngoài và dân tộc mình tồn tại mãi mãi.

*

Nhiều người ca ngợi ông 30 tuổi cởi áo đi tu, từ bỏ trần tục nhưng điều đó không đúng. Ông làm thế để ông đi tìm điều gì đó cho đất nước, vì đất nước, chứ không thoát tục. Không phải ngồi chỉ huy mà là trang bị cho cả dân tộc một cái nhìn sự việc, giống như chủ nghĩa Mác. Khi con người đằm thắm lại, bỏ cái cá nhân của mình xuống sẽ nhìn được sự vật và sự vận động bên ngoài một cách chính xác nhất.

Ba tôi thì nói: “Cái tâm của mình khi trong sáng sẽ như mặt hồ phẳng lặng, hình ảnh bên ngoài rọi vào chân thực nhất. Khi mặt hồ phẳng lặng thì cây rọi vào là cái cây thẳng, trăng chiếu vào là vầng trăng tròn. Khi để những suy nghĩ cá nhân chen vào, mặt hồ không còn phẳng lặng mà sóng sánh. Khi đó, mặt trăng không còn tròn, cây không còn thẳng, người không còn ngay”. Tức là, khi cái tâm không trong sáng thì bản thân không nhận biết đúng sự vật ở bên ngoài.

Thiền là hình thức để dịch bỏ cái tôi, để cái tôi trở nên yên lặng hơn và dùng sự yên lặng soi chiếu tất cả cảnh vật xung quanh. Chỉ có như vậy mới hiểu được con đường mình đi. Phải cắt nghĩa được thế nào là hạnh phúc thì mới tạo ra được hạnh phúc. Đó là sự vĩ đại của Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

*

- Hóa ra đó là sự hy sinh cho đất nước?

TS. Lê Kiên Thành: Đúng vậy. Đó là sự hy sinh cho tương lai đất nước, không phải là sự buông bỏ. Người ta ca ngợi Trần Nhân Tông là con người không tham quyền, cố vị thì rất sai lầm khi đánh giá về ông.

Vì như vậy, chỉ giống như ca ngợi một ông sư bỏ cuộc đời lên chùa một cách bình thường, có hàng vạn ông sư như thế. Trần Nhân Tông muốn trang bị cho người Việt một cách suy nghĩ để qua đó, cả dân tộc mạnh lên.

Tại sao người Việt Nam không bắt người vợ nghe theo chồng mà lại thuận vợ, thuận chồng. Người Việt Nam không nói cúi đầu nghe cha mà phải vượt hơn, khôn hơn thì mới lớn lên được? Đó là những điều mà ta phải suy ngẫm.

- Phải chăng bây giờ, những người lãnh đạo cũng cần phải thiền hơn, tĩnh tâm hơn?

TS. Lê Kiên Thành: Càng những người có trách nhiệm lại càng phải như vậy. Trách nhiệm cao bao nhiêu thì phải hy sinh cái cá nhân mình bấy nhiêu. Nếu là người bình thường thì không nói, nhưng trong tay anh là sinh mệnh của hàng triệu người thì anh không có quyền để những suy nghĩ cá nhân xuất hiện trong các quyết định.

Như thời của ba tôi, con cái không có chuyện xin xỏ hay dựa dẫm, nhiều khi còn thiệt thòi hơn người khác cũng được, không sao hết.

*

- Thời ông Lê Duẩn, quan niệm của ông về hệ tư tưởng của Việt Nam mình như thế nào?

TS. Lê Kiên Thành: Ông có nói với tôi một câu, ở trong cách mạng Việt Nam, chừng nào mình còn nghe theo người khác thì sẽ thất bại. Khi nào chúng ta độc lập, tự quyết định vận mệnh của mình, thì chúng ta thắng lợi, nhưng đó là cả một quá trình.

Khi chúng ta phụ thuộc vào nước ngoài, ta phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ chia cắt đất nước thành hai miền, đó là thất bại đau đớn.

Khi mà trong nội bộ Đảng đã thống nhất được về đường lối giải phóng miền Nam, thì Bác Hồ giao cho ba tôi sang thuyết phục những người bạn lớn, nhưng họ không đồng ý việc ta sử dụng con đường vũ trang cách mạng, vì họ đều nghĩ rằng nước Mỹ là một thế lực khủng khiếp mà Việt Nam không thể cản được.

*

 

Thời đó, Trung Quốc rất muốn giúp Việt Nam về quân đội, nhưng ông gạt hết và nói: “Chừng nào họ có một người chết ở đất nước Việt Nam thì chừng đó, họ còn đòi quyền quyết định số phận của chúng ta”. Cho nên, dứt khoát ông không đồng ý. Ông bảo, Trung Quốc có thể làm đường xá giúp Việt Nam, nhưng để chiến đấu chống giặc phải là người Việt Nam.

Chiến tranh Việt Nam thì người Việt Nam ra trận, không phải như trường hợp Trung Quốc đánh nhau ở Triều Tiên, chết hàng trăm vạn người rồi họ với Mỹ ký kết với nhau một hiệp định về Triều Tiên.

Đến khi mình đánh thắng Mỹ và Mỹ đồng ý ngồi vào bàn đàm phán rồi thì họ lại nói là tại sao phải đàm phán?

Có đồng chí lãnh đạo của Việt Nam nghe thấy vậy chất vấn ông Lê Duẩn rằng, đã thắng rồi tại sao phải đàm phán?

Ba tôi chỉ nhẹ nhàng bảo đấy là ý đồ của những người không muốn ta thắng Mỹ. Còn vấn đề của Việt Nam là phải kéo Mỹ xuống để mà thắng Mỹ. Mà Mỹ đánh Việt Nam, là để đánh vào thành trì của chủ nghĩa xã hội, chứ không riêng gì Việt Nam.

Thời bấy giờ, chúng ta phải chống lại Mỹ và cả lo đối phó với những người bạn khác. Mình vẫn biết ơn họ, nhưng mà phải có một suy nghĩ độc lập để thực sự hiểu những toan tính của họ.