Lá ngải cứu nóng hay mát

     
*

Ngải cứu là một loài cây dùng để chế biến nhiều món ăn quen thuộc. Trong Đông y, ngải cứu có tính ôn, vị cay, là loại cây dược liệu rất tốt với sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm, rối loạn kinh huyệt, lưu thông máu lên não và nhiều công dụng khác.

Bạn đang xem: Lá ngải cứu nóng hay mát


Rau ngải cứu là một loài cây dùng để chế biến nhiều món ăn quen thuộc. Trong Đông y, rau ngải cứu có tính ôn, vị cay, là loại cây dược liệu rất tốt với sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm, rối loạn kinh huyệt, lưu thông máu lên não và nhiều công dụng khác.

*

Rau ngải cứu cải thiện hệ tiêu hóa

Các nhà khoa học đã tìm thấy trong rau ngải cứu có chứa glucoside có tính axit, hỗ trợ việc thải các chất độc có trong gan và túi mật. Vì vậy, cây ngải cứu có công dụng điều trị bệnh vàng da do suy gan và các rối loạn ở túi mật gây ra. Ngoài ra, rau ngải cứu còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách tăng nồng độ axit dạ dày, giảm bớt đau bụng, đầy hơi, tăng cường sự thèm ăn.

Cách chế biến: 1 mớ ngải cứu nhặt, rửa sạch, thái nhỏ trộn với 2-3 quả trứng gà ta tạo hỗn hợp sệt. Nêm thêm chút muối cho vừa vị. Dùng lá chuối bọc hỗn hợp trên lại đem nướng bằng chảo cho đến khi dậy mùi thơm, và trứng chín hẳn. Dùng nóng.

Nếu không có lá chuối bọc nướng có thể dùng chảo chống dính và áp chảo. Lưu ý không nên chiên dầu vì sẽ dễ gây khó chịu đau bụng ở người có vấn đề tiêu hoá.

Trị đau bụng kinh bằng nắm lá ngải cứu

Ngải cứu có tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết và trị chứng kinh nguyệt không đều, kinh kéo dài, thống kinh. Tác dụng của rau ngải cứu giảm các cơn đau gây nên cơn đau bụng khi hành kinh do: Khí huyết ứ trệ, máu không lưu thông gây chèn ép lên các bộ phận khác trong cơ thể dẫn đến những cơn đau bụng khó chịu diễn ra trước, trong và sau kinh nguyệt. Tác dụng lưu thông khí huyết của ngải cứu giúp kinh nguyệt ổn định.

Xem thêm: Bằng Giá Xe Dream Việt 2020, Tìm Hiểu Các Đời Xe Dream Việt Từ Năm 2012

*
Ngải cứu chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều

Cách làm:

Cách 1: Muối đem rang nóng, thêm rượu, 1 củ gừng đập dập. Tắt lửa ngay và thêm nắm lá ngải cứu nhanh tay đảo đều. Bọc hỗn hợp trong miếng vải dày và trườm trực tiếp vào vùng bụng dưới. Lưu ý, không nên cho lá ngải sớm, tính dầu sẽ bị bay mất. Trườm hỗn hợp này rất nóng, nên dùng nhiều lớp khăn. Khi nhiệt độ hỗ hợp hạ dần thì bỏ bớt các lớp khăn ra. Làm sao để đảm bảo người bệnh không bị phỏngCách 2: Ăn lá ngải cứu xào với trứng gà. 1 mớ ngải cứu đem vào với 2-3 quả trứng gà và ăn nóng. Nhiều người bị đau bụng kinh kèm buồn nôn thì không nên dùng cách này.

Ăn rau ngải cứu trị đau đầu

Ngải cứu trị đau đầu rất tốt. Nhờ vào lượng tinh dầu trong lá ngải cứu và tính ấm nên lá ngải cứu có công dụng tuyệt vời trong trị đau đầu, nhức đầu mệt mỏi. .

Cách làm:Chúng ta lấy 300gram lá ngải cứu, 100gram lá khuynh diệp, 100gram lá bưởi nấu lên với 2 lit nước, cho sôi khoảng 20 phút thì đem xông trong 15 phút. Ăn ngải cứu hầm gà hoặc ngải cứu sào trứng cũng giúp đẩy lùi cơn đau đầu, làm ấm người hiệu quả.

Trị mỏi khớp, viêm khớp

Theo Đông y, cây lá ngải chứa nhiều tinh dầu và các chất kháng khuẩn tự nhiên có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả. Ngải cứu còn chứa rất nhiều cineol, chất kháng khuẩn tự nhiên và thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol… giúp làm giảm các cơn đau thần kinh.

Theo y học hiện đại, ngải cứu chứa nhiều chất tamin có tác dụng giảm đau, giãn cơ, tăng cường sự đàn hồi của dây chằng giúp khớp xương vận động linh hoạt. Sử dụng ngải cứu hỗ trợ điều trị các bệnh

*
Ngải cứu chườm chữa bệnh xương khớp

Cách làm: Như cách trị đau bụng kinh, dùng hỗn hợp ngải cứu -gừng-rượu đặt lên các vùng bị đau sẽ cho hiệu quả giảm đau, giảm viêm rất nhanh. 1 cách khác, bạn có thể dùng ngải cứu đã đảo qua rượu đắp trực tiếp lên phần tổn thương.

Điều trị cảm cúm

Theo Đông y, ngải cứu có tính hàn, vị cay, đặc tính có lợi cho việc tăng cường hệ miễn dịch. Ăn ngải cứu giúp bạn loại bỏ các độc tố trong cơ thể, chống sốt và nhiễm trùng. Ngoài ra, ngải cứu kết hợp với bạc hà có thể điều trị cúm, sốt và ngộ độc thực phẩm. Các đặc tính khử trùng của ngải cứu giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn trong dạ dày.