Kỹ thuật y sinh đại học quốc tế

     

Khoa Kỹ thuật Y Sinh (Biomedical Engineering) của Đại Học Quốc Tế thuộc Đại Học Quốc Gia TP HCM xin kính chào quý vị

Điểm đánh giá trung bình của sinh viên lên các giảng viên của Khoa (màu xanh) so với điểm trung bình của toàn trường (màu nâu). Điểm tối đa là 5. Kết quả trên cho thấy điểm của Khoa thường xuyên cao hơn của Trường. Nhiều năm điểm của Khoa cao nhất Trường. Điều này cho thấy sự quan tâm vượt bực của giảng viên Khoa đối với sinh viên của mình không những trong lúc giảng dạy, nghiên cứu mà còn trong những hoạt động ngoại khóa nữa.

Bạn đang xem: Kỹ thuật y sinh đại học quốc tế

Dưới đây chúng tôi xin trình bày chi tiết những hoạt động của 3 lĩnh vực này:

Giáo dục và đào tạo

Phương pháp giáo dục và đào tạo tại khoa Kỹ thuật Y Sinh là:

Giảng dạy những phương pháp giải quyết (approach) thay vì tập trung vào nội dung (materials)Trau dồi kỹ năng thay vì nhồi nhét kiến thức suôngKhuyến khích sinh viên có ước mơ (dream), xây dựng ước mơ thành tầm nhìn (vision) và thực hiện tầm nhìn bằng hành động (actions).

Mục tiêu là giúp sinh viên:

Biết đặt vấn đề để có đầu óc cụ thể và tập trungBiết giải quyết vấn đề để có kiến thức xác thực và hữu íchBiết gắn kết Học và Hành để có đầu óc thực tiểnBiết làm nghiên cứu khoa học để có tầm nhìn xaBiết làm việc bài bản và hệ thống thay vì “đi tắt đón đầu”Biết tự học, tư duy và hành độngBiết làm việc nhóm.

Hiện tại Khoa đào tạo 2 bậc:

– Đại học: sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận bằng Kỹ sư Kỹ thuật Y Sinh (Mã ngành đào tạo: 52.52.02.12)

– Cao học: học viên tốt nghiệp sẽ nhận bằng Thạc Sĩ Kỹ thuật Y Sinh (Mã ngành đào tạo: 60520212)

Các chuyên ngành đào tạo liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu khoa học (xem dưới đây). Sinh viên bậc đại học sẽ bắt đầu chon một trong các chuyên ngành này vào đầu năm thứ 3. Ngay từ lúc bước vào Khoa, các sinh viên năm thứ nhất sẽ được gắn kết với một Giáo Viên Chủ Nhiệm (Academic Advisor) và một Anh/Chị Trưởng Tràng (Peer Advisor) để hỗ trợ trong việc học tập và sinh hoạt. Sinh viên được khuyến khích tích cực tham gia vào các hoạt động học thuật, nghiên cứu và xã hội.

*

 Thống kê số dự án nghiên cứu khoa học (màu xanh) và tổng số tiền tài trợ (triệu đồng) (màu nâu) sinh viên Kỹ thuật Y Sinh nhận được hằng năm.

*

Giảng viên và một số sinh viên tốt nghiệp đầu tiên của Khoa năm 2012

B. Nghiên cứu khoa học

Các nghiên cứu khoa học của Khoa bao gồm các lĩnh vực sau:

Thiết Bị Y Tế (Medical Instrumentation): nhằm vào việc ứng dụng những kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu liên quan đến Điện, Điện tử, Viễn thông, Cơ khí, Tin học, Quang học để phát triển những thiết bị y tế tiên tiến và sử dụng chúng trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu cơ cấu sinh học của con người và kỹ thuật lâm sàng (clinical engineering) mới.Tín Hiệu và Hình Ảnh Y Sinh (Biomedical Signal and Image Processing): nhằm vào việc khám phá ra các bệnh trước khi chúng gây ra tổn thương dựa trên các tín hiệu đo được như điện não, điện tim, điện cơ và điện mắt bằng nhiều phương pháp kể cả mô hình hóa (modeling) và mô phỏng (simulation). Hướng này cũng bao trùm việc xử lý sự tương quan giữa não và máy móc để người sử dụng có thể dùng tư duy nhằm điều khiển các vật dụng chung quanh, cũng như việc sử dụng trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence) hay phương pháp thực tại ảo (virtual reality) hay robot để hỗ trợ các hoạt động lâm sàng.

Xem thêm: Top 5 Cảm Biến Áp Suất Lốp Gắn Ngoài Thì Tốt? Cảm Biến Áp Suất Lốp Ô Tô Loại Nào Tốt

Kỹ thuật dược (Pharmaceutical Engineering): nhằm vào việc nghiên cứu và chế tạo các thiết bị làm ra dược phẩm, các hệ vận chuyển và phóng thích thuốc có kiểm soát, và ứng dụng công nghệ nano và vi mạch trong y dược học. Tiếp cận công nghệ y dược nhằm chủ động nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm điều trị tiên tiến với mục tiêu không những đem lại hiệu quả điều trị cao mà còn nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu các tác dụng phụ cho bệnh nhân.Y học tái tạo (Regenerative Medicine): nghiên cứu, chế tạo các vật liệu sinh học có cấu trúc tương tự cấu trúc mô hay cơ quan, và kết hợp với tế bào gốc của chính người bệnh để chữa trị nhanh chóng các vết thương hay thay thế các bộ phận hư hỏng của con người. Ngoài ra, ngành y học tái tạo còn nghiên cứu các sản phẩm nhằm phục vụ cho lĩnh vực thẩm mỹ của con người.Kinh Thầu Y Sinh (Entrepreneurship in tiengtrungquoc.edu.vn): nhằm vào việc nghiên cứu phương cách tối ưu để đưa sản phẩm ra thị trường, phương pháp mới để lãnh đạo và điều khiển công ty và bệnh viện trong lĩnh vực thiết bị y tế và kỹ thuật lâm sàng.

*

Tài trợ giảng viên Khoa nhận được hàng năm (số lượng, màu xanh; số tiền bằng đơn vị triệu đồng, màu nâu) từ các đề án nghiên cứu khoa học từ nhiều nguồn khác nhau (Bộ Khoa học & Công nghệ, Sở Khoa học & Công nghệ TP HCM, Đại Học Quốc Gia TP HCM, Đại Học Quốc Tế, Hải Quân Hoa Kỳ và chính phủ Canada). Ngoài ra để xây dựng phòng thí nghiệm của Khoa, Đại Học Quốc Gia đầu tư 17 tỷ đồng trong khoảng 2010-2013 và 30 tỷ đồng trong khoảng 2015-2018.

*

Số bài báo khoa học trong các tạp chí khoa học quốc tể Khoa công bố hằng năm và tổng chỉ số ảnh hưởng (impact factor, IF) liên quan. Ngoài ra Khoa cũng công bố nhiều bài báo trong tạp chí trong nước và trong kỷ yếu hội nghị quốc tế. Đặc biệt Khoa đã xuất bản 3 kỹ yếu Hội nghị Quốc tế về Kỹ thuật Y Sinh do nhà xuất bản danh tiếng Springer tài trợ và ấn hành. Khoa cũng đã nộp 3 bằng sáng chế thiết bị y tế.

*

“Bức tường Vinh danh” của Khoa với các bằng khen mà giảng viên và sinh viên Khoa nhận được.

*

Khoa đã chế tạo những hạt nano bọc chất chitosan (2 hình dưới) có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư (màu xanh dương 2 hình trên)