Kính viễn vọng không gian hubble

     

Kính thiên văn không gian Hubble đã cho thế giới thấy vẻ đẹp của các vật thể trong vũ trụ. Những hình ảnh được nhóm Hubble xuất bản có thể nhìn thấy trên ti vi, trong sách, tạp chí và Internet. Sự nhận thức về vũ trụ, những bí ẩn và những vật thể tuyệt đẹp của nó ngày càng lên cao. Nhiều nhà thiên văn nghiệp dư khao khát được nhìn những kỳ quan này qua kính thiên văn nhưng lại không biết khi quan sát bằng kính thiên văn sẽ trông như thế nào. Họ thường hỏi những câu “Cái kính này xem được nhiều đến đâu ?”, “Liệu tôi có thấy được thiên hà hay tinh vân ?”, “Nhìn bằng KTV có thấy tinh vân màu mè rực rỡ như trên tạp chí không ?”. Trong bài viết này tôi sẽ cố gắng trả lời một vài câu hỏi trên.

Bạn đang xem: Kính viễn vọng không gian hubble

Đầu tiên, bạn đừng mong sẽ thấy các thiên thể giống với ảnh trong các tạp chí về thiên văn như Astronomy, Sky&Telescope. Những tấm ảnh đó được chụp bằng CCD cameras có độ nhạy cao và phơi sáng dài cũng nhiều thiết bị phức tạp khác nằm ngoài tầm tay nhiều người yêu thiên văn nghiệp dư. Điều này không có nghĩa là những thiết bị nghiệp dư trung bình sẽ không có được trường nhìn đẹp. Nhiều người (trong đó có tôi) đã cảm thấy sướng run lên khi quan sát bầu trời bằng kính thiên văn nghiệp dư .


*
Tinh vân Con Cua chụp qua kính Hubble. Vẽ đẹp đầy màu mè của tinh vân chỉ bộc lộ qua kỹ thuật chụp ảnh, còn với mắt thường đừng mong đợi dù bạn có nhìn qua kính thiên văn lớn như Hubble đi chăng nữa

Bạn mong chờ sẽ nhìn thấy gì qua một kính thiên văn phản xạ cỡ trung bình, có đường kính gương khoảng 150-250mm. Các tinh vân sẽ hiện rõ hình dạng,cấu trúc hay chỉ là một đám mây mờ ảo ? Các thiên hà sẽ hiện rõ chi tiết hay chỉ là một vệt mờ trong thị kính? Mặt trăng và các hành tinh sẽ trông như thế nào? Để trả lời các câu hỏi trên phải dựa vào nhiều yếu tố, như là: chất lượng của cái kính, môi trường quanh địa điểm quan sát, và chính vật thể đang được quan sát. Hãy tìm hiểu vài yếu tố nào: Môi trường: Bầu trời tối đen rất quan trọng cho một buổi quan sát trực quan như ở các vùng quê hoặc ngoại ô thành phố. Tuy nhiên những người sống ở nội thành bị ô nhiễm ánh sáng nặng vẫn có thể quan sát được. Sự khác nhau khi quan sát ở 2 vùng trên chủ yếu là khả năng nhận biết các chi tiết mờ. Nền trời ở vùng ô nhiễm ánh sáng có độ sáng bằng hoặc lớn hơn cách chi tiết mờ của vật đang quan sát, vì thế không có độ tương phản giữa nền trời và các chi tiết mờ. Chúng không nổi bật lên nền trời và không thể nhìn thấy được.  Bầu trời càng tối càng nhìn được nhiều vật thể mờ. Nhiều thiên thể rất sáng, như Mặt trăng và các hành tinh trong hệ mặt trời. Mặt trăng cực kỳ sáng, ô nhiễm ánh sáng gần như không ảnh hưởng. Bạn có thể chụp ảnh mặt trăng dễ dàng bằng cách kê máy ảnh du lich PnS vào thị kính của kính thiên văn. Sao Kim, Sao Mộc, Sao Thổ đều rất dễ quan sát vì chúng rất sáng có thể bật được sự ô nhiễm ánh sáng. Sao Hỏa cứ mỗi 2 năm khi đến gần Trái Đất lại trở nên sáng rõ hơn bình thường. Các vật thể này quan sát tốt nhất ở độ bội giác cao. Một kính thiên văn khúc xạ tiêu cự trung bình và thị kính tiêu cự ngắn là đủ để quan sát trăng và các hành tinh, ví dụ các loại kính nhỏ của Trung Quốc đang bán trên thị trường hiện nay.


*
Bầu trời sau và trước khi mất điện ở Ontario, Hoa Kỳ

Ô nhiễm ánh sáng chỉ là 1 yếu tố môi trường cần xem xét ở vị trí quan sát. Những yếu tố khác như : độ ẩm, nhiễu loạn khí quyển, độ trong suốt của khí quyển cũng có tác động đáng kể. Độ ẩm cao sẽ làm cho sương xuống, tạo một lớp hơi nước mỏng trên kính gây hiện tượng như sương mù khi nhìn thị kính. Bạn cần một chiếc đai hoặc một chiếc mũ chống sương để giải quyết tình trạng này. Nếu không có thì dùng máy sấy tóc thổi lên các thấu kính cũng hiệu quả không kém. Độ trong của khí quyển cũng là một yếu tố cần chú ý. Một bầu trời đầy mây thì dễ thấy là không quan sát được gì, nhưng một lớp mù mỏng thì không dễ thấy. Khi trăng lên nếu thấy một cái quầng sáng xung quanh tức là khí quyển không được trong suốt. Nhiễu loạn khí quyển làm các ngôi sao nhấp nháy, rất tệ cho quan sát bằng kính thiên văn. Ở độ bội giác cao hình ảnh sẽ mờ và khó đạt được độ sắc nét. Dân nghiệp dư không thể tránh được nhiều yếu tố môi trường, nhưng họ chịu đựng được. Môi trường quan sát không hoàn hảo cũng không thể ngăn cản dân thiên văn nghiệp dư từ bỏ đam mê khám phá. Đường kính của kính thiên văn: Đường kính vật kính rất quan trọng, nhưng nhiều khi bị nhấn mạnh quá mức. Mắt người thì bé nhìn lên trời sẽ không thấy gì ngoài các ngôi sao sáng, vì thế ta phải dùng kính thiên văn. Đường kính càng lớn càng thu gom được nhiều ánh sáng và truyền tới mắt (càng nhìn rõ chi tiết các vật thể mờ). Tuy nhiên, bạn sẽ không thấy sự khác biệt gì lớn khi quan sát bằng kính 8 inch và kính 12 inch. Nhìn bằng kính 12 inch chỉ thấy ảnh sáng hơn và to hơn một chút, nói chung có sự khác biệt nhưng không rõ ràng như ngày và đêm. Nhiều nhà thiên văn nghiệp dư mắc phải hội chứng “phát cuồng vì đường kính”, một sự thèm muốn các kính thiên văn cỡ lớn không kiểm soát nổi. Mọi người nên tránh cái cạm bẫy này. Theo tôi nên khởi đầu sự nghiệp thiên văn nghiệp dư bằng một kính từ 115mm đến 150mm. Nên mua kính tại đại lý có uy tín thương hiệu, tránh mua kính kém chất lượng.  Ở Việt Nam thường chỉ bán các kính thiên văn của Trung Quốc. Loại kính này thường có giá rẻ, đóng gói trong các hộp có hình hành tinh, tinh vân màu mè sặc sỡ và hay nói quá về độ phóng đại, nhiều khi vượt cả độ phóng đại hữu dụng vài lần, hệ quang cúa kính không tốt lắm với những ai thật sự đam mê thiên văn nghiệp dư.


*
Kính thiên văn đường kính 250mm của HAAC

Kỹ năng quan sát: Bạn nên phát triển kỹ năng quan sát thật tốt để có thể thấy rõ giá trị của chiếc kính thiên văn bạn đang sử dụng. Ví dụ: luyện tập các kỹ năng như “ tầm nhìn ngoại biên”, di chuyển kính nhẹ nhàng để thấy vật thể đang quan sát trôi qua trường nhìn. “ Tầm nhìn ngoại biên” dùng để quan sát các vật thể mờ như tinh vân, thiên hà bằng cách nhìn lệch ra rìa một chút thay vì nhìn thẳng vào vật đó.

Xem thêm: Rỏ Ràng Hay Rõ Ràng - Hiểu Thêm Văn Hóa Việt

Mắt người có 2 loại tế bào nhạy sáng: tế bào hình nón và hình que. Tế bào hình nón kém nhạy trong điều kiện thiếu sáng vì thế bạn không thể thấy màu sắc các vật mờ như tinh vân, thiên hà còn các vật sáng như hành tinh vẫn hiện rõ màu. Tế bào hình que nhạy cảm với ánh sáng yếu hơn. Nhưng chúng nằm ở ngoài rìa võng mạc, tế bào hình nón nằm ở trung tâm. Vì thế khi bạn nhìn thẳng vào vật thể mờ tức là bạn dùng phần tế bào kém nhạy sáng, hãy nhìn lệch ra rìa vật thể để đưa ánh sáng qua vùng tế bào hình nón bạn sẽ thấy nhiều chi tiết hơn. Các tấm lọc thị kính Lọc thị kính có thể làm hiện rõ chi tiết của tinh vân thiên hà bằng cách tăng cường độ tương phản và ngăn chặn các nguồn sáng ô nhiễm. Nhưng cái giá phải trả là nó làm vật thể mờ hơn do chặn bớt ánh sáng. Một kính lớn chừng 300mm với lọc chống ô nhiễm ánh sáng chỉ cho thấy vật thể sáng tương đương kính 150mm ở vùng không bị ô nhiễm ánh sáng. Có nhiều loại lọc thị kính: loại có nhiều màu để quan sát hành tinh, lọc chặn ô nhiễm ánh sáng, lọc mặt trăng, lọc hydrogen – beta….Theo tôi không nên dùng các loại lọc khi chưa làm chủ kỹ năng cơ bản. Tuy nhiên người mới có thể dùng lọc mặt trăng để giảm chói khi quan sát trăng tròn.


*
Ảnh kính lọc mặt trăng của HAAC

Trăng và các hành tinh Đây là những vật thể rất dễ quan sát trong điều kiện ô nhiễm ánh sáng của thành phố với những kính thiên văn hạng trung. Chỉ những vật thể này cũng đủ để bạn thưởng ngoạn với kính thiên văn rồi. Những miệng hố, núi, đồng bằng trên mặt trăng luôn làm người ta phấn khích khi nhìn thấy. Sao Thổ và những chiếc vòng là một trong những giai nhân của hệ mặt trời. Sao Mộc với 4 mặt trăng Galile và những dải mây đặc trưng là một kỳ quan hiếm có. Sao Hỏa với các chỏm băng và màu đỏ hồng hào cũng là một cảnh tượng ngoạn mục. Chúng là một số ít vật thể có màu khi nhìn bằng kính nghiệp dư.


*
Ảnh Mặt trăng nhìn qua kính thiên văn 150mm tự chế của HAAC. Các kính thiên văn nhỏ của Trung Quốc cũng có thể thấy được như vậy
*
Ảnh Sao Thổ nhìn qua các kính thiên văn nhỏ với mắt thường.(HAAC)

Cụm sao  Có 2 dạng cụm sao. Cụm sao mở là tập hợp nhiều sao trong một không gian với hình dạng ko xác định. Cụm sao cầu gồm hang trăm, hang ngàn sao cuộ chặt lại thành một khối như quả bóng. Cả 2 loại cụm sao đều nhìn được dễ dàng với kính thiên văn nghiệp dư. Chúng rất đẹp, rất đáng để quan sát.


*

Thiên hà và tinh vân

Hình dạng của tinh vân qua kính thiên văn ra sao tùy thuộc vào độ sáng của nó và môi trường quanh chỗ quan sát. Tinh vân Orion quanh cụm sao hình thang hiển thị khá tốt qua kính thiên văn nhỏ ( Tinh vân nhẫn ( M57) cũng là vật thể đẹp, nó như một vòng khói mỏng. Tuy nhiên không thể thấy hai ngôi sao ở chính giữa chiếc nhẫn nếu quan sát ở nơi ô nhiễm ánh sáng dù dùng kính 300mm cũng không thể. Một vài tinh vân sáng khác có thể nhìn được ở nơi bị ô nhiễm ánh sáng nặng như: M27, M16, M17…Bạn có thể nhìn được phần sáng và vài chi tiết về hình dáng của tinh vân còn những làn mây mờ ảo nhiều màu sắc như trong ảnh là không thể.


Quan sát thiên hà cũng tương tự như tinh vân. Các thiên hà có thể nhìn được bằng kính thiên văn cỡ trung hoặc ống nhòm như: M33, M82, M81, M31..dùng thị kính tiêu cự thấp, trường nhìn rộng là phù hợp nhất để quan sát các thiên hà. Với trường nhìn đủ to bạn có thể thấy 2 thiên hà song hành M32 và M110. Chủ yếu bạn thấy được hình dạng elip hoặc dạng đĩa dẹt với phần lõi sáng. Phần bên ngoài lõi thì mờ hơn và không thể thấy được bằng mắt thường.


Sắc màu trong thị kính Ngoại trừ những sao cực sáng như Betelgeuse hoặc các hành tinh bạn đừng mong nhìn thấy màu khi quan sát các vật thể khác. Các tấm ảnh chụp tinh vân có màu là do phơi sáng lâu hoặc chụp bằng CCD camera, mắt người không đủ nhạy để nhận thấy màu sắc của các tinh vân dù dung kính thiên văn to cỡ nào đi nữa. Tuy nhiên nếu dùng kính 600mm trở lên thì may ra thấy được màu của một vài tinh vân sáng. Kết luận, thiên văn nghiệp dư là một đam mê đáng dành cả đời để theo đuổi. Bạn không cần nhiều tiền vẫn quan sát được vật thể đẹp trong thị kính. Môi trường quan sát không hoàn hảo cũng có thể chịu đựng được và không ngăn nổi nhưng ai muốn theo con đường thiên văn nghiệp dư. Bạn cần nhận thức rằng hình ảnh bạn thấy trong thị kính không giống những hình vẽ lòe loẹt trên hộp các kính made-in-china. Nên khởi đầu bằng một chiếc kính có đường kính phù hợp (115mm-150mm). Đừng mong chờ vật bạn nhìn thấy giống như ảnh của kính Hubble, trau dồi kỹ năng quan sát và thưởng thức những hình ảnh ngoạn mục với môn thiên văn nghiệp dư. Xuân Bách - HAAC Theo http://www.waid-observatory.com