Kính thiên văn phản xạ

     

Ngày nay, kính thiên văn đã trở thành công cụ được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành Thiên văn học và Vật lý thiên văn. Nhờ có nó chúng ta biết được các hành tinh trông như ra sao, vũ trụ đẹp đến nhường nào, chúng ta đã thấy những vụ nổ siêu tân tinh kỳ vĩ và chứng kiến hình ảnh đầu tiên của lỗ đen…Tuy nhiên, không phải ai cũng có sự hiểu biết về kính thiên văn.

Ở bài viết: “Đôi điều bạn cần biết về kính thiên văn khúc xạ” chắc hẳn các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về kính thiên văn khúc xạ. Và hôm nay chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn đôi điều hiểu biết của mình về kính thiên văn phản xạ.

Kính thiên văn phản xạ là gì?

Kính thiên văn phản xạ là loại kínhsử dụng một hoặc một vài gương phản xạ phản chiếu ánh sáng và hình thành một hình ảnh. Nhà bác học Newton là người đầu tiên chế tạo và sử dụng loại kính này tuy nhiên ý tưởng này được nêu ra trước đó bởi nhà khoa học James Gregory. Ở mẫu kính ban đầu thì có cấu trúc khá phức tạp. Qua nhiều thế kỉ nghiên cứu và thử nghiệm thì kính hiện đại đã được thiết kế đơn giản hơn rất nhiều so với hình mẫu ban đầu.

Bạn đang xem: Kính thiên văn phản xạ

*
Meade Polaris 130 EQ

Cấu tạo

Cấu tạo của kính phản xạ loại đơn giản gồm có các thành phần chính:– Gương cầu lõm.– Bộ phận đổi hướng tia sáng để thuận tiện cho việc quan sát thường làm bằng gương phẳng hoặc lăng kính.– Thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (thường là một hệ thấu kính)


*
Cấu tạo của kính thiên văn phản xạ

Nguyên lý hoạt động của kính thiên văn phản xạ

Như đã nói ở trên, Newton là người đầu tiên chế tạo và sử dụng kính phản xạ trong quan sát thiên văn, và ý tưởng này được nêu ra trước đó bởi nhà khoa học James Gregory. Điểm khác nhau cơ bản của kính phản xạ và kính khúc xạ nằm ở vật kính. Trong khi kính thiên văn khúc xạ có vật kính là 1 thấu kính hội tụ thì kính phản xạ dùng 1 gương cầu lõm làm vật kính. Kính phản xạ sử dụng gương để thu nhận và hội tụ ánh sáng. Tất cả thiên thể đều nằm quá xa đến nỗi ánh sáng từ chúng đến Trái Đất là các tia sáng song song. Vì các tia sáng song song với nhau, gương của kính thiên văn phản xạ được làm thành dạng cong parabol để có thể hội tụ các tia sáng song song vào một điểm. Tất cả kính thiên văn phục vụ nghiên cứu và các kính thiên văn nghiệp dư lớn hiện nay đều là kính phản xạ bởi vì chúng có những ưu điểm vượt trội hơn kính khúc xạ.

Ưu điểm

Thường có đường kính vật kính lớn nên thu được nhiều ánh sáng hơn kính thiên văn khúc xạ.Chất lượng ảnh tốt, thích hợp cho việc muốn quan sát các chòm sao hoặc tinh vân. Có thể quan sát được vật thể ở sâu và xa Trái Đất.Thường có bộ giá đỡ EQ nhật động, chống rung, dễ chụp ảnh và quan sát các thiên thể, dễ bám theo các vật thể chuyển động.Khử sắc sai tốt : Vì là kính phản xạ,dù là kính tầm trung hay tầm thấp đều cho khả năng khử sắc sai tốt. Điều này ở kính thiên văn khúc xạ không có .Giá cả mềm hơn so với kính khúc xạ cùng thông số
*
Bosma 150EQ

Nhược điểm

Tuy giá cả khá phù hợp nhưng kích thước khá lớn, cồng kềnh hơn so với kính khúc xạ.Gương phản xạ được tráng phủ lớp kim loại phản xạ. Nên nếu không bảo quản tốt sẽ nhanh bị xuống cấp và chất lượng ảnh quan sát được sẽ bị giảm sút .Cần phải chờ “nguội “ kính. Tức là chờ cho nhiệt độ của gương phản xạ đồng nhất với nhiệt độ môi trường quan sát, để chất lượng hình ảnh quan sát được ổn định không bị bóp méo.Kính phản xạ không thể kết hợp hoặc chuyển đổi với lăng kính đảo ảnh để trở thành ống nhòm dạng khủng được .

Xem thêm: Làm Biển Xe Đạp Điện Từ Ngày 01/07, Thủ Tục Đăng Ký Xe Máy Điện Từ Ngày 01/07


*
Celestron Powerseeker 114EQ

Trên đây là đôi điều hiểu biết về kính thiên văn phản xạ mà Tinh Vân muốn chia sẻ tới các bạn. Và chúng mình rất mong có thêm ý kiến về bài viết này để hoàn thiện hơn về kiến thức từ các bạn!

Để nâng cao sự hiểu biết của mình về kính thiên văn các bạn có thể tham khảo bài viết: Lịch sử ra đời của kính thiên vănHướng dẫn sử dụng kính thiên văn cho người mới chơiCác thông số kỹ thuật cơ bản của kính thiên văn


This entry was posted in Thông tin sản phẩm and tagged cấu tạo của kính thiên văn phản xạ, kính phản xạ, kính thiên văn, kính thiên văn phản xạ, kính thiên văn phản xạ là gì, nguyên lý của kính thiên văn phản xạ, ưu nhược điểm của kính thiên văn phản xạ.
*

Hương Giang


Hướng dẫn sử dụng kính thiên văn cho người mới chơi
Thiên văn học cơ bản cho người mới bắt đầu

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận

Tên *

Email *

Trang web


Tin tức mới nhất
sản phẩm nổi bật
Tinh vân optics

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ PHÚ AN

VP Hà Nội: Số 8H2 Khu Đô Thị Dương Nội, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội.

VP Thái Nguyên: Số 522 Đường Quang Trung, Tp Thái Nguyên


Để lại Email cho chúng tôi để nhận thông báo về khuyến mại giảm giá và bài viết mới nhất của Tinh Vân Optics.