Kính thiên văn hubble

     
Kính thiên văn Hubble mang tính biểu tượng của NASA đã đạt dấu mốc 1 tỉ giây trong vũ trụ trong tháng 1.2022.

Kính viễn vọng không gian Hubble được triển khai từ khoang chở hàng của tàu con thoi Discovery ngày 25.4.1990 ở khoảng cách gần 550km so với bề mặt Trái đất.

Bạn đang xem: Kính thiên văn hubble

Đến ngày 1.1.2022, Hubble đánh dấu giây hoạt động thứ hàng tỉ. Trong suốt thời gian hoạt động, kính thiên văn đã mang tới nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng nhất. Ngoài những bức ảnh vũ trụ, Hubble đã cung cấp những khám phá khoa học mang tính đột phá, trong đó xác định tuổi của vũ trụ còn 13,8 tỉ năm.

Trong một tỉ giây đầu tiên, Hubble đã chứng kiến ​​5 phi hành gia trong các sứ mệnh thay thế và sửa chữa các bộ phận của kính thiên văn và có hơn 1,5 triệu quan sát khoa học.

Hình 3D hiển thị kính viễn vọng không gian Hubble trên Trái đất. Ảnh: ESA

"Chúng ta chỉ có thể hình dung những khám phá sẽ mang lại trong một tỉ giây tiếp theo" - NASA viết nhân kỷ niệm cột mốc quan trọng.

Kính thiên văn Hubble dự kiến tiếp tục hoạt động trong vài năm nữa dù gần đây gặp sự cố khiến toàn bộ hoặc một phần của đài quan sát bị gián đoạn.

Hubble là dự án chung của NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), đã được các phi hành gia ghé thăm thường xuyên từ năm 1993 đến năm 2009.

Các quan sát bằng kính thiên văn này đã dẫn đến hàng nghìn bài báo khoa học, trong đó có những tiết lộ mới về nguồn gốc của vũ trụ. Những khám phá vũ trụ khác nhờ Hubble bao gồm tốc độ vũ trụ giãn nở, phát hiện Mặt trăng thứ năm xung quanh sao Diêm Vương và khám phá ra rằng những hố đen siêu lớn nằm ở trung tâm của hầu hết các thiên hà lớn.

Kính thiên văn Hubble quay quanh Trái đất với tốc độ khoảng 27.300km/h trong quỹ đạo Trái đất thấp, cao hơn một chút so với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Xem thêm: Danh Sách Các Trường Cao Đẳng Kinh Tế Ở Tphcm, Danh Sách Các Trường Cao Đẳng Khu Vực Tp

Kính thiên văn này được đặt theo tên của nhà thiên văn học nổi tiếng Edwin Hubble, người sinh ra ở Missouri, Mỹ, vào năm 1889. Gần đây, Hubble kỷ niệm 31 năm hoạt động trong không gian với bức ảnh một ngôi sao khổng lồ đang ở bờ vực của sự hủy diệt.

Kính viễn vọng không gian Hubble chụp thiên hà xoắn ốc NGC 105, ở trong chòm sao Song Ngư. Ảnh: NASA

Hubble tiêu tốn 4,7 tỉ USD chi phí xây dựng và có một chiếc gương dài gần 2,4m có thể quan sát ở trường tia cực tím, khả kiến ​​và cận hồng ngoại.

Lần quan sát đầu tiên của kính thiên văn Hubble là sao Mộc vào tháng 3.1991, hành tinh mà kính thiên văn này quan sát thường xuyên, bao gồm cả theo dõi cơn bão xoáy Vết Đỏ Lớn trên sao Mộc.

Hubble cũng cung cấp bằng chứng thuyết phục đầu tiên về sự tồn tại của các hố đen siêu lớn ở trung tâm các thiên hà sau khi quan sát thiên hà M87 vào năm 1993.

Gương chính của Hubble có chiều ngang 2,4m và tổng chiều dài là 13,3m, tương đương với chiều dài của một chiếc xe buýt lớn.

Hubble được xem là kính thiên văn quan trọng nhất kể từ lần đầu tiên được Galileo sử dụng để quan sát mặt trăng của sao Mộc và là "một tổn thất lớn" với thiên văn học nếu ngừng hoạt động. 

Chuyên gia Affelia Wibisono, từ Phòng thí nghiệm Khoa học Không gian UCL Mullard, nhận định, Hubble là một trong những sứ mệnh không gian thành công nhất từng được phóng đi.

"Kính thiên văn Hubble đã cách mạng hóa hiểu biết của chúng ta về vũ trụ, từ việc phát hiện ra các mặt trăng mới xung quanh sao Diêm Vương, đến việc ghi lại hình ảnh trực quan đầu tiên về một hành tinh quay quanh một ngôi sao không phải là Mặt trời" - chuyên gia Wibisono nói.

Kính thiên văn Hubble cũng đã giúp các nhà thiên văn học tạo ra bản đồ 3D về vật chất tối và khám phá ra rằng mọi thiên hà đều có hố đen ở trung tâm. 

Boris Gaensicke, giáo sư Đại học Warwick, nói rằng, Hubble là một trong những công cụ quan trọng nhất mà các nhà thiên văn từng sử dụng.