Kim vân kiều truyện

     

Kim Vân Kiều Truyện

Tác giả Thanh Tâm Tài Nhân
Bộ sách
Thể loại Kinh điển
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook prc pdf epub azw3
Lượt xem 13789
Từ khóa eBook prc pdf epub azw3 full Thanh Tâm Tài Nhân Tiểu Thuyết Kinh Điển Văn học phương Đông
Nguồn e-thuvien.com

*

LỜI DẪN VỀ VĂN BẢN

*
Chúng ta ai cũng biết rằng, dựa trên cơ sở văn bản Kim Vân Kiều truyện do Thanh Tâm tài nhân biên thứ, Nguyễn Du đã tái tạo thành thi phẩm nổi tiếng Đoạn trường tân thanh. Vì vậy, muốn hiểu Nguyễn Du một cách đầy đủ và khách quan, đặc biệt là muốn hiểu những nỗi “đau đớn lòng” trước thời cuộc “bể dâu” mà ông đã từng “trải qua”, từng “trông thấy”, rồi đem thể hiện chúng qua ngòi bút thiên tài của mình thì không thể không đọc Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân.

Bạn đang xem: Kim vân kiều truyện

Hiện nay có nhiều văn bản Kim Vân Kiều truyện và bản nào cũng ghi là Thanh Tâm tài nhân biên thứ. Song khi đọc, ta không khỏi ngạc nhiên, bởi chúng không chỉ khác nhau ở một vài chi tiết mà khác nhau cả về nội dung cũng như cách ngắt hồi. Tựu chung, có hai loại văn bản về Kim Vân Kiều truyện: loại in từ nửa đầu thế kỉ XX trở về trước và loại in từ giữa thế kỉ XX trở lại đây. Loại thứ nhất, về cơ bản chúng giống nhau, sự dị biệt về chữ nghĩa là không đáng kể. Chỉ có điều khác là, bản do Quán Hoa Hiên tàng bản thì không có lời đề tựa cùa một người tên hiệu là Thiên Hoa Tàng chủ nhân và lời bình luận của Quán Hoa đường; còn bản do Đại Liên đồ thư quán thì ngược lại, không có lời bình của Quán Hoa đường, nhưng lại có lời đề tựa của Thiên Hoa Tàng chủ nhân. Loại thứ hai, chẳng hạn, bản do Đinh Hạ hiệu điểm, hoặc bản do Xuân Phong văn nghệ xuất bản... về cơ bản cũng gồm 20 hồi như các bản Quán Hoa hiên, Đại Liên... nhưng dài hơn, có nhiều chi tiết hơn tạo nên sự hoàn thiện cho tác phẩm, nâng giá trị vể nội dung cũng như về nghệ thuật của tác phẩm cao hơn, đặc biệt tạo nên mạch lôgíc gần gũi với lối tư duy của người hiện đại. Hơn nữa, có bản, chẳng hạn bản do Đinh Hạ hiệu điểm, cách ngắt hồi cũng khác với hai bản Quán Hoa Hiên và Đại Liên. Điểu này tạo nên sự phức tạp, thậm chí rối loạn khi nghiên cứu - so sánh giữa Đoạn trường tân thanh với Kim Vân Kiều truyện. Dĩ nhiên, công việc của chúng tôi không phải là phê phán các văn bản Kim Vân Kiều truyện hoặc đưa ra phương pháp nghiên cứu - so sánh mà chỉ muốn giới thiệu một bản dịch Kim Vân Kiều truyện.

Ở Việt Nam ít nhất đang lưu hành ba dịch bản Kim Vân Kiểu truyện. Bản thứ nhất do Hùng Sơn Nguyễn Duy Ngung dịch, in năm 1925. Bản thứ hai được dịch bởi các cụ Nguyễn Khắc Hanh, Nguyễn Đức Vân, in rônêô năm 1962, sau đó năm 1994 Nhà xuất bản Hải Phòng in lại và La Sơn Nguyễn Hữu Sơn giới thiệu. Bản thứ ba do cụ Tô Nam Nguyễn Đình Diệm dịch, in năm 1971. Trong ba bản dịch kể trên thì bản dịch của cụ Hùng Sơn bị bỏ mất ba hồi và cũng khá tuỳ tiện thêm bớt; bản của cụ Tô Nam ra đời sau, lại bỏ mất những lời bình của Quán Hoa đường, bản của các cụ Nguyễn Khắc Hanh, Nguyễn Đức Vân ra đời trước bản của Tô Nam, lại có đầy đủ cả bài tựa và lời bình. Vì vậy, chúng tôi chọn bản này để giới thiệu.

Tuy nhiên, bởi dựa vào bản chép tay kí hiệu A.953 có duy nhất vào thời kì bấy giờ để dịch nên bản của các cụ Nguyễn Khắc Hanh và Nguyễn Đức Vân không khỏi có một vài sai sót mà ông Phạm Đan Quế trong Truyện Kiều đối chiếu đã nêu: “…Có một số sai khác, lược bỏ một vài đoạn ngắn của một số bài thơ..”<1>. Nay may mắn, được Nhà giáo Nhân dân - Giáo sư Nguyễn Đình Chú, giảng viên khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho mượn văn bản Kim Vân Kiều truyện do Tiểu Hoa Hiên tàng bản, Quán Hoa đường bình luận và được Giáo sư cùng nhà văn Siêu Hải thay mặt gia đình hai cố dịch giả<2> cho phép tôi hiệu chỉnh lại dịch bàn cùa hai cụ. Tôi đã hiệu chỉnh theo ba nguyên tắc sau đây:

1. Bổ sung những đoạn mà dịch giả thiếu, có thể do bản chép tay A.953 bỏ sót...

2. Điều chỉnh những chỗ khác biệt khá xa với nguyên bản.

3. Điều chỉnh các xưng hô. Đối với người Việt Nam, cách xưng hô biểu hiện thái độ của người giao tiếp với đối tượng mình đang giao tiếp. Không phải ngẫu nhiên Thanh Tâm tài nhân toàn gọi Mã giám sinh là Mã Bất Tiến, hoặc Mã Quy, trừ trường hợp duy nhất mụ mối giới thiệu y với gia đình Thúy Kiều mới gọi là Giám sinh họ Mã. Đối với Thúy Kiều cùng vậy, lúc tác giả gọi là Thúy Kiều, lúc lại gọi là phu nhân hoặc Vương phu nhân. Điều đó đều do dụng ý nghệ thuật của tác giả. Cách xưng hô còn biểu hiện trình độ văn hoá và quan hệ của người xưng hô với đối tượng giao tiếp. Hoạn Thư là con nhà gia giáo, có phong cách của bậc tiểu thư con quan Thượng thư bộ Lại, dù có ghét Thúy Kiều đến đâu nàng cũng không thể mày tao chí tớ với Thúy Kiều; Bạc Hạnh dù có cố phình nịnh để lừa Thúy Kiều thì y cũng không thể xưng anh anh em em với nàng... Gặp các trường hợp tương tự như vậy, tôi đều hiệu chỉnh lại.

Ngoài ba nguyên tắc nêu trên, những chỗ nguyên bản không có mà dịch bản có, tôi cũng lược bỏ đi.

Sau khi hiệu chỉnh xong, tôi đã đưa để Giáo sư Nguyễn Đình Chú duyệt lần cuối cùng. Nguyện vọng của tôi là chỉ muốn cung cấp cho bạn đọc một dịch bản Kim Vân Kiều truyện càng ít sai sót và càng gần với bản Nguyễn Du dùng để sáng tạo Đoạn trường tân thanh bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Tuy nhiên, mong muốn là một chuyện, còn có đạt được mong muốn ấy không, lại là vấn để khác vì nó phụ thuộc vào tình hình tư liệu và trình độ của người hiệu chỉnh.

Văn bản dùng dể hiệu chỉnh là Kim Văn Kiều truyện do Tiếu Hoa Hiên tàng bản. Dù có cố gắng bao nhiêu, tôi cũng biết rằng, khó tránh khỏi những thiếu sót. Mong được sự chỉ giáo của độc giả gần xa.

Xem thêm: Du Học Bổng Y Khoa Tại Nhật Bản, Du Học Nhật Bản: Ngành Y Khoa

Cuối cùng, có được bản Kim Vân Kiều truyện này là nhờ sự giúp đỡ của Giáo sư Nguyễn Đình Chú và nhà văn Siêu Hải - thân nhân của hai cố dịch giả Nguyễn Khắc Hanh, Nguyễn Đức Vân và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Nhân đây xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.

Hà Nội, ngày 03 - 01 - 2000

Người hiệu chỉnh

PGS.TS. NGUYỄN ĐẢNG NA

***

Kim Vân Kiềutruyệncủa Trung Quốc được Thanh Tâm Tài Nhân viết vào đời Thanh; truyện được mang sang nước ta từ lâu và Nguyễn Du đã mượn cốt truyện mà viết nênTruyện Kiềubằng chữ Nôm. Việc này là bình thường, nhất là khi tác phẩm viết sau lại nổi tiếng, hơn hẳn gốc ban đầu. Văn chương thế giới đã có nhiều trường hợp tương tự. Trường hợp thường được nhắc đến nhất là nhà soạn kịch tài danh của Pháp Corneille đã dùngLas Mocedades del Cidcủa Guillen de Castro, người Tây Ban Nha để viết nên tuồngLe Cidrất nổi tiếng…

Tiếp tục mạch bài về cách hiểu Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhất là các đoạn được trích trong sách giáo khoa, hôm nay, Tòa soạn giới thiệu bài viết thứ 7 của thày giáo, nhà nghiên cứuNguyễn Cẩm Xuyênvề chủ đề này. Các bài viết này, không chỉ có giá trị tham khảo trong giảng dạy cho các thày cô giáo, mà còn là những góc nhìn, phân tích rất thú vị của riêng tác giả đối với tác phẩm bất hủ của đại thi hào Nguyễn Du.

Trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Ở nước taTruyện Kiềuđược phổ biến rộng nênKim Vân Kiều truyệncũng được các dịch giả chú ý dịch ra quốc ngữ; trước sau có đến khoảng 4, 5 bản dịch khác nhau: có lẽ bản dịch đầu tiên là của Hùng Sơn Nguyễn Duy Ngung doPhan Bá Cẩnxuất bản năm 1925,Tân Dântái bản năm 1928, tiếp đến là bản dịch của Nguyễn Đức Vân và Nguyễn Khắc Hanh doViện Văn họcin ronéo năm 1962, NXBHải Phòngtái bản năm 1994 và NXBĐại học Quốc gia Hà Nộinăm 1999. Ở miền Nam, có bản dịch của Tô Nam Nguyễn Đình Diệmđược Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóaxuất bảnnăm 1971.Gần đây cóTình sử Vương Thuý Kiều (Phong Tình Cổ Lục)do Mộng Bình Sơn khảo dịch, NXB Văn học xuất bản năm 2000.Truyện Kiều đối chiếucủa Phạm Đan Quế, NXB Hà Nội xuất bản năm 1991, NXB Hải Phòng tái bản năm 1999…

***

Thanh Tâm Tài Nhân(青心才人) sống vào đờinhà Minh. Ông quê ở huyệnSơn Âm, tỉnhChiết Giang, học giỏi, hiểu biết rộng, nhưng đi thi không đỗ, bèn làm mặc khách củaHồ Tông Hiến.

Sinh thời đã có lần Thanh Tâm Tài Nhân thảo tờ biểu "Dâng hươu trắng" cho vua nên trở thành nổi tiếng.

Ngoài tác phẩm chínhKim Vân Kiều truyện, ông còn có loạt kịch Tứ thanh viên (Vượn kêu bốn tiếng) gồm 4 vở kịch:Ngư dương lộng,Thúy nương mộng,Hoa mộc lanvàNữ trạng nguyên.