Kiểm định chất lượng trường tiểu học

     
MỤC LỤC VĂN BẢN
*

B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 17/2018/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2018

THÔNGTƯ

BANHÀNH QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN QUỐC GIAĐỐI VỚI TRƯỜNG TIỂU HỌC

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 củaChính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 củaChính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật giáo dục;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quảnlý chất lượng và Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo banhành Thông tư ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạtchuẩn quốc gia đối với trường tiểu học.

Bạn đang xem: Kiểm định chất lượng trường tiểu học

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định về kiểm định chất lượnggiáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm2018.

Thông tư này thay thế các quy định vềtiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượnggiáo dục đối với trường tiểu học tại Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩnđánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dụccơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên và thay thế Thông tư số59/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chấtlượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Vụ trưởngVụ Giáo dục Tiểu học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục vàĐào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Ban Tuyên giáo TƯ; - UBVHGDTNTNNĐ của QH; - Cục KTrVBQPPL (Bộ Tư pháp); - Bộ trưởng (để báo cáo); - Như Điều 3; - Công báo; - Cổng TTĐT Chính phủ; - Cổng TTĐT Bộ GDĐT; - Lưu: VT, Vụ PC, Cục QLCL, Vụ GDTH.

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Hữu Độ

QUY ĐỊNH

VỀKIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA ĐỐI VỚI TRƯỜNG TIỂUHỌC(Banhành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUYĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạmvi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về kiểm địnhchất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học,bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học; quy trình đánh giá trường tiểu học;công nhận và cấp chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục; công nhậnvà cấp bằng công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

2. Văn bản này áp dụng đối với trườngtiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân; tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giảithích từ ngữ

Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đâyđược hiểu như sau:

1. Chất lượng giáo dục trường tiểuhọc là sự đáp ứng mục tiêu của trường tiểu học, đảm bảo các yêu cầu về mụctiêu giáo dục của Luật giáo dục, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội củađịa phương và cả nước.

2. Tự đánh giá là quá trình trườngtiểu học dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tựxem xét, đánh giá thực trạng chất lượng các hoạt động giáo dục, cơ sở vật chất,các vấn đề liên quan khác của nhà trường để điều chỉnh các nguồn lực và quátrình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học.

3. Đánh giá ngoài là quá trìnhkhảo sát, đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước đối với trường tiểu học để xácđịnh mức đạt được tiêu chuẩn đánh giá theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểuhọc là các yêu cầu đối với trường tiểu học nhằm đảm bảo chất lượng các hoạtđộng. Mỗi tiêu chuẩn ứng với một lĩnh vực hoạt động của trường tiểu học; trongmỗi tiêu chuẩn có các tiêu chí. Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học có 4 mức (từMức 1 đến Mức 4) với yêu cầu tăng dần. Trong đó, mức sau bao gồm tất cả các yêucầu của mức trước và bổ sung các yêu cầu nâng cao.

5. Tiêu chí đánh giá trường tiểu họclà yêu cầu đối với trường tiểu học trong một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.Mỗi tiêu chí có các chỉ báo.

6. Chỉ báo đánh giá trường tiểu họclà yêu cầu đối với trường tiểu học trong một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chí.

Điều 3. Mụcđích kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trườngtiểu học

1. Kiểm định chất lượng giáo dục nhằmxác định trường tiểu học đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn;lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt độngcủa nhà trường; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hộivề thực trạng chất lượng của trường tiểu học; để cơ quan quản lý nhà nước đánhgiá, công nhận hoặc không công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Công nhận đạt chuẩn quốc gia đối vớitrường tiểu học nhằm khuyến khích đầu tư và huy động các nguồn lực cho giáo dục,góp phần tạo điều kiện đảm bảo cho trường tiểu học không ngừng nâng cao chất lượng,hiệu quả giáo dục.

Điều 4. Quy trình kiểmđịnh chất lượng giáo dục và quy trình công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trườngtiểu học

Quy trình kiểm định chất lượng giáo dụcvà quy trình công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học được thực hiệntheo các bước:

1. Tự đánh giá.

2. Đánh giá ngoài.

3. Công nhận trường đạt kiểm định chấtlượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

Điều 5. Chu kỳ kiểm địnhchất lượng giáo dục và thời hạn công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểuhọc

1. Chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dụcvà thời hạn công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học là 05 năm.

2. Trường tiểu học được công nhận đạtkiểm định chất lượng giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Quy địnhnày, sau ít nhất 02 năm kể từ ngày được công nhận, được đăng ký đánh giá ngoàivà đề nghị công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục ở cấp độ cao hơn.

3. Trường tiểu học được công nhận đạtchuẩn quốc gia Mức độ 1, sau ít nhất 02 năm kể từ ngày được công nhận, đượcđăng ký đánh giá ngoài và đề nghị công nhận trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 2.

Điều 6. Các mức đánhgiá trường tiểu học

1. Trường tiểu học được đánh giá theocác mức sau:

a) Mức 1: Đáp ứng quy định tại Mục 1Chương II của Quy định này;

b) Mức 2: Đáp ứng quy định tại Mục 2Chương II của Quy định này;

c) Mức 3: Đáp ứng quy định tại Mục 3Chương II của Quy định này;

d) Mức 4: Đáp ứng quy định tại Mục 4Chương II của Quy định này.

2. Tiêu chí đánh giá trường tiểu họcđược công nhận đạt khi tất cả các chỉ báo trong tiêu chí đạt yêu cầu. Chỉ báođược công nhận đạt khi tất cả các nội hàm của chỉ báo đạt yêu cầu.

Chương II

TIÊUCHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC

Mục 1: TIÊU CHUẨNĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC MỨC 1

Điều 7. Tiêu chuẩn 1:Tổ chức và quản lý nhà trường

1. Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiếnlược xây dựng và phát triển nhà trường

a) Phù hợp mục tiêu giáo dục được quyđịnh tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phươngtheo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;

b) Được xác định bằng văn bản và cấpcó thẩm quyền phê duyệt;

c) Được công bố công khai bằng hình thứcniêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường(nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương,trang thông tin điện tử của phòng giáo dục và đào tạo.

2. Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hộiđồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác

a) Được thành lập theo quy định;

b) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ vàquyền hạn theo quy định;

c) Các hoạt động được định kỳ rà soát,đánh giá.

3. Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sảnViệt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường

a) Các đoàn thể và tổ chức khác trongnhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định;

b) Hoạt động theo quy định;

c) Hằng năm, các hoạt động được ràsoát, đánh giá.

4. Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệutrưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng

a) Có hiệu trưởng, số lượng phó hiệutrưởng theo quy định;

b) Tổ chuyên môn và tổ văn phòng có cơcấu tổ chức theo quy định;

c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kếhoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

5. Tiêu chí 1.5: Khối lớp và tổ chức lớphọc

a) Có đủ các khối lớp cấp tiểu học;

b) Học sinh được tổ chức theo lớp học;lớp học được tổ chức theo quy định;

c) Lớp học hoạt động theo nguyên tắc tựquản, dân chủ.

6. Tiêu chí 1.6: Quảnlý hành chính, tài chính và tài sản

a) Hệ thống hồ sơ củanhà trường được lưu trữ theo quy định;

b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyếttoán, thống kê, báo cáo tài chính và cơ sở vật chất; công khai và định kỳ tự kiểmtra tài chính, tài sản theo quy định quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cậpnhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;

c) Quản lý, sử dụng tài chính, tài sảnđúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.

7. Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáoviên và nhân viên

a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;

b) Phân công, sử dụng cán bộ quản lý,giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý đảm bảo hiệu quả các hoạt động của nhà trường;

c) Cán bộ quản lý, giáo viên và nhânviên được đảm bảo các quyền theo quy định.

8. Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt độnggiáo dục

a) Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy địnhhiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường;

b) Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầyđủ;

c) Kế hoạch giáo dục được rà soát,đánh giá, điều chỉnh kịp thời.

9. Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dânchủ cơ sở

a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhânviên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy,quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;

b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết đúngpháp luật;

c) Hằng năm, có báo cáo thực hiện quychế dân chủ cơ sở.

10. Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trậttự, an toàn trường học

a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự;vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toànphòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịchbệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường;những trường có tổ chức bếp ăn cho học sinh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiệnan toàn thực phẩm;

b) Có hộp thư góp ý, đường dây nóng vàcác hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảmbảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường;

c) Không có hiện tượng kỳ thị, hành vibạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.

Điều 8. Tiêu chuẩn 2:Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

1. Tiêu chí 2.1: Đối với hiệu trưởng,phó hiệu trưởng

a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định;

b) Được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởngtrở lên;

c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chuyênmôn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định.

2. Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên

a) Số lượng giáo viên đảm bảo để dạycác môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định của Chương trìnhgiáo dục phổ thông cấp tiểu học; có giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niêntiền phong Hồ Chí Minh;

b) 100% giáo viên đạtchuẩn trình độ đào tạo theo quy định;

c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩnnghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.

3. Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên

a) Có nhân viên hoặc giáo viên kiêmnhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;

b) Được phân công công việc phù hợp, hợplý theo năng lực

c) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

4. Tiêu chí 2.4: Đối với học sinh

a) Đảm bảo về tuổi học sinh tiểu họctheo quy định;

b) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định;

c) Được đảm bảo các quyền theo quy định.

Điều 9. Tiêu chuẩn 3:Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

1. Tiêu chí 3.1: Khuôn viên, sân chơi,sân tập

a) Khuôn viên đảm bảo xanh, sạch, đẹp,an toàn để tổ chức các hoạt động giáo dục;

b) Có công trường, biển tên trường vàtường hoặc hàng rào bao quanh;

c) Có sân chơi, sân tập thể dục thểthao.

2. Tiêu chí 3.2: Phòng học

a) Đủ mỗi lớp một phòng học riêng, quycách phòng học theo quy định;

b) Bàn, ghế học sinh đúng tiêu chuẩnvà đủ chỗ ngồi cho học sinh; có bàn ghế phù hợp cho học sinh khuyết tật học hòanhập (nếu có); bàn, ghế giáo viên, bảng lớp theo quy định;

c) Có hệ thống đèn, quạt (ở nơi có điện);có hệ thống tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.

3. Tiêu chí 3.3: Khối phòng phục vụ họctập và khối phòng hành chính - quản trị

a) Có phòng giáo dục nghệ thuật, phònghọc tin học, phòng thiết bị giáo dục, phòng truyền thống và hoạt động Đội đáp ứngcác yêu cầu tối thiểu các hoạt động giáo dục;

b) Khối phòng hành chính - quản trịđáp ứng các yêu cầu tối thiểu các hoạt động hành chính - quản trị của nhà trường;

c) Khu để xe được bố trí hợp lý, đảm bảoan toàn, trật tự.

4. Tiêu chí 3.4: Khu vệ sinh, hệ thốngcấp thoát nước

a) Khu vệ sinh riêng cho nam, nữ, giáoviên, nhân viên, học sinh đảm bảo không ô nhiễm môi trường; khu vệ sinh đảm bảosử dụng thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;

b) Hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinhmôi trường; hệ thống cấp nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáoviên, nhân viên và học sinh;

c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảmbảo vệ sinh môi trường.

5. Tiêu chí 3.5: Thiết bị

a) Có đủ thiết bị văn phòng và các thiếtbị khác phục vụ các hoạt động của nhà trường;

b) Có đủ thiết bị dạy học đáp ứng yêucầu tối thiểu theo quy định;

c) Hằng năm các thiết bị được kiểm kê,sửa chữa.

6. Tiêu chí 3.6: Thư viện

a) Được trang bị sách, báo, tạp chí, bảnđồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo tốithiểu phục vụ hoạt động dạy học;

b) Hoạt động của thư viện đáp ứng yêucầu tối thiểu hoạt động dạy học của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, họcsinh;

c) Hằng năm thư viện được kiểm kê, bổsung sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và cácxuất bản phẩm tham khảo.

Điều 10. Tiêu chuẩn4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

1. Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ họcsinh

a) Được thành lập và hoạt động theoquy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;

b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt độngđúng tiến độ.

2. Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấpủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường

a) Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền đểthực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;

b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức vàtrách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngànhGiáo dục; về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;

c) Huy động và sử dụng các nguồn lực hợppháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.

Điều 11. Tiêu chuẩn5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

1. Tiêu chí 5.1: Kế hoạch giáo dục củanhà trường

a) Đảm bảo theo quy định của Chươngtrình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, các quy định về chuyên môn của cơ quanquản lý giáo dục;

b) Đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diệnthông qua các hoạt động giáo dục được xây dựng trong kế hoạch;

c) Được giải trình và được cơ quan cóthẩm quyền xác nhận.

2. Tiêu chí 5.2: Thực hiện Chươngtrình giáo dục phổ thông cấp tiểu học

a) Tổ chức dạy học đúng, đủ các môn họcvà các hoạt động giáo dục đảm bảo mục tiêu giáo dục;

b) Vận dụng các phương pháp, kỹ thuậtdạy học, tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợpđối tượng học sinh và điều kiện nhà trường;

c) Thực hiện đúng quy định về đánh giáhọc sinh tiểu học.

3. Tiêu chí 5.3: Thực hiện các hoạt độnggiáo dục khác

a) Đảm bảo theo kế hoạch;

b) Nội dung và hình thức tổ chức cáchoạt động phong phú, phù hợp điều kiện của nhà trường;

c) Đảm bảo cho tất cả học sinh đượctham gia.

4. Tiêu chí 5.4: Công tác phổ cập giáodục tiểu học

a) Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dụctheo phân công;

b) Trong địa bàn tuyển sinh của trườngtỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 90%;

c) Quản lý hồ sơ, số liệu phổ cập giáodục tiểu học đúng quy định.

5. Tiêu chí 5.5: Kết quả giáo dục

a) Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trìnhlớp học đạt ít nhất 70%;

b) Tỷ lệ học sinh 11 tuổi hoàn thành chươngtrình tiểu học đạt ít nhất 65%;

c) Tỷ lệ trẻ em đến 14 tuổi hoàn thànhchương trình tiểu học đạt ít nhất 80% đối với trường thuộc xã có điều kiện kinhtế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.

Mục 2: TIÊU CHUẨNĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC MỨC 2

Trường tiểu học đạt Mức 2 khi đảm bảocác quy định tại Mục 1 Chương này và các quy định sau:

Điều 12. Tiêu chuẩn1: Tổ chức và quản lý nhà trường

1. Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiếnlược xây dựng và phát triển nhà trường

Nhà trường có các giải pháp giám sátviệc thực hiện phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.

2. Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hộiđồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác

Hoạt động có hiệu quả, góp phần nângcao chất lượng giáo dục của nhà trường.

3. Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sảnViệt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường

a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam cócơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính đến thờiđiểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoànthành nhiệm vụ trở lên;

b) Các đoàn thể, tổ chức khác có đónggóp tích cực cho các hoạt động của nhà trường.

4. Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệutrưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng

a) Hằng năm, tổ chuyên môn đề xuất vàthực hiện được ít nhất 01 (một) chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chấtlượng và hiệu quả giáo dục;

b) Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ vănphòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh.

5. Tiêu chí 1.5: Khối lớp và tổ chức lớphọc

a) Trường có không quá 30 (ba mươi) lớp;

b) Sĩ số học sinh trong lớptheo quy định;

c) Tổ chức lớp học linh hoạt và phù hợpvới các hình thức hoạt động giáo dục.

6. Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính,tài chính và tài sản

a) Ứng dụng công nghệ thông tin trongcông tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thờiđiểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tàichính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.

7. Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáoviên và nhân viên

Có các biện pháp để phát huy năng lựccủa cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển vànâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

8. Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt độnggiáo dục

Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánhgiá của nhà trường đối với các hoạt động giáo dục, được cơ quan quản lý đánhgiá đạt hiệu quả.

9. Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dânchủ cơ sở

Các biện pháp và cơ chế giám sát việcthực hiện quy chế dân chủ cơ sở đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.

10. Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trậttự, an toàn trường học

a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhânviên và học sinh được phổ biến, hướng dẫn, thực hiện phương án đảm bảo an ninhtrật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích;an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng,chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trongnhà trường;

b) Nhà trường thường xuyên kiểm tra,thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường,an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.

Điều 13. Tiêu chuẩn2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

1. Tiêu chí 2.1: Đối với hiệu trưởng,phó hiệu trưởng

a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thờiđiểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khátrở lên;

b) Được bồi dưỡng, tập huấn về lý luậnchính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm.

2. Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên

a) Tỷ lệ giáoviên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 55%; đối với các trường thuộcvùng khó khăn đạt ít nhất 40%; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánhgiá, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dầntheo lộ trình phù hợp;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thờiđiểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trởlên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lênvà có ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;

c) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thờiđiểm đánh giá, không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

3. Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên

a) Số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảotheo quy định;

b) Trong 5 năm liên tiếp tính đến thờiđiểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

4. Tiêu chí 2.4: Đối với học sinh

Học sinh vi phạm các hành vi không đượclàm được phát hiện kịp thời, được áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp và cóchuyển biến tích cực.

Điều 14. Tiêu chuẩn3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

1. Tiêu chí 3.1: Khuôn viên, sân chơi,sân tập

a) Diện tích khuôn viên, sân chơi, sântập theo quy định;

b) Sân chơi, sân tập đảm bảo cho họcsinh luyện tập thường xuyên và hiệu quả.

2. Tiêu chí 3.2: Phòng học

a) Diện tích phòng học đạt tiêu chuẩntheo quy định;

b) Tủ đựng thiết bị dạy học có đủ cácthiết bị dạy học;

c) Kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểudáng, màu sắc bàn, ghế học sinh theo quy định.

3. Tiêu chí 3.3: Khối phòng phục vụ họctập và khối phòng hành chính - quản trị

a) Khối phòng phục vụ học tập và khốiphòng hành chính - quản trị theo quy định; khu bếp, nhà ăn, nhà nghỉ (nếu có)phải đảm bảo điều kiện sức khỏe, an toàn, vệ sinh cho giáo viên, nhân viên và họcsinh;

b) Có nơi lưu trữ hồ sơ, tài liệuchung.

4. Tiêu chí 3.4: Khu vệ sinh, hệ thốngcấp thoát nước

a) Khu vệ sinh đảm bảo thuận tiện, đượcxây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định;

b) Hệ thống cấp nước sạch, hệ thốngthoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đàotạo và Bộ Y tế.

5. Tiêu chí 3.5: Thiết bị

a) Hệ thống máy tính được kết nốiInternet phục vụ công tác quản lý hoạt động dạy học;

b) Có đủ thiết bị dạy học theo quy định;

c) Hằng năm, được bổ sung các thiết bịdạy học và thiết bị dạy học tự làm.

6. Tiêu chí 3.6: Thư viện

Thư viện của nhà trường đạt Thư việntrường học đạt chuẩn trở lên.

Điều 15. Tiêu chuẩn4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

1. Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ họcsinh

Phối hợp có hiệu quả với nhà trườngtrong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướngdẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối vớicha mẹ học sinh; huy động học sinh đến trường, vận động học sinh đã bỏ học trởlại lớp.

2. Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấpủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường

a) Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền đểtạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và pháttriển;

b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể,cá nhân để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức lối sống, pháp luật,nghệ thuật, thể dục thể thao và các nội dung giáo dục khác cho học sinh; chămsóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thươngbinh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở địaphương.

Điều 16. Tiêu chuẩn5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

1. Tiêu chí 5.1: Kế hoạch giáo dục củanhà trường

a) Đảm bảo tính cập nhật các quy địnhvề chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục;

b) Được phổ biến, công khai để giáoviên, học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng biết và phối hợp, giám sát nhà trườngthực hiện kế hoạch.

2. Tiêu chí 5.2: Thực hiện Chươngtrình giáo dục phổ thông cấp tiểu học

a) Thực hiện đúng chương trình, kế hoạchgiáo dục; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học phù hợpvới từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học sinh;

b) Phát hiện và bồi dưỡng học sinh cónăng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện.

Xem thêm: Nhân Viên Bảo Vệ Trường Công Việc Của Bảo Vệ Trường Học, Nhiệm Vụ Nhân Viên Bảo Vệ Trường Học

3. Tiêu chí 5.3: Thực hiện các hoạt độnggiáo dục khác

Được tổ chức có hiệu quả, tạo cơ hộicho học sinh tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo.

4. Tiêu chí 5.4: Công tác phổ cập giáodục tiểu học

Trong địa bàn tuyển sinh của trường tỷlệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 95%.

5. Tiêu chí 5.5: Kết quả giáo dục

a) Tỷ lệ học sinh hoàn thành chươngtrình lớp học đạt ít nhất 85%;

b) Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thànhchương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với trường thuộc xã có điều kiệnkinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%; các trẻ em 11 tuổi còn lạiđều đang học các lớp tiểu học.

Mục 3: TIÊU CHUẨNĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC MỨC 3

Trường tiểu học đạt Mức 3 khi đảm bảocác quy định tại Mục 2 Chương này và các quy định sau:

Điều 17. Tiêu chuẩn1: Tổ chức và quản lý nhà trường

1. Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiếnlược xây dựng và phát triển nhà trường

Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnhphương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương hướng,chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồngtrường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), cán bộ quản lý, giáo viên,nhân viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng.

2. Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sảnViệt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường

a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thờiđiểm đánh giá, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn thành tốtnhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

b) Các đoàn thể, tổ chức khác đóng góphiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng.

3. Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệutrưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng

a) Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ vănphòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhàtrường­;

b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quảcác chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

4. Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính,tài chính và tài sản

Có kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắnhạn để tạo các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thựctế địa phương.

Điều 18. Tiêu chuẩn2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

1. Tiêu chí 2.1: Đối với hiệu trưởng,phó hiệu trưởng

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểmđánh giá, đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm đạtchuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.

2. Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên

a) Tỷ lệ giáoviên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 65%, đối với các trường thuộcvùng khó khăn đạt ít nhất 50%;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thờiđiểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mứckhá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt;đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáoviên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viênở mức tốt.

3. Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên

a) Có trình độ đào tạo đáp ứng được vịtrí việc làm;

b) Hằng năm, được tham gia đầy đủ cáckhóa, lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.

4. Tiêu chí 2.4: Đối với học sinh

Học sinh có thành tích trong học tập,rèn luyện có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động của lớp và nhà trường.

Điều 19. Tiêu chuẩn3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

1. Tiêu chí 3.1: Khuôn viên, sân chơi,sân tập

Sân chơi, sân tập bằng phẳng, có câybóng mát, có đồ chơi, thiết bị vận động.

2. Tiêu chí 3.2: Phòng học

Có các phòng riêng biệt để dạy các mônâm nhạc, mỹ thuật, khoa học và ngoại ngữ; có phòng để hỗ trợ cho học sinh cóhoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu (nếu có).

3. Tiêu chí 3.3: Khối phòng phục vụ họctập và khối phòng hành chính - quản trị

Khối phòng phục vụ học tập, phòng hànhchính - quản trị có đầy đủ các thiết bị, được sắp xếp hợp lý, khoa học và hỗ trợhiệu quả các hoạt động nhà trường.

4. Tiêu chí 3.5: Thiết bị

Thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tựlàm được khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung phươngpháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

5. Tiêu chí 3.6: Thư viện

Thư viện của nhà trường đạt Thư việntrường học tiên tiến trở lên; hệ thống máy tính của thư viện được kết nốiInternet đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác củacán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Điều 20. Tiêu chuẩn4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

1. Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ họcsinh

Phối hợp có hiệu quả với nhà trường,xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diệncha mẹ học sinh.

2. Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấpủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường

Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền vàphối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thànhtrung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.

Điều 21. Tiêu chuẩn5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

1. Tiêu chí 5.2: Thực hiện Chươngtrình giáo dục phổ thông cấp tiểu học

Hằng năm, rà soát, phân tích, đánh giáhiệu quả và tác động của các biện pháp, giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dụcnhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, học sinh.

2. Tiêu chí 5.3: Thực hiện các hoạt độnggiáo dục khác

Nội dung và hình thức tổ chức các hoạtđộng phân hóa theo nhu cầu, năng lực sở trường của học sinh.

3. Tiêu chí 5.4: Công tác phổ cập giáodục tiểu học

Trong địa bàn tuyển sinh của trường tỷlệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 98%.

4. Tiêu chí 5.5: Kết quả giáo dục

a) Tỷ lệ học sinh hoàn thành chươngtrình lớp học đạt ít nhất 95%;

b) Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thànhchương trình tiểu học đạt ít nhất 90%, đối với trường thuộc xã có điều kiệnkinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; các trẻ em 11 tuổi còn lạiđều đang học các lớp tiểu học.

Mục 4: TIÊU CHUẨNĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC MỨC 4

Điều 22. Tiêu chuẩnđánh giá trường tiểu học Mức 4

Trường tiểu học đạt Mức 4 khi đảm bảocác quy định tại Mục 3 Chương này và các quy định sau:

1. Kế hoạch giáo dục của nhà trường cónhững nội dung được tham khảo Chương trình giáo dục tiên tiến của các nướctrong khu vực và thế giới đúng quy định, phù hợp, hiệu quả và góp phần nâng caochất lượng giáo dục.

2. Đảm bảo 100% cho học sinh có hoàn cảnhkhó khăn, học sinh có năng khiếu hoàn thành mục tiêu giáo dục dành cho từng cánhân với sự tham gia của nhà trường, các tổ chức, cá nhân liên quan.

3. Thư viện có hệ thống hạ tầng côngnghệ thông tin hiện đại, có kết nối Internet đáp ứng yêu cầu các hoạt động củanhà trường; có nguồn tài liệu truyền thống và tài liệu số phong phú đáp ứng yêucầu các hoạt động nhà trường.

4. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thờiđiểm đánh giá, nhà trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiếnlược phát triển nhà trường.

5. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thờiđiểm đánh giá, nhà trường có ít nhất 02 năm có kết quả giáo dục, các hoạt độngkhác của nhà trường vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế - xã hộitương đồng, được các cấp thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận.

Chương III

QUYTRÌNH ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC

Mục 1: TỰ ĐÁNH GIÁ

Điều 23. Quy trình tựđánh giá

Quy trình tự đánh giá của trường tiểuhọc gồm các bước sau:

1. Thành lập hội đồng tự đánh giá.

2. Lập kế hoạch tự đánh giá.

3. Thu thập, xử lý và phân tích cácminh chứng.

4. Đánh giá các mức đạt được theo từngtiêu chí.

5. Viết báo cáo tự đánh giá.

6. Công bố báo cáo tự đánh giá.

7. Triển khai các hoạt động sau khihoàn thành báo cáo tự đánh giá.

Điều 24. Hội đồng tựđánh giá

1. Hiệu trưởng ra quyết định thành lậphội đồng tự đánh giá. Hội đồng có ít nhất 07 (bảy) thành viên.

2. Thành phần của hội đồng tự đánhgiá:

a) Chủ tịch hội đồng là hiệu trưởng;

b) Phó chủ tịch hội đồng là phó hiệutrưởng;

c) Thư ký hội đồng là tổ trưởng tổchuyên môn hoặc tổ trưởng tổ văn phòng hoặc trưởng các bộ phận khác (nếu có) hoặcgiáo viên có năng lực của nhà trường;

d) Các ủy viên hội đồng: Đại diện Hộiđồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục); tổ trưởng tổ chuyênmôn, tổ trưởng tổ văn phòng; đại diện cấp ủy Đảng và các tổ chức đoàn thể; đạidiện giáo viên.

Điều 25. Nhiệm vụ vàquyền của hội đồng tự đánh giá

1. Nhiệm vụ của hội đồng

a) Chủ tịch hội đồng điều hành các hoạtđộng của hội đồng, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; phê duyệt kế hoạch tựđánh giá; thành lập nhóm thư ký và các nhóm công tác để triển khai tự đánh giá;chỉ đạo quá trình thu thập, xử lý, phân tích minh chứng; hoàn thiện báo cáo tựđánh giá; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai tự đánhgiá;

b) Phó chủ tịch hội đồng thực hiện cácnhiệm vụ do chủ tịch hội đồng phân công, điều hành hội đồng khi được chủ tịch hộiđồng ủy quyền;

c) Thư ký hội đồng, các ủy viên hội đồngthực hiện công việc do chủ tịch hội đồng phân công và chịu trách nhiệm về côngviệc được giao.

2. Quyền hạn của hội đồng

a) Tổ chức triển khai hoạt động tựđánh giá và tư vấn cho hiệu trưởng các biện pháp duy trì, nâng cao chất lượngcác hoạt động của nhà trường;

b) Lập kế hoạch tự đánh giá; thu thập,xử lý và phân tích các minh chứng; viết báo cáo tự đánh giá; bổ sung, hoàn thiệnbáo cáo tự đánh giá khi cơ quan quản lý trực tiếp yêu cầu; công bố báo cáo tựđánh giá; lưu trữ cơ sở dữ liệu về tự đánh giá của nhà trường;

c) Được đề nghị hiệu trưởng thuêchuyên gia tư vấn để giúp hội đồng triển khai tự đánh giá. Chuyên gia tư vấn cóhiểu biết sâu về đánh giá chất lượng và các kỹ thuật tự đánh giá.

Mục 2: ĐÁNH GIÁ NGOÀI

Điều 26. Hồ sơ đăngký đánh giá ngoài

1. Công văn đăng ký đánh giá ngoài,trong đó có nêu rõ nguyện vọng đánh giá ngoài trường tiểu học để được công nhậnđạt kiểm định chất lượng giáo dục hoặc công nhận đạt chuẩn quốc gia hoặc đồngthời công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốcgia.

2. Báo cáo tự đánh giá: 02 (hai) bản.

Điều 27. Tiếp nhận,kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài

1. Phòng giáo dục và đào tạo có tráchnhiệm:

a) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng kýđánh giá ngoài của trường tiểu học trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý và thôngtin cho trường tiểu học biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp tục hoànthiện;

b) Gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài củatrường tiểu học được chấp nhận về sở giáo dục và đào tạo.

2. Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng kýđánh giá ngoài từ các phòng giáo dục và đào tạo, thông tin cho phòng giáo dụcvà đào tạo biết hồ sơ được chấp nhận để đánh giá ngoài hoặc yêu cầu tiếp tụchoàn thiện;

b) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng kýđánh giá ngoài từ các trường tiểu học trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; thôngtin cho trường tiểu học biết hồ sơ được chấp nhận để đánh giá ngoài hoặc yêu cầutiếp tục hoàn thiện;

c) Thực hiện việc thành lập đoàn đánhgiá ngoài hoặc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh) thành lập đoàn đánh giá ngoài theo quy địnhtại Điều 29, Điều 30 và triển khai các bước trong quy trình đánh giá ngoài đượcquy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28 của Quy định này trong thời hạn03 tháng kể từ ngày thông tin cho phòng giáo dục và đào tạo hoặc trường tiểu họcbiết hồ sơ đã được chấp nhận để đánh giá ngoài.

Điều 28. Quy trìnhđánh giá ngoài

Quy trình đánh giá ngoài trường tiểu họcgồm các bước sau:

1. Nghiên cứu hồ sơ đánh giá.

2. Khảo sát sơ bộ tại trường tiểu học.

3. Khảo sát chính thức tại trường tiểuhọc.

4. Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.

5. Lấy ý kiến phản hồi của trường tiểuhọc về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.

6. Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài.

Điều 29. Thành lập đoànđánh giá ngoài

1. Trong trường hợp trường tiểu học đềnghị công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục, Giám đốc sở giáo dục và đào tạoquyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài gồm các thành viên trong ngành Giáo dục.Đoàn đánh giá ngoài có từ 05 (năm) đến 07 (bảy) thành viên, bao gồm:

a) Trưởng đoàn là lãnh đạo sở giáo dụcvà đào tạo; hoặc trưởng phòng, phó trưởng phòng các phòng chức năng của sở giáodục và đào tạo; hoặc trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo; hoặctrưởng khoa, phó trưởng khoa của cơ sở giáo dục có đào tạo giáo viên tiểu họcthuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hoặc hiệu trưởng trường tiểu học;

b) Thư ký là lãnh đạo hoặc chuyên viêncác phòng chức năng của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo; hoặcđại diện công đoàn ngành Giáo dục; hoặc trưởng khoa, phó trưởng khoa, giảngviên, giáo viên của cơ sở giáo dục có đào tạo giáo viên tiểu học thuộc tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương; hoặc hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổchuyên môn trường tiểu học;

c) Các thành viên còn lại là đại diệncông đoàn ngành Giáo dục; những người đã hoặc đang là: lãnh đạo, chuyên viên cácphòng chức năng của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo; đại diệncông đoàn ngành Giáo dục; trưởng khoa, phó trưởng khoa, giảng viên, giáo viên củacơ sở giáo dục có đào tạo giáo viên tiểu học thuộc tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên trường tiểu học.

2. Trong trường hợp trường tiểu học đềnghị công nhận đạt chuẩn quốc gia hoặc đồng thời đề nghị công nhận đạt kiểm địnhchất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấptỉnh hoặc Giám đốc sở giáo dục và đào tạo được ủy quyền quyết định thành lậpđoàn đánh giá ngoài. Đoàn đánh giá ngoài có ít nhất 07 (bảy) thành viên, bao gồm:

a) Trưởng đoàn là lãnh đạo sở giáo dụcvà đào tạo; hoặc trưởng phòng, phó trưởng phòng các phòng chức năng của sở giáodục và đào tạo; hoặc trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo;

b) Thư ký là lãnh đạo, chuyên viên cácphòng chức năng của sở giáo dục và đào tạo; hoặc lãnh đạo, chuyên viên phònggiáo dục và đào tạo; hoặc hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tổ trưởng tổ chuyênmôn trường tiểu học;

c) Các thành viên khác đại diện một sốsở, ban, ngành có liên quan; đại diện công đoàn ngành Giáo dục; những người đãhoặc đang là lãnh đạo, chuyên viên các phòng chức năng của sở giáo dục và đào tạo,phòng giáo dục và đào tạo; trưởng khoa, phó trưởng khoa, giảng viên, giáo viêncủa cơ sở giáo dục có đào tạo giáo viên tiểu học thuộc tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên trường tiểu học.

Điều 30. Tiêu chuẩn củacác thành viên đoàn đánh giá ngoài

1. Đối với các thành viên đã hoặc đangcông tác trong ngành Giáo dục: chưa từng làm việc tại trường tiểu học được đánhgiá ngoài; có ít nhất 05 năm công tác trong ngành Giáo dục; đã hoàn thànhchương trình tập huấn về đánh giá ngoài do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và đượcbổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ liên quan.

2. Đối với các thành viên thuộc các sở,ban, ngành có liên quan: đang phụ trách lĩnh vực công tác liên quan đến giáo dục.

Điều 31. Nhiệm vụ củađoàn đánh giá ngoài

1. Đoàn đánh giá ngoài có nhiệm vụ khảosát, đánh giá để xác định mức đạt tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học theo quyđịnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tư vấn, khuyến nghị các biện pháp đảm bảo vànâng cao chất lượng giáo dục nhà trường; đề nghị công nhận hoặc không công nhậnnhà trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia.

2. Trưởng đoàn điều hành các hoạt độngcủa đoàn đánh giá ngoài theo quy trình đánh giá ngoài.

3. Thư ký và các thành viên còn lại thựchiện nhiệm vụ do trưởng đoàn phân công và chịu trách nhiệm về công việc đượcgiao.

Điều 32. Chế độ củacác thành viên đoàn đánh giá ngoài

Thành viên đoàn đánh giá ngoài được hưởngcác chế độ theo quy định hiện hành.

Điều 33. Thông báo kếtquả đánh giá ngoài

1. Sau khi thống nhất trong đoàn đánhgiá ngoài, đoàn đánh giá ngoài gửi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài cho trường tiểuhọc để lấy ý kiến phản hồi.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường tiểu học có trách nhiệmgửi công văn cho đoàn đánh giá ngoài nêu rõ ý kiến nhất trí hoặc không nhất trívới bản dự thảo báo cáo đánh giá ngoài; trường hợp không nhất trí với dự thảobáo cáo đánh giá ngoài phải nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từngày nhận được ý kiến phản hồi của trường tiểu học, đoàn đánh giá ngoài phảithông báo bằng văn bản cho trường tiểu học biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảolưu, trường hợp bảo lưu ý kiến phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn 10 ngày làm việctiếp theo, kể từ ngày có văn bản thông báo cho trường tiểu học biết những ý kiếntiếp thu hoặc bảo lưu, đoàn đánh giá ngoài hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài, gửiđến sở giáo dục và đào tạo và trường tiểu học.

3. Trường hợp quá thời hạn 10 ngày làmviệc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường tiểu họckhông có ý kiến phản hồi thì xem như đã đồng ý với dự thảo báo cáo đánh giángoài. Trong thời hạn 10 ngày làm việc tiếp theo, đoàn đánh giá ngoài hoàn thiệnbáo cáo đánh giá ngoài, gửi đến sở giáo dục và đào tạo và trường tiểu học.

Chương IV

CÔNGNHẬN VÀ CẤP CHỨNG NHẬN TRƯỜNG ĐẠT KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Điều 34. Công nhậntrường đạt kiểm định chất lượng giáo dục

1. Điều kiện công nhận trường đạt kiểmđịnh chất lượng giáo dục:

a) Có ít nhất một khóa học sinh đãhoàn thành Chương trình tiểu học;

b) Có kết quả đánh giá ngoài đánh giáđạt từ Mức 1 trở lên theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này.

2. Cấp độ công nhận:

a) Cấp độ 1: Trường được đánh giá đạtMức 1 theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này;

b) Cấp độ 2: Trường được đánh giá đạtMức 2 theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này;

c) Cấp độ 3: Trường được đánh giá đạtMức 3 theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này;

d) Cấp độ 4: Trường được đánh giá đạtMức 4 theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này.

Điều 35. Cấp Chứng nhậntrường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công bố kết quả kiểm định chất lượnggiáo dục

1. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kểtừ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc sở giáo dục và đàotạo ra quyết định cấp Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục theocấp độ trường tiểu học đạt được (Mẫu Chứng nhận theo Phụlục I).

2. Chứng nhận trường đạt kiểm định chấtlượng giáo dục có giá trị 05 năm. Ít nhất 05 tháng trước thời hạn hết giá trị củaChứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục, trường tiểu học phải thựchiện xong quy trình tự đánh giá theo quy định tại Điều 23 và đăng ký đánh giángoài theo quy định tại Điều 26 của Quy định này để được công nhận lại. Việc côngnhận lại thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Quy định này.

3. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dụccủa trường tiểu học được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của sởgiáo dục và đào tạo.

Điều 36. Thu hồi Chứngnhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục

1. Trường hợp Chứng nhận trường đạt kiểmđịnh chất lượng giáo dục còn thời hạn mà trường tiểu học không còn đáp ứng cáctiêu chuẩn đánh giá thì Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục bịthu hồi.

2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kểtừ ngày có kết luận của sở giáo dục và đào tạo về việc trường tiểu học khôngcòn đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học, Giám đốc sở giáo dục vàđào tạo ra quyết định thu hồi Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục.

3. Quyết định thu hồi Chứng nhận trườngđạt kiểm định chất lượng giáo dục của trường tiểu học được công bố công khaitrên trang thông tin điện tử của sở giáo dục và đào tạo.

Chương V

CÔNGNHẬN VÀ CẤP BẰNG CÔNG NHẬN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA

Điều 37. Công nhậntrường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

1. Điều kiện công nhận:

Trường tiểu học được công nhận đạt chuẩnquốc gia khi đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 và có kết quả đánh giángoài đạt từ Mức 2 trở lên theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này.

2. Mức độ công nhận:

a) Mức độ 1: Trường được đánh giá đạtMức 2 theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này;

b) Mức độ 2: Trường được đánh giá đạtMức 3 trở lên theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này.

Điều 38. Cấp Bằngcông nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

1. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc sở giáo dục và đàotạo đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cấp Bằng công nhậntrường đạt chuẩn quốc gia cho trường tiểu học (Mẫu Bằngcông nhận theo Phụ lục II).

2. Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốcgia có giá trị 05 năm. Trong trường hợp có nhu cầu được công nhận lại, ít nhất05 tháng trước thời hạn hết giá trị của Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốcgia, trường tiểu học phải thực hiện xong quy trình tự đánh giá theo quy định tạiĐiều 23 và đăng ký đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 26 của Quy định này đểđược công nhận lại. Việc công nhận lại thực hiện theo quy định tại Điều 37 củaQuy định này.

3. Kết quả trường tiểu học được côngnhận đạt chuẩn quốc gia được công bố công khai trên trang thông tin điện tử củasở giáo dục và đào tạo.

Điều 39. Thu hồi Bằngcông nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

1. Trường hợp Bằng công nhận trường đạtchuẩn quốc gia còn thời hạn mà trường tiểu học không còn đáp ứng các tiêu chuẩntheo quy định tại Chương II của Quy định này thì Bằng công nhận trường đạt chuẩnquốc gia bị thu hồi.

2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kểtừ khi có kết luận của sở giáo dục và đào tạo về việc trường tiểu học không cònđáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo đề nghị Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi Bằng công nhận trường đạt chuẩnquốc gia.

3. Quyết định thu hồi Bằng công nhậntrường đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học được công bố công khai trêntrang thông tin điện tử của sở giáo dục và đào tạo.

Chương VI

TỔCHỨC THỰC HIỆN

Điều 40. Điều khoảnchuyển tiếp và công nhận tương đương

1. Các trường tiểu học đang thực hiệnđánh giá, công nhận đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số59/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chấtlượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (Thông tư số59/2012/TT-BGDĐT) thì được thực hiện tiếp quy trình kiểm tra, thẩm định và cấpBằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia theo quy định hiện hành trong giai đoạnchuyển tiếp cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018. Trong đó, việc tự kiểm travà đề nghị thẩm định kết quả chỉ thực hiện cho đến thời điểm Thông tư này có hiệulực thi hành.

2. Các trường ti