Khám phá hệ mặt trời

     

Vũ trụ là “ngôi nhà chung” khổng lồ của tất cả chúng ta. Các bạn nhỏ hãymặc bộ đồ phi hành gia, thắt chặt dây an toàn, và ngồi trên chiếc tàu của Hộp Tò Mò để khởi động bay vào không gian Vũ trụ ngay bây giờ nhé!

1. Vũ trụ (Universe)

Vũ trụ (Universe) bao gồm tất cả các vật chất, năng lượng và không gian hiện có, được coi là một tổng thể. Vũ trụ hiện tại chưa xác định được kích thước, nó đã được mở rộng kể từ khi thành lập ở vụ nổ lớn (Big Bang) khoảng 13 tỷ năm trước. Vũ trụ bao gồm các hành tinh, sao, thiên hà, các thành phần của không gian liên sao, những hạt hạ nguyên tử nhỏ nhất, và mọi vật chất và năng lượng. Các nhà thiên văn chưa biết được kích thước toàn thể của Vũ trụ là bao nhiêu và có thể là vô hạn. Nói tóm lại, Vũ trụ bao gồm tất cả, tất cả những gì con người có thể biết đến là hiện hữu và vô hình (ví dụ như không khí, rộng hơn nữa là các khoảng không ngoài không gian).

Bạn đang xem: Khám phá hệ mặt trời

Tất cả những gì con người có thể tưởng tượng tới, sáng tạo ra đều không nằm ngoài sự hiểu biết của Vũ trụ. Thật vĩ đại phải không? Nhà giả kim có đề cập “Khi bạn thực sự mong muốn một điều gì, cả vũ trụ sẽ hợp lại giúp bạn đạt được nó.” Vũ trụ với quyền năng vô hạn của mình sáng tạo nên mọi thực tại, mọi hành tinh và sự sống trên hành tinh. Nếu con thực sự mong muốn một điều gì đó, hãy chân thành gửi ước nguyện vào Vũ trụ nhé.

2. Hệ mặt trời

Hệ Mặt trời (hay còn gọi là Thái dương hệ), để dễ hình dung các con có thể coi là một tiểu Vũ trụ, là một hệ hành tinh có Mặt trời làm trung tâm. Các hành tinh quay quanh Mặt trời với một quỹ đạo gần tròn và các mặt phẳng quỹ đạo gần như trùng khớp với nhau. Trong đó, 4 hành tinh nhỏ vòng trong gồm Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa. 4 hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong là Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Các cư dân của Hộp Tò Mò có nhận ra “hành tinh mẹ” của mình chưa nào?

*

3. Các hành tinh

Mỗi hành tinh lại có các vệ tinh tự nhiên quay xung quanh theo một quỹ đạo. Có hành tinh có 1 vệ tinh, có hành tinh có rất nhiều vệ tinh, có hành tinh không có vệ tinh nào. Ví dụ, Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái đất. Như vậy, Mặt trăng xoay quanh Trái đất; Trái đất vừa xoay quanh trục của nó vừa xoay quanh Mặt trời.

Các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt trời; các vệ tinh chuyển động xung quanh hành tinh mẹ đồng thời chuyển động xung quanh Mặt trời. Chuyển động của chúng khác nhau ở quỹ đạo, khác nhau ở chu kỳ nhưng điều đặc biệt là tất cả để có quỹ đạo nằm gần một mặt phẳng gọi là Mặt phẳng Hoàng đạo - Ecliptic. Trong đó, quỹ đạo Trái đất xoay quanh Mặt trời gọi là quỹ đạo Kepler cũng nằm trong Mặt phẳng Hoàng đạo này.

Hệ Mặt trời của chúng ta (Hệ Mặt trời có Trái đất mà ta đang sống) cùng với nhiều Hệ Mặt trời khác và nhiều chòm sao khác cùng chuyển động trong Dải Ngân hà (Galaxy). Hệ Mặt trời này, cùng với nhiều Hệ Mặt trời khác và nhiều chòm sao khác đang cùng chuyển động xung quanh trung tâm Dải Ngân hà. Các vệ tinh, hành tinh, hệ hành tinh và chòm sao chuyển động rất trật tự, chúng chỉ chào nhau chứ không va vào nhau.

Xem thêm: Soạn Tổng Kết Phần Văn Bản Nhật Dụng Lớp 9 Kì 2 (Chi Tiết), Soạn Bài Tổng Kết Phần Văn Bản Nhật Dụng

Các hành tinh chuyển động theo quỹ đạo nhờ vào lực tương tác hấp dẫn giữa chúng. Ví dụ, tương tác hấp dẫn giữ cho các hành tinh xoay quanh Mặt trời một cách ổn định về quỹ đạo và về chu kỳ. Trái đất của chúng ta chịu lực tương tác của Mặt trời, Mặt trăng, các hành tinh anh chị em trong Thái Dương hệ, xa hơn nữa là trong Ngân hà và toàn Vũ trụ. Tất cả đều liên kết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau nhưng đồng thời cũng độc lập và có một quỹ đạo cho riêng mình.

Nếu như con thấy thành phố con ở là lớn, hoặc đất nước mình đã là quá to, hãy thử hình dung Trái đất, Hệ Mặt trời, Ngân hà và Vũ trụ bao la và vô tận đến cỡ nào. Có rất rất nhiều điều con người chưa khám phá hết, có nhiều hành tinh con người chưa đặt chân tới, có nhiều sự thật con người chưa thể nào tường tận.

Hộp Tò Mò đưa con vào Vũ trụ để con biết mình còn nhỏ bé, để con biết khiêm nhường và nuôi dưỡng tính tò mò. Sau này, dù các con chọn trở thành ai và làm công việc gì, con cũng hãy giữ cho đầu óc cởi mở, đón nhận những điều mới lạ, như vậy mới có thể nhanh chóng học hỏi và phát triển.

Một điều đăc biệt nữa, bố mẹ và các bạn nhỏ có biết vì sao Hộp Tò Mò gọi các bé là “Cư dân sao Thủy” (đối với bé từ 2 - 4 tuổi), “Cư dân sao Hỏa” (bé từ 5 - 8) và “Cư dân sao Thổ” (từ 9 - 13 tuổi) không?

*

Hộp Tò Mò là chiếc hộp chứa đựng không chỉ niềm vui qua những đồ chơi khoa học và nghệ thuật, những kiến thức bổ ích và cách ứng dụng chúng thông qua việc hoàn thành các thử thách STEM, mà còn là ước mong của bố mẹ cho con vươn xa, phát huy tối ưu khả năng của con trong tương lai. Hộp Tò Mò muốn gói cả thế giới bao la trong từng chiếc hộp nhỏ để con hiểu rằng mỗi hành trình dài đều bắt nguồn từ những bước chập chững đầu tiên. Thế giới của Hộp Tò Mò không chỉ dừng lại ở bầu khí quyển Trái đất, mà còn lên sao thủy, sao kim, và toàn Vũ trụ vô tận để con hiểu là hành trình học hỏi, khám phá sẽ không bao giờ dừng lại.

Hộp Tò Mò gửi gắm hy vọng thế hệ tương lai các con có thể đưa nhân loại đi xa hơn nữa trong hành trình hiểu biết Vũ trụ, ngôi nhà của tất cả chúng ta. Liệu trên các hành tinh này có sự sống như trên Trái đất chúng ta hay không? Nếu có thì các cư dân ngoài hành tinh sống như thế nào nhỉ? Các bạn nhỏ hãy thay các nhà khoa học hiện tại trả lời nhé!