Kẹp điện thoại trên xe máy có bị phạt

     

Người điều khiển xe máy bị phạt lỗi sử dụng điện thoại

Xin chào tổng đài tư vấn. Tôi muốn hỏi về vấn đề: Khi nào người điều khiển xe máy bị phạt lỗi sử dụng điện thoại. Tôi đang điều khiển xe máy thì có điện thoại. Sau đó, tôi tấp xe vào lề đường và dừng xe rồi mới nghe điện thoại. Sau đó thì chiến sỹ cảnh sát giao thông đến làm việc và phạt tôi với lỗi sử dụng điện thoại. Cho tôi hỏi, trường hợp này tôi bị xử phạt thế là đúng hay sai? Tôi muốn khiếu nại thì khiếu nại ở đâu?

Khi xử phạt thì đồng chí CSGT không lập biên bản vi phạm mà yêu cầu tôi nộp tiền luôn thì có đúng không?


*

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn về vấn đề khi nào người điều khiển xe máy bị phạt lỗi sử dụng điện thoại; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, liên quan đến vấn đề sử dụng điện thoại khi điều khiển xe

Căn cứ điểm o khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:


h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.“

Như vậy, theo quy định thì người đang điều khiển xe sử dụng điện thoại di động thì mới vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Mức phạt trong trường hợp này là phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Bạn đang xem: Kẹp điện thoại trên xe máy có bị phạt

Với trường hợp của bạn, bạn đã tấp xe vào lề đường và dừng xe sau đó mới nghe điện thoại thì không vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Do đó, việc cảnh sát giao thông xử phạt bạn đi xe máy bị phạt lỗi sử dụng điện thoại là sai; trái quy định của pháp luật. Bạn có thể khiếu nại đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

-->Điều khiển xe máy sử dụng điện thoại di động bị phạt như thế nào?

Thứ hai, quy định về trình tự khiếu nại

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại năm 2011 quy định như sau:

“Điều 7. Trình tự khiếu nại

1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính; hành vi hành chính là trái pháp luật; xâm phạm trực tiếp đến quyền; lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính; hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính; hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

Như vậy, trường hợp bạn bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật thì bạn có thể khiếu nại đến người đã ra quyết định hành chính; hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính; hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

-->Quyền khiếu nại khi biên bản vi phạm giao thông không đúng

*
Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Thứ ba, trường hợp xử phạt không lập biên bản

Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản“.

Xem thêm: " Hệ Đào Tạo Tiếng Anh Là Gì, Bằng Cử Nhân Tiếng Anh Là Gì, Hệ Đào Tạo Chính Quy Tiếng Anh Là Gì

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 15 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông về xử lý vi phạm:

1. Khi phát hiện có hành vi vi phạm, cán bộ tuần tra, kiểm soát được phân công nhiệm vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản…..

3. Đối với vi phạm thuộc trường hợp không phải lập biên bản vi phạm hành chính hoặc thuộc thẩm quyền của mình mà không cần phải điều tra xác minh thì có thể ra quyết định xử phạt tại chỗ hoặc ngay trong thời gian thực hiện ca tuần tra, kiểm soát. Đối với những trường hợp khác thì phải củng cố hồ sơ vi phạm chuyển đến cấp có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt“.

Như vậy, về nguyên tắc khi phát hiện có hành vi vi phạm, cán bộ tuần tra, kiểm soát được phân công nhiệm vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính. Tuy nhiên, xử phạt vi phạm hành chính về giao thông không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức hoặc thuộc thẩm quyền của mình mà không cần phải điều tra xác minh, trừ trường hợp vi phạm giao thông được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Trong những trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Do đó, việc bạn đi xe máy bị phạt lỗi sử dụng điện thoại thì CSGT có quyền yêu cầu bạn nộp phạt tại chỗ và ra quyết định xử phạt.

Nếu còn vướng mắc về khi nào người điều khiển xe máy bị phạt lỗi sử dụng điện thoại; Bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.