Kế hoạch cải cách hành chính năm 2018

     
MỤC LỤC VĂN BẢN
*
In mục lục

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 7028/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC NĂM 2019 CỦATHÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địaphương năm 2015;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

Bạn đang xem: Kế hoạch cải cách hành chính năm 2018

Phê duyệt Kế hoạch Cải cách hành chính nhà nước(CCHC) năm 2019 của thành phố Hà Nội.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giámđốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở, cơ quan tương đương Sở, Chủ tịch Ủy ban nhândân các quận, huyện, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịutrách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: - Như Điều 3; - Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Nội vụ; - Thường trực Thành ủy; - Thường trực HĐND Thành phố; - Chủ tịch, Các PCT UBND TP; - Vụ CCHC - Bộ Nội vụ; - Các Sở, cơ quan tương đương Sở; - UBND các quận, huyện, thị xã; - VPUBTP: CVP, các PCVP; Các phòng: NC, TKBT, KT, HC-TC, KSTTHC HN; - Đài PT&TH HN, Cổng giao tiếp điện tử TH; Các Báo: HàNộiMới, KT&ĐT, ANTĐ, PL&XH - Lưu: VT, NC(B), SNV(5).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Đức Chung

KẾ HOẠCH

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mụcđích

- Tiếp tục triển khai toàn diện, đồngbộ, có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020của Chính phủ; Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nộivà Kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) năm 2019 của Thành phố, phấn đấu có nhiềuchỉ tiêu hoàn thành sớm và về đích trước thời hạn. Trong đó chú trọng cải cách,nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công, cải thiện môi trường đầu tư, kinhdoanh, khuyến khích khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, góp phần cải thiện Chỉ sốNăng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính côngcấp tỉnh (PAPI). Duy trì Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của Thành phốnăm 2019 thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước.

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữatrong tổ chức và hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước, góp phần triển khaihiệu quả chủ đề công tác năm 2019 của Thành phố.

- Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máytheo tinh thần Nghị quyết TW6 khóa XII, gắn với tinh giản biên chế và cải cáchtiền lương, từng bước hướng tới xây dựng thành phố thôngminh, chính quyền đô thị quản trị hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốctế.

2. Yêu cầu

- Công tác CCHC được xác định là nhiệmvụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và quảnlý của các cấp, các ngành.

- Các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong Kế hoạchCCHC năm 2019 được gắn kết với các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hộicủa Thành phố năm 2019.

II. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

- 100% các Sở, cơ quan tương đương Sở,UBND quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện đầy đủ,toàn diện các nội dung của Kế hoạch CCHC năm 2019 của Thành phố.

- 100% người đứng đầu cơ quan, đơn vịtiếp tục trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện CCHC và chịutrách nhiệm toàn diện về kết quả công tác CCHC ở cơ quan, đơn vị do mình quảnlý.

- Tối thiểu 30% cơ quan, đơn vị đượckiểm tra CCHC trong năm 2019. 100% các cơ quan, đơn vị xây dựng Kế hoạch và thựchiện kiểm tra công tác CCHC với các phòng, ban, đơn vị trực thuộc.

- Phấn đấu 100% các cơ quan, đơn vịcó sáng kiến CCHC.

- 100% UBND các quận, huyện, thị xãtriển khai chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC đối với UBND cấp xã trực thuộc.

- Tối thiểu 95% số hồ sơ liên quan đếnthủ tục hành chính (TTHC) được giải quyết đúng hạn và trước hạn.

- 100% cơ quan, đơn vị bố trí công chức,viên chức theo đúng vị trí việc làm được phê duyệt.

- Phấn đấu tối thiểu 80% TTHC có quyđịnh cung cấp trực tuyến mức độ 3,4 có phát sinh hồ sơ cung cấp trực tuyến mứcđộ 3, 4.

- Trong số các TTHC có phát sinh hồsơ trực tuyến mức độ 3, tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến mức độ 3 trên tổng sốhồ sơ được được xử lý chiếm tối thiểu 40%.

- Trong số các TTHC có phát sinh hồsơ trực tuyến mức độ 4, tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến mức độ 4 trên tổng sốhồ sơ được được xử lý chiếm tối thiểu 30%.

- Phấn đấu tối thiểu 70% số TTHC cóquy định tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ bưuchính công ích có phát sinh hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích. Trong đó, phấnđấu số lượng hồ sơ tiếp nhận qua dịch vụ bưu chính công ích trên tổng số hồ sơtiếp nhận chiếm tối thiểu 10%, số hồ sơ trả kết quả qua dịch vụ bưu chính côngích trong tổng số hồ sơ được trả kết quả chiếm tối thiểu 15%.

- 100% các TTHC thuộc phạm vi, thẩmquyền giải quyết của cơ quan, đơn vị được thực hiện thông qua cơ chế một cửa,cơ chế một cửa liên thông; được công khai, minh bạch theo quy định.

- 100% các cơ quan, đơn vị thực hiệnhội nghị đối thoại với người dân về các vấn đề có liên quan tới giải quyết TTHCthuộc thẩm quyền của cơ quan, đơn vị ít nhất 2 lần/năm.

- 100% công chức được đào tạo, bồi dưỡngvề chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng công vụ. Tập trung vào đối tượng là Trưởng,phó các phòng, ban thuộc Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch, PhóChủ tịch UBND cấp xã và chuyên viên trực tiếp thụ lý giải quyết các thủ tục hànhchính.

- 100% các đơn vị sự nghiệp công lậpđược giao tự chủ tài chính thực hiện đúng kế hoạch của UBND Thành phố.

- Giảm cơ cấu chi thường xuyên, tạocơ sở để đến năm 2020, cơ cấu chi thường xuyên giảm xuống còn 50% - 52% tổngchi ngân sách địa phương.

- 50% đơn vị cấp xã có trang thôngtin điện tử thành phần trên Cổng thông tin điện tử của đơnvị cấp huyện chủ quản.

-100% hồ sơ giải quyết TTHC được cậpnhật, theo dõi tình hình thực hiện thông qua hệ thốngthông tin một cửa điện tử Thành phố.

- 100% văn bản giao dịch giữa các cơquan hành chính nhà nước của Thành phố dưới dạng điện tử (trừ các văn bản khôngđược chuyển qua mạng theo quy định).

- 100% các cơ quan hành chính từThành phố đến cơ sở thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008,chuyển đổi dần sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015; tiến tới ứng dụng công nghệ thôngtin (CNTT) kết hợp với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001(ISO điện tử).

- Phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch đầutư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa trụ sở cấp xã trên địa bàn Thànhphố đạt chuẩn theo quy định.

III. NHIỆM VỤ TRỌNGTÂM

1. Công tác chỉ đạo, điều hành cảicách hành chính

- Tổ chức triển khai kịp thời Kế hoạchCCHC của Thành phố: Các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND cấp huyện, UBND cấp xãxây dựng Kế hoạch CCHC năm 2019, trong đó cần cụ thể hóa các nhiệm vụ CCHC củaThành phố, xác định rõ các mục tiêu, chỉ tiêu, tiến độ hoàn thành, phân công rõtrách nhiệm.

- Xác định rõ trách nhiệm người đứngđầu trong công tác CCHC, trong đó quy định người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm cá nhân trước UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố về toànbộ công việc thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của mình, ngay cả khi đã phân cônghoặc ủy nhiệm cho cấp phó; quán triệt đầy đủ sự chỉ đạo của UBND Thành phố, Chủtịch UBND Thành phố.

- Tổ chức có hiệu quả các buổi tiếpxúc, đối thoại với cá nhân, tổ chức về TTHC, giải quyết TTHC. Người đứng đầucác cơ quan, đơn vị thực hiện trách nhiệm định kỳ trực tiếp tiếp công dân theoquy định; kịp thời xử lý, chỉ đạo giải quyết nhanh và đúng thẩm quyền các khiếunại, tố cáo thuộc lĩnh vực, nhiệm vụ, trách nhiệm của ngành, đơn vị, địaphương. Tiếp thu đầy đủ và xử lý, phúc đáp kịp thời, giải trình theo quy địnhcác phản ánh, kiến nghị, góp ý, yêu cầu từ các tổ chức, công dân.

- Tăng cường công tác thông tin,tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 39-NQ/TW của BộChính trị về tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức và các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6,7 khóa XIIcủa Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

- Triển khai đánh giá Chỉ số đánh giánăng lực điều hành của các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND các quận, huyện, thịxã thuộc thành Hà Nội theo chỉ đạo của Thành phố.

- Xây dựng và ban hành Khung chỉ sốđánh giá kết quả công tác CCHC áp dụng cho các phòng chuyên môn trực thuộc UBNDcấp huyện.

- Duy trì việc thực hiện việc đánhgiá hiệu quả và chất lượng công việc của các Trưởng phòng chuyên môn cấp huyện,Chủ tịch UBND cấp xã.

- Tập trung triển khai Đề án thí điểmquản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội khi được Trungương phê duyệt.

- Tiếp tục tăng cường công tác giámsát, thanh tra; kiểm tra công vụ, kiểm tra CCHC theo hướng đột xuất, không báotrước. Xác định rõ địa chỉ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân người đứng đầutrong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao trong công tácquản lý nhà nước trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách.

2. Cải cách thể chế

- Thực hiện tốt và hiệu quả các Kế hoạchvề kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)của Thành phố giai đoạn 2016 - 2020. Tăng cường rà soát, kiểm tra, tự kiểm travà hệ thống hóa các VBQPPL từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo tính đồng bộ, cụ thể,hợp hiến, hợp pháp và khả thi của các VBQPPL. Nâng cao tính chủ động, hiệu quảtrong công tác xây dựng, ban hành VBQPPL đảm bảo kịp thời, theo đúng trình tự,đúng pháp luật; Quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc xâydựng và thực hiện các VBQPPL được ban hành.

- Tiếp tục nghiên cứu, rà soát tổngthể, xác định những nội dung quy định trong Luật Thủ đô và các văn bản quy phạmpháp luật khác của Trung ương khi triển khai vào thực tiễn chưa phù hợp để đềxuất Trung ương sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù phục vụ sự nghiệp phát triển Thủ đô.

- Xây dựng và hoàn thiện quy chế phốihợp giữa các Sở, cơ quan tương đương Sở, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xãtrong thực hiện nhiệm vụ và giải quyết các TTHC.

Xem thêm: Khi Con Gái Thất Tình - Bị Bạn Trai Đá Bơi Hết Vào Đây Xem Cách Xử Lý

3. Cải cách thủ tục hành chính vàthực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông

- Kịp thời cập nhật các TTHC do Trungương công bố, ban hành mới, sửa đổi, bổ sung để tham mưu công bố kịp thời theoquy định; công bố công khai, minh bạch các TTHC và cập nhật kịp thời trên cơ sởdữ liệu quốc gia về TTHC.

- Rà soát đơn giản hóa và kiến nghịđơn giản hóa theo thẩm quyền các TTHC để tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chứctrong quá trình giao dịch.

- Hoàn thiện và mở rộng quy chế liênthông trong giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, UBND cấphuyện.

- Rà soát, kiện toàn Bộ phận tiếp nhậnvà trả kết quả của các cơ quan, đơn vị phù hợp với quy định của Trung ương,Thành phố theo hướng: Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quyết định số lượng, ngườilàm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để đảm bảohiệu suất lao động và đáp ứng yêu cầu giao dịch của cá nhân, tổ chức; phải có bộphận thường trực đủ năng lực chuyên môn, có kỹ năng tốt để tiếp nhận, giải quyếtTTHC; chọn cử công chức chuyên môn ra làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kếtquả đối với các phòng chuyên môn có số lượng giao dịch lớn, hồ sơ phức tạp, thườngxuyên yêu cầu bổ sung hồ sơ; có thể thực hiện ủy nhiệm tiếp nhận hồ sơ đối vớilĩnh vực có số lượng giao dịch ít hoặc thực hiện chế độ kiêm nhiệm tại Bộ phậntiếp nhận và trả kết quả để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của Bộphận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã theo hướng: Chủ tịch UBND cấp xã chịutrách nhiệm chỉ đạo, quản lý toàn diện và phụ trách Bộ phận tiếp nhận và trả kếtquả; trường hợp khác có thể ủy quyền Phó Chủ tịch UBND cấp xã giúp việc, phụtrách Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Thực hiện nghiêm quy định về xin lỗitrong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC đối với cá nhân, tổ chức.

- Mở rộng các hình thức tiếp nhận phảnánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với quy định, TTHC, chú trọng hơn nữacác kênh thông tin trực tuyến.

- Các cơ quan, đơn vị tự tổ chức khảosát bằng các hình thức thích hợp để đánh giá hiệu quả, sự hài lòng của cá nhân,tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan, đơn vị mình. Thành phố định kỳ tổ chứcđiều tra, khảo sát xác định Chỉ số hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phụcvụ của các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố theo Kế hoạch.

- Tổ chức triển khai Đề án thí điểmmô hình văn phòng tư vấn, cung ứng dịch vụ hành chính công (sau khi được cấp cóthẩm quyền phê duyệt), làm tiền đề nhân rộng mô hình, tạo thuận lợi hơn cho ngườidân, tổ chức, tinh giản biên chế.

4. Cải cách tổ chức bộ máy

- Tiếp tục tập trung rà soát, sắp xếp,kiện toàn, tinh gọn đầu mối các tổ chức của hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII gắn với tinh giản biên chế.Trong đó, tập trung rà soát, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướngtăng dần tự chủ kinh phí, giảm chi ngân sách.

- Đối với cơ quan chuyên môn thực hiệncông tác QLNN:

+ Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chứcbộ máy tinh gọn và hiệu quả, trọng tâm là sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyếtTrung ương 6 khóa XII. Sắp xếp các cơquan chuyên môn theo tinh thần sửa đổi Nghị định số 24/2014/NĐ-CP và Nghị định37/2014/NĐ-CP về tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, đảm bảonguyên tắc “một đầu mối - một việc xuyên suốt”.

+ Tiếp tục đề xuất với Trung ương thíđiểm cơ chế, chính sách đặc thù để Thủ đô phát triển như công tác quản lý quyhoạch đô thị và đất đai; quản lý đầu tư; quản lý tài chính - ngân sách nhà nước;cơ chế ủy quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành phố.

+ Triển khai có hiệu quả Kế hoạch kiểmtra tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn, UBND quận, huyện,thị xã thuộc Thành phố.

- Đối với các tổ chức sự nghiệp công:

+ Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chứcvà quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệpcông lập. Thực hiện rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị sựnghiệp công lập thuộc Thành phố; sắp xếp lại hoặc giải thể đối với đơn vị hoạtđộng hiệu quả thấp hoặc hết nhiệm vụ.

+ Tiếp tục thực hiện tinh giản biênchế, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện cho các đơn vị sự nghiệpcông lập về tài chính, trong thực hiện nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, nâng cao chấtlượng các dịch vụ công.

5. Xây dựng và nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằmnâng cao tinh thần gương mẫu, trách nhiệm người đứng đầu; Tập trung vào đối tượnglà Trưởng, phó các phòng, ban thuộc Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã; Chủtịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã và chuyên viên trực tiếp thụ lý giải quyết TTHC.

- Tiếp tục rà soát, xây dựng mới, sửađổi theo thẩm quyền Thành phố và đề xuất Trung ương bổ sung, sửa đổi các văn bảnliên quan đến công tác cán bộ, công chức, viên chức. Chuẩn hóa các chức danhcán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các cấp. Rà soát, xây dựng, bổ sung và hoànthiện các văn bản quy định, hướng dẫn về quản lý cán bộ, công chức, viên chức;cán bộ, công chức cấp xã.

- Nâng cao hiệu quả của đề án vị tríviệc làm được phê duyệt; đổi mới công tác tuyển dụng; chú trọng công tác đào tạo,bồi dưỡng; nâng cao chất lượng đánh giá công chức, viên chức; tăng cường ứng dụngcông nghệ thông tin để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả quản lý nhà nước

- Đổi mới cách tuyển chọn một số chứcdanh lãnh đạo, quản lý, trước mắt thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo cấpphòng và tương đương.

- Thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượngđào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giaiđoạn 2016-2020”; triển khai Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnhđạo, quản lý cho cán bộ là Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, đảmbảo đến năm 2020, 100% cán bộ là Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã được đào tạo,bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tiếp tục triển khai thực hiệntốt Đề án đào tạo công chức nguồn của Thành phố.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng đánhgiá công chức, viên chức; nghiên cứu tiêu chí định lượng trong việc đánh giátrên cơ sở vị trí việc làm, gắn với công tác thi đua, khenthưởng, kỷ luật và bổ nhiệm cán bộ. Thực hiện việc đánh giá hàng tháng, quý nhằmmục tiêu đánh giá đúng người, đúng việc và khen thưởng, kỷ luật kịp thời. Tiếptục thực hiện việc định kỳ đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc đối vớicác Trưởng phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp xã.

- Tiếp tục thực hiện tốt bộ quy tắc ứngxử của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội vànơi công cộng trên địa bàn Thành phố; nghiên cứu xây dựng chế tài cụ thể đối vớicán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

6. Cải cách tài chính công

- Tăng cường các biện pháp để quản lývà đảm bảo nguồn thu, tập trung huy động các nguồn lực trong xã hội chi đầu tưphát triển. Thực hiện cân đối ngân sách Thành phố theo hướng tích cực, đảm bảotỷ lệ tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển.

- Tăng cường công tác kiểm soát đối vớicơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trong việc sử dụng có hiệu quả tài sảncông, kinh phí từ ngân sách nhà nước; thực hiện đúng, đủ các quy định về quy chếdân chủ ở cơ sở, đặc biệt là việc công khai, minh bạch về tài chính, quyết toánvà dự toán ngân sách cấp xã hàng năm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

7. Hiện đại hóa hành chính

- Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹthuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cốt lõi và chuyên ngành: Hệ thốnghọp trực tuyến Thành phố, CSDL dân cư, doanh nghiệp, bảo hiểm, đất đai, tàichính, dân số. Triển khai hệ thống thông tin quan trọng khác trong các lĩnh vực,đảm bảo kết nối và chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thôngtin, cơ sở dữ liệu cốt lõi của Thành phố.

- Từng bước xây dựng Trung tâm điềuhành thông minh; hình thành và đưa vào khai thác, sử dụng một số thành phần cơbản của hệ thống Giao thông thông minh và Du lịch thông minh. Nghiên cứu, triểnkhai một số thành phần cơ bản của Hệ thống Y tế thông minh, Giáo dục thôngminh, quản lý điện năng thông minh, quản lý môi trường thông minh, nông nghiệpthông minh...

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thôngtin trong quản lý, điều hành hoạt động nội bộ của Thành phố, duy trì và nâng cấpcác ứng dụng cơ bản: thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và điều hành tácnghiệp thống nhất liên thông 3 cấp trên toàn địa bàn Thành phố và kết nối vớiVăn phòng Chính phủ, tích hợp ứng dụng chữ ký số; Tiếp tụcduy trì các ứng dụng dùng chung; Chuẩn hóa các biểu mẫu báo cáo định kỳ theo chuyênngành, xây dựng mẫu báo cáo điện tử (E-report) để phục vụcông tác phối hợp, tổng hợp theo từng lĩnh vực; Tập trung các ứng dụng dùngchung về Trung tâm dữ liệu, thay thế dần các máy chủ nhỏ lẻ, các dữ liệu khôngcòn sử dụng, khai thác; Xây dựng các kho dữ liệu chuyên ngành phục vụ việc khởitạo doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp. Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệthông tin toàn Thành phố, phục vụ hoạt động cung cấp Dịch vụ công mức độ 3, mứcđộ 4.

- Tiếp tục duy trì thực hiện hệ thốngquản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơquan hành chính nhà nước, chuyển đổi dần sang hệ thống quản lý chất lượng theotiêu chuẩn ISO 9001:2015; triển khai thí điểm có hiệu quả ISO điện tử; gắn kếtchặt chẽ với công tác CCHC, kiểm soát TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửaliên thông trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức tại các cơ quan cáccơ quan hành chính nhà nước thuộc Thành phố.

- Phấn đấu hoàn thành kế hoạch đầu tưxây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa trụ sở cấp xã trên địa bàn Thành phốđạt chuẩn theo quy định.

III. CHẾ ĐỘ BÁOCÁO

IV. KINH PHÍ

- Đối với các nội dung thuộc Kế hoạchCCHC năm 2019 của Thành phố là nhiệm vụ thường xuyên, các cơ quan, đơn vị đượcgiao nhiệm vụ chủ động cân đối chi từ nguồn dự toán ngân sách thực hiện chế độtự chủ được Thành phố giao năm 2019.

- Đối với các nhiệm vụ không thườngxuyên thuộc Kế hoạch CCHC năm 2019 của Thành phố, các cơquan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện chi từ

………………….

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quancó liên quan giúp UBND Thành phố hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra các cơquan, đơn vị thực hiện Kế hoạch này, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng yêu cầu, tiến độ; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch; đề xuấtcác giải pháp đẩy mạnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch; thammưu UBND Thành phố xây dựng Báo cáo tổng kết việc thực hiện Kế hoạch CCHC năm 2019của Thành phố.

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan cóliên quan tham mưu, đề xuất UBND Thành phố thực hiện các nhiệm vụ về cải cách tổchức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

- Tham mưu UBND Thành phố xây dựng Kếhoạch và thành lập các đoàn kiểm tra công vụ, kiểm tra CCHC theo hướng tăng cườngkiểm tra đột xuất, không báo trước, tập trung xác định rõ địa chỉ, trách nhiệmcủa tổ chức, cá nhân người đứng đầu trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ,thẩm quyền được giao trong quản lý nhà nước trên địa bàn, lĩnh vực theo dõi, phụtrách.

b) Văn phòng UBND Thành phố

Chủ trì, phối hợp các cơ quan có liênquan tham mưu, đề xuất UBND Thành phố thực hiện các nhiệm vụ về Cải cách thủ tụchành chính, kiểm soát và đơn giản hóa TTHC; việc thực hiện cơ chế một cửa, mộtcửa liên thông; việc tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chứcvề TTHC.

c) Sở Tư pháp

Chủ trì, phối hợp các cơ quan có liênquan tham mưu, đề xuất UBND Thành phố thực hiện các nhiệm vụ về Cải cách thể chế,nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địabàn Thành phố.

d) Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan cóliên quan tham mưu, đề xuất UBND Thành phố thực hiện các nhiệm vụ về Cải cáchtài chính công, theo dõi, tổng hợp việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về cảicách tài chính công.

- Thẩm định, đảm bảo kinh phí cho cáccơ quan, đơn vị thực hiện Kế hoạch này.

đ) Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quancó liên quan tham mưu, đề xuất UBND Thành phố triển khai các nội dung về phân cấpquản lý kinh tế - xã hội.

- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tìnhhình tiếp nhận, xử lý và trả lời kiến nghị của doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

e) Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan cóliên quan tham mưu, đề xuất UBND Thành phố thực hiện các nhiệm vụ về đầu tư hạtầng và ứng dụng CNTT. Theo dõi, tổng hợp kết quả triển khai việc thực hiện nhiệmvụ về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan, đơn vịthuộc Thành phố.

- Tham mưu UBND Thành phố ban hành vàtriển khai kế hoạch thông tin, tuyên truyền CCHC năm 2019, trong đó chú trọngthông tin, tuyên truyền sâu rộng về chủ đề công tác năm 2019 của Thành phố, cácnội dung công tác CCHC.

g) Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp các cơ quan có liênquan tham mưu, đề xuất UBND Thành phố triển khai có hiệu quả Hệ thống quản lýchất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơquan hành chính nhà nước theo hướng ứng dụng CNTT kết hợp với hệ thống quản lýchất lượng ISO (ISO điện tử), sẵn sàng chuyển đổi sang phiên bản ISO 9001:2015theo hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ.

h) Đề nghị Trường Đào tạo cán bộLê Hồng Phong Hà Nội

Chủ trì lồng ghép các nội dung CCHCvào các chương trình ngoại khóa, báo cáo chuyên đề tại các lớp đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức, viên chức.

i) UBND quận LongBiên

Tổ chức triển khai Đề án thí điểm môhình văn phòng tư vấn, cung ứng dịch vụ hành chính công tại quận Long Biên (saukhi được cấp có thẩmquyền phê duyệt)

k) Các cơ quan báo chí, tuyên truyền (Đài Phát thanh và Truyềnhình Hà Nội, Báo HàNộimới, Báo Kinh tế và Đô thị, Báo An ninh Thủ đô, Cổng Giao tiếp điện tửthành phố Hà Nội)

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị cóliên quan xây dựng chuyên mục, chuyên trang về CCHC trên báo, đài, báo điện tử;tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng, có trọng tâm, trọng điểm, bằng nhiều hình thứcnhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về côngtác CCHC; đồng thời giúp người dân, doanh nghiệp được tiếp cận để hiểu rõ hơn vềcác nội dung công tác CCHC gắn với chủ đề công tác năm 2019 của Thành phố.

Trên đây là Kế hoạch CCHC nhà nước củathành phố Hà Nội năm 2019, trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướngmắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời (qua Sở Nội vụ) để tổng hợp, báo cáoUBND Thành phố chỉ đạo, giải quyết./.