Kỳ công nghề huấn luyện “sát thủ bầu trời”

     

Nuôi thú cưng đã trở thành một thú vui tao nhã của con người sau những giờ làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Bên cạnh Chó, Mèo, thì Đại Bàng cũng là loài thú cưng được rất nhiều dân chơi Việt săn đón. Theo kinh nghiệm của những người chơi chim cảnh thì Đại Bàng là loài thú cưng cần phải chăm sóc khá nhọc vì vậy nếu có ý định nuôi thú cưng này bạn cần nắm rõ về đặc điểm cũng như cách chăm sóc chúng.

Bạn đang xem: Kỳ công nghề huấn luyện “sát thủ bầu trời”

Đại Bàng là một loài chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ Ưng. Chúng sinh sống ở mọi nơi có núi cao và rừng nguyên sinh chưa bị con người chặt phá như Phi Châu, Indonesia, Úc….và chủ yếu Đại Bàng tập trung ở Lục địa Á - Âu, Trung và Nam Mỹ...

Đặc điểm của Đại Bàng

Với mỗi loài Đại bàng khác nhau sẽ có những điểm nhận dạng khác nhau nhưng nổi bật nhất là màu lông cũng như kích thước từng loài. Loài Đại Bàng lớn nhất có chiều dài cơ thể hơn 1m và có thể nặng 7kg. Và loài nhẹ nhất chỉ có 0,4m và nặng khoảng hơn 0,5kg. Điểm khác biệt của Đại Bàng với những loài khác là chim mái thường lớn hơn chim trống và nặng hơn chim trống.

*

Sải cánh của Đại Bàng dài hơn 3m và nặng tới 30kg theo một số tài liệu. Nhưng thực tế đại bàng nhỏ hơn thế sải cánh của chúng chỉ dài từ 1,5m đến 2m. Đại Bàng thường làm tổ trên núi hoặc cây cao, tổ của chúng thường rất lớn và chúng thường có thói quen tha về nhiều cành cây để làm tổ của chúng ngày một kiên cố hơn. Tổ chính là nơi chim cái đẻ trứng, mỗi kỳ sinh đẻ thì chim cái thường sinh 2 trứng. Và những chú chim con sẽ phải quyết đấu với nhau, con nào thắng sẽ được nuôi cho đến khi trưởng thành.

Kỹ thuật nuôi Đại Bàng

Để có thể nuôi được chú Đại Bàng khỏe mạnh sẽ tốn kha khá một khoản về kinh tế cũng như nhọc công trong việc chăm sóc hay huấn luyện và phòng bệnh cho chim. Nhưng nếu bạn đủ kiên trì để nuôi và chăm sóc tốt cho chúng thì chúng sẽ đem lại lợi nhuận kinh tế cao bất ngờ.

Đây là loài chim có tính cách khá bướng bỉnh, hoang dã và rèn luyện khó khăn. Đây là loài biểu tượng cho quyền lực là chúa tể của bầu trời và là loài chim Vua. Vì vậy việc sở hữu và thuần chủng một chú Đại Bàng cũng là mơ ước của rất nhiều người. Ở một vài nước trên thế giới thú chơi Đại Bàng còn được công nhận như là một môn thể thao và được quản lý theo hình thức cấp phép. Còn ở Việt Nam thú nuôi Đại Bàng trở thành mốt thời thượng của nhiều dân chơi thể hiện đẳng cấp của mình.

Xem thêm: Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Điều Dưỡng Sản Phụ Khoa

Để có thể nuôi được chú Đại Bàng bạn cần thuần hóa chúng trước, việc thuần hóa này cần một quá trình lâu dài, kiên nhẫn và không hề đơn giản có thể mất vài tháng hay thậm chí mất cả năm để thuần hóa. Nếu là chim bạn bắt được từ tự nhiên bạn cần tập cho chúng làm quen dần với người, đậu và ăn trên găng tay quen dần thù huấn luyện chúng ăn theo khẩu lệnh. Sau đó tập cho chúng săn mồi giả và mồi thật. Khi đã quen được với người thì nên cho chim thả tự do bay lượn và cho đi săn mồi tự nhiên.

*

Vì bạn bắt ở tự nhiên chúng còn rất hoang dã nên trong quá trình huấn luyện bạn cần hết sức cảnh giác và lưu ý, tốt nhất nên dùng đồ bảo hộ trong quá trình huấn luyện Đại Bàng để tránh bị tổn thương.

Đại bàng là loài chim bay lượn nhiều vì vậy việc bổ sung canxi để đôi cánh cũng như khung xương của chúng chắc chắn là rất quan trọng. Đối với chim Đại bàng non cũng cần bổ sung nhiều canxi để giúp xương chắc khỏe và lông mọc đều. Thức ăn phù hợp nhất đối với Đại Bàng non là chim cút, chim sẻ, bồ câu. Cúng có thể cho chúng ăn cổ gà lọc xương sau đó băm nhuyễn ra rồi mới cho ăn. Đại Bàng thường rất lười ăn cám vì vậy bạn có thể trộn ít thịt với cám để kích thích Đại Bàng ăn.

Không giống như những loài thú cưng khác, chế độ ăn của Đại Bàng cần được tính toán rất kỹ, cần có lượng thức ăn phù hợp với trọng lượng của chim. Có những chú chim mới 5 tháng tuổi mà mỗi ngày có thể ăn cả một con chim cút. Mỗi ngày cần cung cấp các loại thịt nạc tươi không mỡ cũng như không được cho chúng ăn đồ ăn lạnh. Thức ăn của đại bàng hàng ngày có thể dao động từ 100.000 VNĐ - 200.000 VNĐ/ngày với các loại thịt sống như chim cút, chuột. Bên cạnh đó trong giai đoạn Đại Bàng dưỡng bệnh cần bổ sung thêm gan, tim bò, bồ câu cho chúng nên rất tốn kém.

Bên cạnh việc ăn uống thì huấn luyện chúng cũng rất khó khăn. Đầu tiên, cần tập cho chúng đậu tự da và có thể bay trên tay mình. Tốt nhất bạn nên huấn luyện chúng ngay từ nhỏ bằng việc thổi còi hoặc huýt sáo ngay khi chim con nhỏ để khi lớn lên huấn luyện cho dễ. Để Đại Bàng có thể gần gũi với mình hơn bạn có thể để thức ăn ra tay mình để chúng đậu vào cánh tay và ăn. Tuy nhiên cần cóp đồ bảo hộ khi cho chúng ăn theo cách này.

Với những chia sẻ về đặc điểm cũng như kỹ thuật nuôi Đại Bàng. hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc nuôi và thuần hóa loài thú cưng này.