Học viện hàng không ra làm gì

     

Bạn đang tìm kiếm cho mình một trường để đăng ký thi tuyển sinh? Bạn đang bị thu hút bởi phong cách và tác phong làm việc của những nhân viên hàng không? Bạn muốn được tham gia học tập tại học viện hàng không nhưng không biết có tốt không? Khi tốt nghiệp học viện hàng không có dễ xin việc không, làm lương cao không? Để giải đáp những thắc mắc đó mời bạn cùng với nganhang24.vn tìm hiểu xem nhé.

Bạn đang xem: Học viện hàng không ra làm gì


Có nên học học viện Hàng Không?

Học viện Hàng Không được biết đến là trường Đại học đầu tiên chuyên sâu ngành Hàng Không ở Việt Nam. Có nhiều khi suy nghĩ đơn giản là học ở học viện Hàng Không là sau này trở thành tiếp viên hàng không hay phi công. Nhưng thật sự không phải vậy, ngôi trường này đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực như: quản trị kinh doanh, kỹ thuật hàng không, quản lý hoạt động bay, công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông…

Học viện Hàng Không trước đây là trường kỹ thuật nghiệp vụ hàng không, trường chuyên đào tạo các sĩ quan, cán bộ về nghiệp vụ hàng không, sau đó thì chuyển sang đào tạo bậc dưới đại học. 

Tuy không quá mới mẻ, nhưng học viện cũng đang dần cải thiện đầu tư cơ sở vật chất để sinh viên trường có những trải nghiệm tốt hơn. Ngoài 2 cơ sở tại Tp.HCM thì hiện nay học viện có thêm cơ sở 3 đặt tại Cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh để cho các lớp có được cơ hội thực tế, thực hành. Không chỉ vậy, trong trường còn có các phòng thí nghiệm, thư viện, mô hình đề sinh viên có thể thực hành và trau dồi thêm kiến thức.

Để giúp sinh viên năng động hơn, tự tin hơn trong học tập và công việc sau này, trường mở ra khá nhiều câu lạc bộ và nhiều các hoạt động ngoại khóa bổ ích để sinh viên tự tin thể hiện khả năng của mình.

Ngoài những môn học chuyên ngành thì học viện cũng đầu tư cho các học viên của mình vốn Tiếng Anh chuyên sâu, để sinh viên sau này ra trường sẽ thích nghi được với môi trường làm việc tốt hơn. Khả năng Tiếng Anh tốt cũng sẽ mang lại cho sinh viên nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn.

Những sinh viên bước ra từ học viện Hàng Không chắc chắn sẽ được làm việc trong một môi trường hàng không năng động, chuyên nghiệp. Bởi ở một nơi giao thoa giữa quốc tế và nội địa thì các bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc nhiều hơn, tác phong làm việc chuyên nghiệp hơn.

Điểm chuẩn đầu vào của học viện cũng không quá cao, trong những năm gần đây tuỳ ngành mà sẽ có dao động từ 18-23 điểm. Nếu không có sự thay đổi nào trong cơ chế tuyển sinh thì hiện tại học viện đang nhận tuyển sinh theo 2 hình thức: tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo Dục và xét tuyển theo kết quả thi THPT.

Đây được xem là một môi trường phát triển tốt và có nhiều tiềm năng trong tương lai, nếu yêu thích bạn có thể theo học một trong số những ngành đào tạo của trường. Học phí năm vừa qua của trường rơi vào khoảng từ 8-10 triệu/ năm và chắc chắn sẽ còn tăng lên nên nếu điều kiện không cho phép thì bạn nên cân nhắc kỹ càng.

Học học viện Hàng Không có dễ xin việc không?

Thật khó để có thể trả lời câu hỏi này, nhưng có lẽ với sự phát triển mạnh mẽ về quốc tế, đối ngoại như hiện nay thì đây có thể được xem là một ngành có tiềm năng phát triển lâu dài. Còn việc bạn học học viện Hàng không có dễ xin được việc làm hay không nó còn phụ thuộc vào bản thân bạn như trình độ học vấn, khả năng giao tiếp, cách ứng xử khi phỏng vấn… những điều đó mới quyết định đến việc bạn xin việc có dễ không.

Nhưng những thông tin về công việc đối với mỗi ngành học sẽ giúp bạn dễ hình dung được những việc mình sẽ được làm và định hướng được nghề nghiệp sau khi ra trường ở học viện Hàng Không. Trong năm học 2019-2020, học viện Hàng Không tuyển sinh 4 chuyên ngành hệ đại học, 5 chuyên ngành hệ cao đẳng và 3 chuyên ngành hệ vừa học vừa làm. Bạn có thể tìm hiểu qua những thông tin dưới đây:

Hệ đại học chính quy và hệ vừa học vừa làm

Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông (có cả hệ CĐ): sau khi tốt nghiệp bạn sẽ trở thành kỹ sư công nghệ – kỹ thuật có khả năng quản lý, bảo trì, khai thác, sữa chữa các thiết bị điện tử, viễn thông trong và ngoài ngành hàng không. Có trình độ và năng lực để làm việc ở các trung tâm quản lý bay; các trung tâm, cơ sở điện tử truyền thông, sân bay…

Quản lý hoạt động bay: tốt nghiệp ngành này, sinh viên sẽ trở thành những kỹ sư chuyên ngành có trình độ và năng lực làm việc tại các vị trí kiểm soát không lưu, thủ tục bay, kế hoạch bay, thông báo bay… của trung tâm quản lý bay, các hãng hàng không, cảng, sân bay…

Quản trị kinh doanh: Ngành này gồm nhiều chuyên ngành đào tạo như:

Quản trị kinh doanh hãng hàng không: Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ được công tác tại các Cảng hàng không quốc tế và quốc nội, các xí nghiệp phục vụ mặt đất, xưởng sửa chữa máy bay…Quản trị kinh doanh tổng hợp: khi tốt nghiệp chương trình đào tạo, học viên có thể làm việc tại các hãng hàng không trong nước; các hãng hàng không, sân bay; các hãng hàng không nước ngoài; các cơ quan quản lý nhà nước về hàng không dân dụng hay các ngành có liên quan đến hàng không…Quản trị kinh doanh vận tải hàng không: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các hãng hàng không trong nước, có thể trở thành các chuyên viên, cán bộ lãnh đạo điều hành quản lý về hàng không hay nghiên cứu các ứng dụng khoa học công nghệ dịch vụ phát triển ngành hàng không.Quản trị du lịch: Sinh viên ngành này sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các bộ phận liên quan tới khách hàng của hãng hàng không; các khách sạn, nhà hàng hay các công ty du lịch, lữ hành. Ngoài ra còn có thể tham gia vào các ngành phục vụ khách du lịch, công ty dịch vụ hàng không…

Hệ cao đẳng

Kiểm tra an ninh hàng không: Công việc sau khi tốt nghiệp ngành này chính là thực hiện các nhiệm vụ như soi chiếu, kiểm tra, tuần tra, bảo vệ an ninh, an toàn tại các cảng hàng không, sân bay.

Kiểm soát không lưu: sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành một nhân viên kiểm soát không lưu. Với vị trí này sinh viên sẽ có khả năng điều hành các chuyến bay thuộc vùng thông báo bay Việt Nam, hướng dẫn bay hạ, cất cánh. Có đủ trình độ làm việc tại trung tâm quản lý bay và các lĩnh vực liên quan. Phân loại nhiễu động của tàu bay và áp dụng tiêu chuẩn phân cách tối thiểu, có khả năng làm việc tại các Trung tâm kiểm soát không lưu, phòng thủ tục bay…

Kỹ thuật điện tử tàu bay: sau khi tốt nghiệp ngành này, học viên sẽ là những nhân viên kỹ thuật điện tử có trình độ cao đẳng và có khả năng làm việc với các thiết bị kỹ thuật, đặc biệt là các thiết bị đối không và hệ thống chuyển điện văn tự, các thiết bị đường dẫn, hệ thống định vị vô tuyến… Ngoài ra, còn có khả năng khai thác, bảo dưỡng các thiết bị kỹ thuật, đặc biệt là các hệ thống điện, điện tử ở các sân bay, nhà ga, sân đỗ tại các Cảng hàng không, sân bay.

Kỹ thuật bảo dưỡng cơ khí tàu bay: Tốt nghiệp ngành này bạn sẽ trở thành nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, có khả năng khai thác, bảo dưỡng các hệ thống thiết bị cơ khí, các thiết bị điện tử, động cơ tàu bay, đủ trình độ và khả năng làm việc tại các xưởng bảo trì, các hàng hàng không.

*

Học học viện Hàng Không ra thì xin việc ở đâu?

Có rất nhiều nơi làm việc để bạn chọn lựa sau khi tốt nghiệp học viện hàng không. Bạn có thể chọn những địa điểm làm việc ở những nơi như:

Các hãng hàng không: Bạn có thể chọn làm việc tại hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines hoặc hãng hàng không cổ phần Pacific Airlines. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn các công ty dịch vụ bay như công ty dịch vụ bay VASCO và công ty dịch vụ cầu khí SFC.

Xem thêm: Ngụy Lôi 'Chốt Kèo' Phục Thù Từ Hiểu Đông Và Ngụy Lôi Năm 2017

Cảng hàng không: đây là một tổ hợp bao gồm sân bay, nhà ga và tất cả các trang thiết bị công trình khác cần thiết được sử dụng hỗ trợ cho máy bay khi vận chuyển hay thực hiện các dịch vụ vận chuyển hàng không khác. Hiện nay có khoảng 20 cảng hàng không được phân bố đều ở 3 khu vực Bắc – Trung – Nam.

Các trung tâm quản lý bay: Bạn có thể lựa chọn các trung tâm quản lý bay như: Nội Bài, Đà Nẵng hay Tân Sơn Nhất. Đây là những đơn vị chức năng điều hành và cung ứng các dịch vụ không lưu, các dịch vụ phụ trợ khác nhằm bảo đảm an toàn và hiệu quả cho tất cả các máy bay dân dụng.

Cần chuẩn bị gì khi đi xin việc ngành hàng không?

Để quá trình tìm kiếm việc làm được thuận lợi ngay từ những bước đầu tiên thì bạn phải chuẩn bị cho mình một tâm thế sẵn sàng và kiến thức chuyên môn vững chắc. Bạn có thể làm theo một số mẹo sau đây để không bị động khi đi xin việc.

Bạn cần xác định việc mà mình muốn làm, tìm kiếm những địa chỉ có thông tin tuyển dụng về ngành nghề mà bạn mong muốn. Ngày nay có rất nhiều trang website hỗ trợ tìm kiếm thông tin việc là rất tốt như vietnamworks.com, careerlink.vn, myworks.com… Ngoài ra bạn cũng có thể tham gia vào các ngày hội việc làm được tổ chức do sự liên kết của trường với các công ty hàng không.

Khi tìm thấy được công việc liên quan đến ngành nghề của mình thì bạn cũng nên phân tích xem ngành nghề đó có phù hợp với mình không, vị trí công việc có những yêu cầu mà bạn có thể đáp ứng được không…

Nếu cảm thấy công việc phù hợp, thì bạn nhanh chóng tạo cho mình một chiếc CV thật ấn tượng cùng với bộ hồ sơ xin việc đầy đủ, để nhanh chóng tham gia ứng tuyển.

Sau khi nộp hồ sơ mà được duyệt và được gọi phỏng vấn thì bạn cần phải kiểm tra lại địa điểm và giờ phỏng vấn, chuẩn bị vốn kiến thức chuyên ngành và kỹ năng mềm thật tốt. Và bạn cũng đừng quên tìm hiểu về công ty hay hãng hàng không mà mình ứng tuyển nhé. Khi đi phỏng vấn bạn cần quan tâm đến tác phong, trang phục gọn gàng, sạch sẽ thì bạn sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn.

Học Viện Hàng Không làm lương có cao không?

Đây có lẽ là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất khi lựa chọn bất kỳ một ngành học nào. Đam mê là một phần, nhưng những gì đam mê đó mang lại mới là điều đáng quan tâm.

Làm việc trong một môi trường hoạt động quốc tế nhiều, đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao thì chắc chắn mức lương bạn nhận được cũng sẽ xứng đáng với những yêu cầu của nghề nghiệp. Tiền lương còn phụ thuộc vào vị trí công việc của bạn, ở mỗi vị trí sẽ có một mức lương xứng đáng cho bạn.

Dù bạn học học viện Hàng Không hay bất cứ một ngành nghề nào khác, muốn có được một mức lương cao như mong đợi bạn phải cố gắng thật nhiều, không chỉ là trau dồi các kiến thức chuyên ngành thật vững chắc mà bạn phải cố gắng nỗ lực sáng tạo trong công việc thì bạn sẽ nhận lại mức lương xứng đáng với công sức bạn bỏ ra.

Việc làm ngành hàng không có “nhàn” không?

Nếu bạn mong muốn một công việc nhàn rỗi, giờ giấc thỏa mái thì bạn không nên chọn nghề này. Bởi giờ giấc làm việc trong ngành này khá khắt khe và không ổn định như những công việc làm văn phòng khác. Dù bạn làm việc ở bộ phận nào bạn cũng sẽ phải là ca đêm, trong các ngày cuối tuần hay thậm chí đến những ngày lễ.

Trong ngành này còn có những công việc mà dù thời tiết có khắc nghiệt đến thế nào bạn vẫn phải thực hiện công việc của mình. Ví dụ như những nhân viên làm việc ở sân bay, bạn bắt buộc phải làm việc ngoài trời, và dù thời tiết có như thế nào thì bạn vẫn phải hướng dẫn và đưa đón khách.

Quyết định gắn bó với ngành hàng không tức là bạn sẽ luôn sống trong một môi trường năng động, trong bầu không khí của sự vận động liên tục trong mọi khung giờ. Tuy nhiên, đổi lại chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm mới mẻ và thú vị từ ngành nghề này. Không chỉ có cơ hội được gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới mà nhiều khi bạn còn có cơ hội được đi máy bay miễn phí hay hưởng các chính sách đãi ngộ khác từ các công ty mà mình làm việc.

Bài viết học viện hàng không có dễ xin việc không, làm lương cao không không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề này mà còn giúp bạn tìm kiếm được những thông tin bổ ích khác. Hi vọng những thông tin chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn nhiều trong việc chọn lựa và định hướng nghề nghiệp cho tương lai.