Học viện cảnh sát ở đâu

     

Ai ở xa về, có việc ghé qua Cổ Nhuế (Hà Nội) đều trông thấy một ngôi trường “kín cổng cao tường”, nhưng đầy danh giá và giàu thành tích với hơn 50 năm xây dựng và phát triển.

Bạn đang xem: Học viện cảnh sát ở đâu


1. Giới thiệu chung

Học viện Cảnh sát Nhân dân là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Công An. Chính vì vậy, chất lượng đào tạo cũng như cơ sở vật chất luôn thuộc hàng top trong số các trường đại học tại Việt Nam.


*

Nguồn ảnh: Học viện Cảnh sát Nhân dân


Đây là nơi sản sinh ra đội ngũ cán bộ, chiến sĩ công an có trình độ đại học, sau đại học và tiến sĩ.

Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, trường đã đào tạo ra những con người ngày đêm bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, những cán bộ có thành tích xuất sắc và đóng vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước.

2. Cơ sở vật chất

Siêu to siêu khổng lồ” là ấn tượng đầu tiên đối với bất cứ ai lần đầu đặt chân đến Học viện Cảnh sát Nhân dân. Với diện tích 18 hecta, trường có đầy đủ các công trình phục vụ việc dạy và học, sinh hoạt của cán bộ, giảng viên, công nhân viên và học viên.

2.1. Hệ thống giảng đường

Các khu nhà làm việc, thư viện, giảng đường, ký túc xá của HV CSND đều có đầy đủ mạng Internet (không dây và có dây) cũng như mạng nội bộ.

*

Khu giảng đường của học viện được trang bị hệ thống camera quan sát để phục vụ công tác quản lý. Nhà trường còn có cả phòng học trực tuyến và phòng thiết kế bài giảng điện tử.

2.2. Hệ thống Phòng học chuyên dùng, khu tập luyện:

Điểm nổi bật của HVCSND chính là các phòng học chuyên dùng cho Khoa Cảnh sát phòng, chống ma túy; Khoa Cảnh sát giao thông, Khoa Cảnh sát kỹ thuật hình sự; Khoa ngoại ngữ; Bộ môn tin học, phòng thí nghiệm cho các môn chuyên ngành.

– Phòng bắn điện tử của trường có diện tích 200m2 dùng để huấn luyện bắn súng tại Học viện. Trường bắn điện tử có hệ thống bắn súng mô phỏng hiện đại, đào tạo bắn súng từ trình độ cơ bản tới nâng cao với các thiết bị súng mô phỏng và hệ thống súng bắn trả để tạo áp lực cho học viên. Ngoài ra còn có thiết bị trình chiếu hình ảnh và âm thanh, hệ thống máy tính điều khiển, thiết bị thu nhận laser, thiết bị hiển thị và điều khiển, in báo cáo.

*

– Trường bắn thực địa: tại đây, cán bộ và học diễn tập bắn đạn thật


*

Nguồn ảnh: Zingnews


– Khu sân tập của Khoa Cảnh sát vũ trang: tại đây, học viên tham gia vào các bài tập về chống khủng bố và bạo loạn.

– Khu vực giáo dục, huấn luyện thể chất gồm có : Nhà huấn luyện võ thuật, bể bơi, nhà tập luyện, thi đấu thể thao (bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, sân tennis…), sân vận động có đường pitch.

*

– Phòng xử án kiểu mẫu: xét xử những phiên tòa mẫu do Học viện xây dựng, cũng là nơi diễn ra các phiên xét xử lưu động các vụ án thực tế.

2.3. Thư viện Nghiệp vụ Cảnh sát 12 tầng

Thư viện Nghiệp vụ Cảnh sát 12 tầng với các trang thiết bị hiện đại nhằm cung cấp, cập nhật hệ thống tri thức khoa học đầy đủ, phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu.

*

– Sảnh tầng 1 của toà nhà đặt tượng thầy giáo Lê Quân – Hiệu trưởng đầu tiên của trường CSND.

– Tầng 2 là bảo tàng Học viện CSND, nơi trưng bày các hình ảnh, tài liệu, hiện vật về lịch sử hình thành và phát triển của Học viện 

– Tầng 5,6,7 được sử dụng làm thư viện, phòng đọc, phòng Hồ Chí Minh, phòng nghiên cứu Tôn giáo và các phòng lưu trữ thông tin tư liệu văn hoá, nghiệp vụ cảnh sát.

*

– Tầng 9, 10 là Thư viện điện tử với hệ thống cơ sở dữ liệu phong phú, phục vụ nhu cầu tra cứu, nghiên cứu, học tập.

Xem thêm: Lịch Thi Đấu Chung Kết Thế Giới Liên Minh Huyền Thoại 2019, Giải Vô Địch Thế Giới Liên Minh Huyền Thoại 2019

*

2.4. Nhà ăn tập thể

*

Với các phương tiện bảo quản, chế biến thực phẩm hiện đại (lò hơi, tủ bảo ôn, hệ thống kiểm dịch…), nhà ăn tập thể cung cấp những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng nơi đây còn đủ sức phục vụ các hội nghị lớn có nhu cầu đặt tiệc ăn.

2.5. Ký túc xá

Học viên sẽ ở nội trú tại 10 tòa nhà cao tầng (từ 5 đến 12 tầng). Có thể bạn chưa biết: cùng với học viên trong nước, HV CSND còn đào tạo cả học viên quốc tế.

*

2.6. Cụm công trình văn hóa, thể dục thể thao của cán bộ, học viên.

Đây là công trình có ý nghĩa thiết thực với đời sống tinh thần, phục vụ nhu cầu rèn luyện thể lực của của cán bộ và học viên. Cụm công trình này rộng 0,3 hecta nằm trong khuôn viên Học viện, bao gồm: 3 sân cỏ nhân tạo bóng đá mini (có đèn chiếu sáng), 1 nhà tập thể hình; các công trình phục vụ sinh hoạt…

*

2.7. Các địa điểm sinh hoạt văn hóa, giáo dục tinh thần yêu nước

Khu pano ảnh “Một góc quê hương”.

Khu vực này trưng bày 63 bức ảnh đẹp về thiên nhiên, di tích lịch sử của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Khu pano ảnh chạy dọc và bao quanh khuôn viên của Học viện. Nơi đây còn mang ý nghĩa khơi gợi niềm tự hào về những nét đẹp quê hương đất nước.

Khu chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Bạn sẽ được chứng kiến các mô hình: Dải đất Việt Nam hình chữ S, mô hình Bia chủ quyền của Quần đảo Trường Sa, đá Trường Sa – Khánh Hòa, đá Lũng Cú – Hà Giang, cát Đất Mũi – Cà Mau, cát Côn Đảo – Bà Rịa Vũng Tàu, cát Đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi. 

*

Khu chủ quyền quốc gia mang ý nghĩa giáo dục về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; vun đắp tình yêu Tổ quốc cho mỗi học viên của nhà trường. Đây là khu chủ quyền lãnh thổ quốc gia duy nhất ở Việt Nam có đầy đủ đất, đá, cát các địa danh nổi tiếng của đất nước.

Khu Văn Miếu Học viện 

Bạn có biết: đây là Văn Miếu đầu tiên được xây dựng trong khuôn viên của một trường Đại học, Học viện ở Việt Nam. 

*

Khu Văn Miếu Học viện bao gồm công trình Khuê Văn Các có kích thước đúng bằng Khuê Văn Các tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. Tiếp đến là khu Vườn Giám với cây xanh, hồ nước và hòn non bộ để tạo không gian, cảnh quan hài hòa.

Nằm trong khuôn viên chính của Khu Văn Miếu là Nhà Thái Học gồm hai bia Tiến sĩ đặt trên thân hai con rùa bằng đá lớn có khắc câu nói nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” và các mốc son lịch sử quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển của Học viện.

Phía bên trong Hậu cung Văn Miếu đặt tượng Chu Văn An – người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam, được làm bằng đồng nguyên chất. Khu Văn Miếu của Học viện CSND là một trong những công trình văn hóa mang đậm tính giáo dục cũng như ý nghĩa tâm linh.

Tại Khu Văn Miếu, Học viện thường tổ chức các sự kiện giáo dục quan trọng của nhà trường.

Nhà trưng bày trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam

Nhà trưng bày trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam nằm bên cạnh khu Văn Miếu Học viện. Đây là không gian văn hóa, nơi lưu giữ trang phục truyền thống và hiện vật của các dân tộc, cũng chính là giáo cụ trực quan sinh động phục vụ cho công tác giáo dục tinh thần đoàn kết trong Học viện Cảnh sát Nhân dân.

Bảo tàng Dân tộc mini của HV CSND có đầy đủ 54 trang phục truyền thống của các dân tộc anh em và trưng bày, sắp đặt trong không gian nhà sàn của dân tộc Tày.

3. Đồng phục “oách xà lách” nhất nhì Việt Nam

Đồng phục của Học viện Cảnh sát Nhân dân mang ý nghĩa lớn lao vì nó chính là bộ cảnh phục xanh của chiến sĩ công an. Nhiều bạn học viên thổ lộ rằng mỗi khi khoác lên mình bộ cảnh phục này lại thấy mình như một người anh hùng oai phong lẫm liệt với ước mơ cháy bỏng được bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc và nhân dân.

*

Học viên cảnh sát còn được mang giày tây và tất xanh. Vào những ngày lễ, học viên của trường sẽ diện cà vạt xanh với áo sơ mi trắng đúng chuẩn “soái ca cảnh sát”.


*

Nguồn ảnh: Zingnews


4. Khi học viên không phải lo cơm áo gạo tiền

Tuy học hành vất vả, nhưng bù lại học viên cảnh sát sẽ được nhà trường lo từ A – Z: từ học phí, quần áo, thức ăn, giày dép, balo và cả tỉ thứ khác nữa nhé. Bên cạnh đó, bạn còn nhận được một khoản trợ cấp nho nhỏ vào cuối tháng.

Đáng chú ý nhất là học viên của trường không phải lo chuyện tìm việc làm thêm. Đặc biệt, chỉ cần hoàn thành chương trình học đúng thời hạn và không vi phạm nội quy, bạn sẽ sớm được gia nhập lực lượng công an nhân dân.

Vậy mới nói, chỉ cần trúng tuyển HV CSND, “cơm áo gạo tiền” không phải là vấn đề để bạn phải bận tâm. Nếu ước mơ của bạn là trở thành cảnh sát, hãy tìm hiểu ngay điểm chuẩn 2020 của ngôi trường danh giá này TẠI ĐÂY để có động lực phấn đấu nha!