Học để biết học để làm học để chung sống học để làm người và để tự khẳng định mình

     

Đề bài: Hãy phát biểu ý kiến của anh/chị về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”


*

Bài làm

Học tập là cả một quá trình dài đằng đẵng mà nhân loại ai cũng muốn tiếp thu càng nhiều kiến thức càng tốt. Nói về mục đích của việc học thì mỗi người sẽ có một ý kiến khác nhau. Người thì học để hiểu biết, người thì học để lấy vị trí, người thì lấy bằng cấp…. Bàn về mục đích học tập UNESCO đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Bạn đang xem: Học để biết học để làm học để chung sống học để làm người và để tự khẳng định mình

Trước hết ta cần phải hiểu được học là gì? Học là cả một quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại không chỉ trong sách vở mà còn là tiếp thu các kiến thức xã hội, ngoại giao, ứng xử… Học với mục đích mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao trình độ văn hóa cũng như nhận thức của con người. Nói cách khác học là con đường ngắn nhất để con người có thể hoàn thiện chính bản thân mình.

Về mục đích học tập mà UNESCO đề xướng nó hoàn toàn đúng đắn với thời điểm hiện tại và sẽ có giá trị về sau này. Học đầu tiên với mục đích là để hiểu biết. Kiến thức của nhân loại được so sánh như biển cả mênh mông rộng lớn mà trong đó tri thức mỗi người chỉ như một giọt nước nhỏ bé giữa cái đại dương bao la ấy. Mỗi giờ phút trôi qua nhân loai chứng kiến biết bao nhiêu những công trình nghiên cứu khoa học ra đời và nếu không học thì con người chẳng bao giờ có thể tiếp cận được với nền văn minh của thế giới cả. Mãi mãi chúng ta chỉ là những người lạc hậu so với thời cuộc mà thôi. Học để biết, để am hiểu về cuộc sống về kiến thức để biết mình biết người, biết nhìn nhận những điều tốt xấu xung quanh để đánh giá và nêu quan điểm cá nhân về nó. Đây là mục đích đầu tiên mà UNESCO muốn hướng tới.

“Học để làm”, khi đã hiểu được bản chất của vấn đề thì việc quan trọng thứ hai đó chính là áp dụng những thứ đã học được vào trong thực tiễn. Đây cũng giống như câu nói “học đi đôi với hành”. Nếu kiến thức của bạn không được áp dụng vào thực tế thì nó mãi mãi cũng chỉ là mớ lí thuyết suông vô vị mà thôi. Học với thực hành là hai việc song song tồn tại đồng nhất với nhau. Vừa để nắm vững lí thuyết đã học vừa là để thực nghiệm nó mang đến những giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, việc “học để làm” có vai trò vô cùng quan trọng. Xã hội không cần những ông tiến sĩ giấy, những người ngồi phòng lạnh để ra quyết định mà họ cần những người vừa có kiến thức lại vừa biết áp dụng nó vào thực tế.

“Học để chung sống” là mục đích thứ ba của việc học. Con người là tổng hòa của các mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần. Chính vì thế nên việc học không chỉ để hiểu biết để cống hiến mà còn để học cách chung sống. Học cách thích nghi với hoàn cảnh, để biết dung hòa các mối quan hệ xã hội để tạo cho xã hội một sự cân bằng nhất định. Đây là điều vô cùng quan trọng trong bất kì một xã hội nào. Bởi nếu bạn có bằng cấp có tri thức nhưng việc đối xử của bạn với mọi người hay nhìn nhận vấn đề xung quanh quá kém cỏi thì học cũng không có ý nghĩa gì.

Và mục đích cuối cùng mà UNESCO muốn hướng tới đó chính là “học để khẳng định mình”. Khẳng định mình ở đây là thể hiện được chỗ đứng bản thân, vị thế xã hội. Quả thực vậy con đường nhanh nhất đưa bạn đến với thành công đó chính là học thức. Nếu không có học vấn không có bằng cấp thì bạn chẳng có thể làm gì cả. Trên thực tế xã hội hiện nay họ rất cần những người có kinh nghiệm thực tế song có một hiện thực đó là để leo lên một vị trí nhất định thì bằng cấp là yêu cầu tối thiểu cần phải có. Sẽ chẳng có ai chấp nhận một ông chủ tịch mà không có nổi bằng tốt nghiệp đại học cả. Vì thế không còn cách nào khác để khẳng định được vị thế cũng như chỗ đứng bản thân trong xã hội thì bạn phải học.

Mục đích học mà UNESCO đề ra không chỉ đúng với giới trẻ hiện tại mà nó còn đúng với tất cả mọi người mọi lứa tuổi và mọi thành phần. Chúng ta sinh ra không ai có sẵn trong mình cả kho tàng kiến thức cả mà nó được chắt chiu trong cả một quá trình miệt mài học tập hàng ngày. Vì thế dù bạn có là ai thì bạn cũng phải học, học thực sự chứ không phải việc học để lấy bằng cấp khoe khoang rằng mình học rộng.

Lê nin đã từng nói “học, học nữa, học mãi” giá trị của câu nói ấy luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh và mọi giai đoạn. Con người chúng ta ai cũng cần phải học. Học để hiểu biết học để cống hiến và học để giúp mình đứng vững trong xã hội.

Xem thêm: Top 12 Các Hãng Thể Thao Nổi Tiếng Nhất Thế Giới Hiện Nay, 10 Thương Hiệu Thời Trang Thể Thao Nổi Tiếng Nhất

=>Trên đây là bài viết tham khảo. Tuy nhiên, nếu bạn học sinh nào muốn viết theo ý mình thì tiengtrungquoc.edu.vn có dàn ý để các bạn dễ viết bài.

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề: Mỗi người có một quan niệm khác về việc học. Học kiếm tiền, học để hiểu biết. Và khẳng định ý kiến của UNESCO: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

2.Thân bài

- Giải thích học là gì?

Học là quá trình tiếp thu kiến thức, nâng cao trình độ nhận thức hiểu biết….

Học để biết: Mở mang kiến thức tự nhiên, xã hội… Bởi vì mỗi con người sinh ra không thể hiểu biết mọi thứ được mà phải dần dần thu lượm từ kiến thức thực tế cũng như sách vở.Học để làm: Học kiến thức và vận dụng vào thực tế. Như các cụ từng nói “học đi đôi với hành”…. Làm là để tạo ra kinh tế, của cải vật chất cho xã hội…Nếu không làm thì việc học trở nên vô nghĩa.Học để chung sống: Là một vấn đề vô cùng quan trọng. Chung sống là việc hòa nhập xã hội, ứng xử thích nghi với môi trường sống…Học để khẳng định mình: Khẳng định mình là tạo lập vị trí chỗ đứng bản thân trong xã hội. Việc học là cách nhanh nhất và ngắn nhất để bạn có thể có chỗ đứng trong xã hội.

-Bình luận và mở rộng vấn đề

Lời khẳng định của UNESCO là vô cùng đúng đắn và có giá trị thực tế… Nó không chỉ đúng với bất cứ cá nhân nào mà còn toàn xã hội…..

Cần phải thay đổi ý nghĩa việc học, hình thức học và áp dụng nó với cuộc sống….

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa việc học : “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.