Học cách sống bình thản an nhiên

     

Thế giới nội tâm của một người sẽ ảnh hưởng trực tiếp thậm chí quyết định cuộc đời của người ấy là vui vẻ hay buồn khổ. Một người có nội tâm bình thản, ôn hòa thì sẽ sống một cuộc đời thong dong tự tại, được vẫn dửng dưng, mất vẫn ung dung. Người như vậy, nội tâm của họ không chất chứa những điều sau.

Bạn đang xem: Học cách sống bình thản an nhiên

*
(Ảnh minh họa: Nattawut Jaroenchai/Shutterstock, Royalty-free stock photo)

1. Lo được lo mất

Người bình thản sống thuận theo tự nhiên, không để tâm lo được mất. Người mà trong tâm luôn lo được lo mất chính là người đem tất cả hỉ nộ ai lạc của mình gửi gắm trên thân những người xung quanh. Nhất cử nhất động của người khác, thậm chí chỉ một ánh mắt cũng tác động đến nội tâm của họ. Kiểu người như vậy thì luôn luôn sống rất mệt mỏi, không làm chủ được mình.Con người sống nơi thế gian, sớm muộn cũng nên nhận rõ sự thực rằng, đời người là vô thường, không có điều gì là tồn tại mãi. Có rất nhiều việc không phải chúng ta muốn làm là có thể làm được, có rất nhiều người không phải chúng ta muốn giữ là có thể giữ được… Do đó, chúng ta cần phải học cách chấp nhận được mất, chấp nhận tâm trạng lúc nóng lúc lạnh của bất kỳ người nào, cũng cần quen với việc bỗng thân cận bỗng xa cách của bất kỳ ai.Khi chúng ta dành thời gian và tinh lực của bản thân sống tốt cho hiện tại, không tính toán so đo quá nhiều, không để bản thân bị trói buộc bởi danh lợi tình thì chúng ta sẽ không lo được lo mất nữa.

Xem thêm: Nam, Nên Mua Santafe Hay Crv 7 Chỗ Hay Hyundai Santafe 2021 Mới?

2. Đố kỵ người khác

Có thể nói đố kỵ là thứ bất hạnh nhất trong tất cả tính cách của con người. Vì đố kỵ nên con người không cảm nhận được niềm vui từ những sự vật, sự việc, phúc phận, tài năng… mình đã có, mà lại không ngừng nhận lấy thống khổ từ những sự vật, sự việc, tài năng… mà người khác sở hữu.Tâm đố kỵ có thể bắt nguồn từ tâm so sánh, ham muốn, tham lam… và kết thúc bằng sự hận thù vô lý. Người mang tâm đố kỵ có thể làm ra rất nhiều sự tình sai trái, thậm chí không tiếc tổn hại bản thân để làm tổn hại người mà mình đố kỵ. Bởi vậy tâm đố kỵ giống như một loài cỏ dại mọc trong tâm, nếu để nó lan ra thì không những dễ gây tổn hại cho người khác mà còn hủy hoại chính mình.Tâm đố kỵ khiến người ta không thể sống một cách bình thản, tự tại. Có lẽ chúng ta không thể nào ngay lập tức hoàn toàn thoát khỏi nó, nhưng chúng ta có thể tu thân dưỡng tính, điều chỉnh tốt tâm thái, không vì đố kỵ mà đánh mất thân phận, cũng không vì đố kỵ mà làm tổn thương người khác, dần dần tiến tới trừ bỏ loại tâm này.Người có nội tâm bình thản sẽ không đố kỵ người khác, xem được mất của người như được mất của mình. Vì thế, họ yên tĩnh làm chính mình, theo quỹ đạo của chính mình. Thấy người khác hạnh phúc, họ không ôm hận trong lòng, mà sẽ chân thành chúc phúc. Thấy người khác đạt được ước mơ, họ sẽ không ganh ghét, mà sẽ coi đó là tấm gương cho mình cố gắng.

3. Nổi nóng, tức giận

Người càng tự tư thì càng dễ dàng nổi nóng. Người hay nổi nóng sẽ giống như thùng thuốc nổ, chỉ cần gặp một đốm lửa nhỏ là bùng lên ngay. Người như vậy thì sao có thể giữ nội tâm bình thản được.Những người nổi nóng thường là do bị thất ý, hay bị thiệt một chút lợi ích. Trên thực tế, một người càng có năng lực thì càng hiểu rõ rằng nóng giận là không giải quyết được vấn đề. “Tĩnh tâm sinh trí tuệ”, khi có sự tình không hay xảy ra, cách giải quyết duy nhất chính là đối mặt với nó và bình tĩnh mà giải quyết.Người có nội tâm bình thản sẽ không dễ dàng nổi nóng với người khác, bởi vì họ có khả năng tiếp nhận hết thảy sự tình xảy đến. Tâm trạng ổn định chính là sự tu dưỡng cao nhất của con người.Người xưa có câu: “Hòa khí sinh tài”, người hay nổi nóng thì luôn luôn chứa đầy năng lượng tiêu cực, khiến người ta không dám gần gũi, vận tốt cũng tránh xa. Khi tâm người nóng giận, không tốt thì hoàn cảnh cũng sẽ xấu theo. Khi hoàn cảnh càng tồi tệ hơn thì càng khó để có được sự bình thản trong nội tâm của mình.

4. Tự ti