Hình ảnh sài gòn xưa và nay

     

*


*


*


*


Saigon 1950 - Không ảnh khu vực Thủ Thiêm và một phần khu vực trung tâm Sài Gòn xưa.Người Pháp quy hoạch Sài Gòn rất quy củ, chặt chẽ nhưng cũng đầy nghệ thuật!Hình ảnh trích từ ấn phẩm "Indochine - Couverture. Saigon-Cholon - Photographie Aerienne 1950" (Bao quát Đông Dương. Không ảnh về Sài Gòn - Chợ Lớn năm 1950), được xuất bản ở Pháp.

Bạn đang xem: Hình ảnh sài gòn xưa và nay

Nguồn hình: Reds.vn
Saigon 1955 - Không ảnh khu vực Cầu Mống.Cầu nầy do công ty vận chuyển Hàng hải Pháp Messageries maritimes bỏ vốn mướn công ty xây dựng Levallois Perret (tức Eiffel cũ) xây cất, có thể là trong cùng một giai đoạn với việc xây cất Cầu Quay Khánh Hội.Nguồn hình: manhhai.
Không ảnh Saigon - Khu vực trường đua Phú Thọ năm 1950 và 63 năm sau.Ảnh trái chụp từ trực thăng, ảnh phải chụp từ Google Map.Nguồn hình: manhhai.
Saigon 1959-1960 - Không ảnh khu vực Bến Nghé.Sài Gòn đi rất chậm buổi chiềuCánh tay tà áo sát vòng eoCó nghe đôi mắt vòng quanh áoNăm ngón thơ buồn đứng ngó theoSài Gòn phóng solex rất nhanhĐôi tay hoàng yến ngủ trong gantsCó nghe hơi thở cài vương miệnLên tóc đen mềm nhung rất nhungSài Gòn ngồi thư viện rất nghiêmTờ hoa trong sách cũng nằm imĐầu thư và cuối cùng trang giấyNhững chữ y dài trông rất ngoanSài Gòn tối đi học một mìnhCột đèn theo gót bóng lung linhMặt trăng theo ánh đèn: trăng sángĐôi mắt trông vời theo ánh trăngSài Gòn cười đôi môi rất trònVòng cung mầu đỏ, nét thu congCầu vồng bắc giữa mưa và nắngHay đã đưa dần sang nhớ mongSài Gòn gối đầu trên cánh tayNhững năm mười sáu mắt nhìn mâyChiếc tay tròn ánh trăng mười bốnTiếng nhạc đang về dang cánh baySài Gòn nắng hay Sài Gòn mưaThứ Bảy Sài Gòn đi BonardGuốc cao gót nhỏ mây vào gótÁo lụa trăng mềm bay xuống thơSài Gòn mai gọi nhau bằng cưngVành môi nghiêng cánh xuống phân vânLưng trời không có bày chim énThành phố đi về cũng đã xuân.(Tám phố Sài Gòn - thơ Nguyên Sa)Nguồn hình: manhhai.

Xem thêm: Top 10 Trường Mầm Non Chất Lượng Cao Tại Đà Nẵng Được Đánh Giá Tốt Nhất


Saigon 1950 - Không ảnh của Ngân hàng Đông Dương, cây cầu bên góc trái là cầu Mống.Cầu Mống thẳng ngay đầu đường Pellerin (nay là đường Pasteur) nên Tây gọi là cầu Pellerin. Cầu có dạng vồng lên ở giữa như cầu vồng nên người mình gọi là cầu Mống, tức là mống trời (rainbow). Tổ tiên ta đã dùng mống trời để dự báo thời tiết qua mấy câu tục ngữ như: Mống bên đông, vồng bên tây, chẳng mưa dây thì bão giật - Cầu vồng mống cụt, không lụt thì mưa - Mống vàng thời nắng, mống trắng thời mưa v.v...Nguồn hình: manhhai.
Saigon 1930 - Không ảnh khu vực Dinh Xã Tây và Nhà thờ Nhà nước.Dinh Xã Tây là một trong những tên gọi đầu tiên của trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố ngày nay. Tên gọi này bắt nguồn từ việc Ủy ban thị xã (đô thành) do một xã trưởng Tây đứng đầu, nên khi xây dinh này xong, người Sài Gòn gọi là dinh Xã Tây.Nhà thờ Nhà nước là tên gọi khác của Nhà thờ Đức Bà, sở dĩ như vậy là vì mọi chi phí xây dựng, trang trí nội thất đều do Soái phủ Nam Kỳ đài thọ, với số tiền 2.500.000 franc Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ.Nguồn hình: manhhai.
Saigon 1969-1970 - Không ảnh khu vực trung tâm Sài Gòn.Nhớ nhung cho một thời hoa lệ... Nguồn hình: manhhai.