Hình ảnh công tử bạc liêu

     

Nhà công tử Bạc Liêu là một trong 3 ngôi nhà cổ lưu giữ nét văn hóa thời điền chủ, bá hộ ngày trước. Nó không chỉ là nét văn hóa to lớn mà còn là chứng vật sống cho truyền kỳ về vị công tử ăn chơi khét tiếng ngày xưa. Chắc hẳn nhiều người từng nghe qua những câu hát, những câu chuyện ăn chơi nức tiếng về công tử Bạc Liêu.

Bạn đang xem: Hình ảnh công tử bạc liêu

*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
Lư hương

Cay quản một nhà máy lúa cỡ lớn, gia sản nhiều vô kể. Từ đó Trần Trinh Đinh cũng trở thành tay ăn chơi có hạng. Truyện kể có lần đi cùng với 1 tài xế của nhà vua, ông thấy vợ của người tài xế đẹp vô cùng. Ông bèn nói với người tài xế là: “Mày bán vợ cho tao, bao nhiêu tao cũng mua!”. Người tài xế bèn thách thức: “20.000 đồng đó, ông đủ tiền mua không?” (Ngày đó 200 cân thóc sẽ đổi lấy được 1 đồng). Tưởng chỉ là nói chơi nhưng không ngờ ông Trần Trinh Đinh mua thật.

Sau này mỗi khi ra ruộng lúa thăm ông thường mang theo xà rong của người Khmer. Sở dĩ như thế là vì người vợ ông đổi đó là người gốc Khmer. Bà cũng ở với ông cho đến tận cuối đời.

Anh họ Phan Kim Cân

Ông Phan Kim Cân là cháu nội của bá hộ Bì. Ông đặc biệt là người có công với cách mạng nên từng được giữ lại căn nhà phố ở Bạc Liêu khi gia sản bị tịch biên. Ông trọng nghĩa khinh tài, từng giúp đỡ tiền nhiều chiến sĩ cách mạng.

Từng có thời ông Nguyễn An Ninh tìm đến và được Cân mời vào nhà tiếp đãi. Khi Bạc Liêu bị quân Pháp chiếm đóng, ông xách súng ra chiến trường chiến đấu cùng quân đội Việt Minh.

Tuy vậy ông cũng có nhiều hành động ngông nghênh. Điển hình là câu chuyện cướp vợ của mình. Một hôm đang lúc cưỡi ngựa dạo chơi ở Vĩnh Hưng, ông bắt gặp một cô gái xinh đẹp ở bờ sông. Ngỡ ngàng trước sắc đẹp của cô gái, ông bèn trở về lấy cano và súng sang cướp cô gái.

Người nhà cô gái bèn đuổi theo nhưng bất thành. Họ trình báo lên quan là có người bắt cóc. Sau này khi tìm hiểu mới biết là con của bá hộ Bành Tùng Mậu. Tuy vậy cô gái được hết mực yêu thương nên sau này hai gia đình cũng giảng hòa.

Sự lụi tàn của gia tộc Trần Trinh của nhà công tử Bạc Liêu

Gia tộc Trần Trinh nổi tiếng một thời với những ruộng lúa, ruộng muối không đếm xuể. Tuy vậy cực thịnh tất suy, sau những phong quang tưởng như của cải xài không hết thì cũng có lúc lụi tàn. Sự suy tàn của gia đình công tử Bạc Liêu cũng gắn với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Tuy rằng ông khá ăn chơi nhưng số tiền ông xài chỉ là sợi lông trên con trâu làm ra tiền. Đặc biệt của cải của ông thể hiện rõ nét khi chúng ta khám phá xem nhà của công tử Bạc Liêu.

Yếu tố khách quan phải kể đến là việc những cải cách ruộng đất ở miền Nam. Nó mang đa phần gia sản của dòng họ Trần Trinh chia đều lại cho những người nông dân. Cái làm ra của cải chính của gia tộc và cái gốc của tài sản là đất đai đã mất đi. Tài sản cũng không còn làm ra đủ để tiêu xài.

Xem thêm: Lịch Sử Của Thuyết Vụ Nổ Lớn, Vụ Nổ Lớn, Hố Đen Và Những Bí Ẩn Của Vũ Trụ

Tiếp đó kể cả ngân hàng, nơi mà cha ông sáng lập cũng bị phá sản. Những tiền tệ thời Pháp gửi hay giấy tờ đều không được nhà nước thời bấy giờ công nhận. Những tiền gửi của cả dòng họ gần như trở về không. Những của cải dư thừa vài căn nhà phố hay đất đai ít ỏi không đủ phân chia.

Sự ăn chơi của một thế hệ khét tiếng từ người cha giàu có Trần Trinh Huy đến những người con cháu, anh em khiến của cải vơi dần. Đây là yếu tố dẫn đến khó khăn nhưng không ai đủ khả năng vực dậy gia tộc. Kể cả người hiểu biết như công tử Bạc Liêu sau nhiều lần ăn chơi cũng trở nên vô dụng.

Người con trai lưu lạc

Tuy vậy nhưng người con của công tử Bạc Liêu cũng có những người hiểu biết. Họ được ăn học đàng hoàng, nên có nhiều người đã kịp rời bỏ sang Mỹ để tránh đi. Nhưng cũng có những người lưu lạc ở Việt Nam và thất bại. Chúng ta phải kể đến ông Đức – người con trai của công tử Bạc Liêu với vợ ba của mình.

Ông cũng được để lại căn nhà phố làm của cải. Tuy vậy từ việc kinh doanh thất bại, rồi cô con gái lớn bị 1 người đàn ông lừa tình lừa tiền rồi bị tâm thần. Ông khánh kiệt hết tài sản để chữa bệnh cho con, để trả nợ. Ông phải làm nhiều việc như bán giày cũ, chạy xe ôm. Năm 2009 ông được giúp đỡ để đưa cả nhà trở về Bạc Liêu. Sau đó ông được trợ giúp thành nhân viên ở khu nhà công tử Bạc Liêu. Như 1 nhân chứng sống cho giai thoại truyền kỳ của vị công tử nhà giàu ăn chơi khét tiếng nhưng có một kết cục buồn.

Gia đình nhà công tử Bạc Liêu hiện nay đang ở đâu

Đa phần con cháu của công tử Bạc Liêu còn lại đều lưu lạc tứ xứ khác nhau. Nhưng người chị cả được biết đang định cư ở Mỹ. Cô ấy từng về viếng cha mình. Tuy vậy họ sống khá kín tiếng.

Người con trai tên Đức thì gia cảnh túng quẫn. Ông đang làm nhân viên và bán sách nói về cuộc đời công tử Bạc Liêu tại chính ngôi nhà lớn ở Bạc Liêu.